và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ ở khu vực Tây Nguyên
ở Tây Nguyên quan hệ cho vay và huy động vốn giữa NHNo&PTNT với KTH đều xuất phát từ lợi ích kinh tế mang tính cộng đồng trách nhiệm và cùng phát triển. Cụ thể,
vốn cho vay từng hộ phải phù hợp chi phí sản xuất kinh doanh của hộ. Các hoạt động tín dụng phải có quan hệ đồng bộ với hộ sản xuất nông, lâm nghiệp, hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hộ làm dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Vốn tín dụng của NHNo&PTNT khi đầu tư đến hộ phải thật sự góp phần khai thác tiềm năng đất đai, tạo nên vùng chuyên canh cây công nghiệp có lợi thế như: cà phê, cao su, tiêu, đào lộn hột… luôn phải giữ vững, ổn định màng lưới hoạt động ở địa bàn nông thôn, nhất là các chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa, cần ưu tiên vốn cho hộ nông dân.
Trong mối quan hệ giữa tín dụng NHNo&PTNT với KTH đã hình thành được sự phối hợp với các đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ. Thông qua mối quan hệ này để tuyên truyền phổ biến các chính sách, chủ trương của nhà nước, thủ tục vay vốn của ngân hàng đến bà con nông dân và hội viên. Đồng thời, thực hiện uỷ thác từng phần cho các hội đoàn thể đối với những món vay dưới 10 triệu đồng thông qua các hợp đồng dịch vụ.
Để xây dựng tốt mối quan hệ này NHNo&PTNT đã tăng cường đạo tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị điều kiện làm việc để tăng năng suất lao động, cải tiến phương pháp lề lối làm việc của cán bộ. Thường xuyên làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và đạo đức cán bộ, có thái độ giao tiếp khách hàng tốt, không gây nhũng nhiễu, phiền hà với khách hàng.
Thực hiện phân giao khoán theo tháng, quý và trách nhiệm địa bàn cho từng cán bộ tín dụng, tổ chức hội nghị cán bộ tín dụng giỏi, gắn việc thực hiện nhiệm vụ được giao với công tác thi đua khen thưởng.
Có thể nói, cho vay hộ nông dân ở vùng Tây Nguyên đã và đang đi vào cuộc sống, đây là một là bước tiến lớn trong hoạt động của ngân hàng nông nghiệp. Với phương châm “đi vay để cho vay” luôn hướng phát triển mở rộng nhiều hơn, nhanh hơn vào thị trường nông nghiệp, nông thôn. Coi nông dân là người bạn đồng hành chung thuỷ của mình. Từ chỗ tín dụng chỉ là kênh dẫn vốn tới doanh nghiệp nhà nước, đến nay đã mở rộng tới cho vay hộ sản xuất, gắn đầu tư của tín dụng ngân hàng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhờ đó trong khó khăn đã trụ vững, cũng cố được vị thế và ngày càng phát triển.