từng bước đưa hoạt động nghiên cứu văn học thoát dần ra khỏi lối phẩm bình văn chương kiểu tán dương “trà dư tửu hậu” của lối nghiên cứu cổ điển của các nhà Nho trung đại. Có
được những thành quả bước đầu như đã nêu, chứng tỏ những nhà nghiên cứu giai đoạn này
đã có ý thức rất rõ trong việc thúc đẩy sự chuyển biến của hoạt động nghiên cứu văn học nước nhà; đặt những tảng đá đầu tiên để xây dựng nền móng cho một phương pháp nghiên cứu văn học mới, tạo cơ sở để hoạt động này chuyển biến mạnh mẽở giai đoạn sau, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc tiến nhanh và vững chắc.
2.2. Giai đoạn 1930 - 1945 - Những chuyển biến trong quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học nghiên cứu văn học
Phải đến những năm 1930 trở đi, quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam mới được
đẩy lên một bước mới, một bước nhảy vọt về cả chất và lượng. Cùng với hoạt động sáng tác, nghiên cứu văn học xuất hiện và trở thành một hoạt động chuyên môn. Hoài Thanh trong
đoạn mở đầu của tiểu luận “Một thời đại trong thi ca” đã viết: “Sự gặp gỡ phương Tây là cuộc biến thiên lớn nhất trong lịch sử Việt Nam từ mấy mươi thế kỷ (…). Trước mắt chúng ta bỗng bày ra những cảnh lạ lùng chưa bao giờ từng thấy. Lúc đầu, ai nấy đều ngơ ngác, không hiểu ra làm sao. Nhưng rồi chúng ta quen dần” [167,tr.11-12]. Ý kiến của Hoài Thanh
đã được các nhà nghiên cứu đồng tình. Rõ ràng không chỉ là “những cảnh tượng lạ lùng chưa từng thấy” khi Thơ Mới, tiểu thuyết, phóng sự, kịch xuất hiện, mà việc tiếp thu các quan niệm nghệ thuật, các phương pháp nghiên cứu nước ngoài, cùng với việc nghiên cứu văn học trở thành một hoạt động có tính chất chuyên ngành cũng là việc “chưa từng thấy”.
Trong giai đoạn này, hoạt động nghiên cứu văn học theo nghĩa hiện đại đã thực sự
khẳng định sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà bằng sự xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu từ tác giả, tác phẩm đến việc tổng kết cả một giai đoạn, thời kỳ
văn học; nghiên cứu từ văn học dân gian đến văn học hiện đại; nghiên cứu văn học trong nước lẫn nghiên cứu văn học nước ngoài của những nhà nghiên cứu văn học đương thời.