Nhận xét và đánh giá

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn Nhà hát Thăng Long (Trang 55 - 59)

2.7.1 Điểm mạnh

Khách sạn nhà hát Thăng Long trong năm những năm gần đây đã có những sự thay đổi đáng kể cụ thê là lần đầu tư nâng cấp vào cuối năm vừa qua khách sạn đã có một bộ mặt mới khang trang hơn, to đẹp hơn, hiện đại hơn đồng thới khách sạn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng phục vụ và tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, hấp dẫn, phù hợp hơn đối với từng loại khách tạo ra một sức sống mới, một phong cách mới thể hiện là trong năm 2006 khách sạn đã thu hút được rất nhiều khách du lịch và khách thương mại đặc biệt là khách thương mại đang tăng lên và đang chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu của khách của khách sạn. Điều này có nghĩa là khách sạn Nhà hát Thăng Long đang thể hiện sự trưởng thành mình và đang dần khẳng định uy tín của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đông thời với sự hỗ trợ, chỉ đạo của công ty mẹ là Tổng công ty du lịch Hà Nội đã tạo sự thông suốt trong chỉ đạo, đưa ra chiến lược, chiến thuật tạo sự tin tưởng và hăng hái của cán bộ công nhân viên của khách sạn. Sau khi sát nhập vào Tổng, khách sạn đã được đầu tư nâng cấp trang thiết, bồi dưỡng

nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên.... Do đó khách sạn có thể có thể nâng cao dịch vụ các sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường.

Một thế mạnh nữa mà khách sạn Nhà hát Thăng Long đang có là vị trí của khách sạn đó là khách sạn nằm gần trung tâm của thành phố Hà Nội, chỉ mất khoảng 5 phut đi bộ là khách du lịch đã có mặt ở Hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát lớn là điểm thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế đến đây. Khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng nằm ở vị trí mà từ đây có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như Chùa Một Cột, lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh hay khách du lịch xuất phát từ đây có thể dạo quanh 36 phố cổ trên xe xích lô…tạo điều kiện rất lớn để khách sạn thu hút lượng khách đến với khách sạn của mình.

Một phần không kém phần quan trong đưa đến thành công của khách sạn trong những năm gần đây là cơ cấu tổ chức của khách sạn thể hiện sự hơp lý của cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của khách sạn. Trong vấn đề nhân sự, khách sạn đã những chính sách riêng của mình trong việc tuyển chọn, tuyển đúng người, đúng việc nhằm tạo năng suất cao trong lao động. Ban lãnh đạo khách sạn không những làm tốt trong việc bố trí, sắp xếp nhân viên trong các bộ phận mà đã có những chính sách lương bổng đúng đắn theo năng lực của mỗi người, điều đó tác động rất tốt đến hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Khi sát nhập vào Tổng công ty du lịch Hà Nội đã đổi tên từ khách sạn Thủy Tiên thành khách sạn Nhà hát Thăng Long, điều này có nghĩa là thương hiệu của khách sạn sẽ phải bắt đầu và gây dựng lại từ đầu. Mặt khác một số trang thiết bị của khách sạn có tên là khách sạn Thủy Tiên cũng phải thay dần như khăn tắm, đĩa, chén…tốn kém một sỗ chi phí đầu tư mới.

Do khách sạn Nhà hát Thăng Long làm một khách sạn thuộc loại vừa và nằm ở nơi có nhiều khách sạn nổi tiếng cùng cạnh tranh như khách sạn Dân chủ, khách sạn Hilton, khách sạn Soffitel, khách sạn Hoà Bình…cũng tiện nghi và có cơ sở vật chất tốt, điều này là bất lợi cho khách sạn.

Khách sạn Nhà hát Thăng Long là khách sạn có vốn 100% vốn nước ngoài vì thế mà khách sạn có những ưu và nhược điểm là:

Cũng như các công ty nhà nước khác khách sạn Nhà hát Thăng Long cũng mắc phải là: Mức lương trung bình của nhân viên còn thâp dẫn đến nhiều nhân viên có trình độ đã xin sang các khách sạn nước ngoài hay các khách sạn khách có mức lương cao hơn. Đó là khó khăn mà khách sạn đang gặp phải vì thế để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám thì ban lãnh đạo khách sạn cần có những chính sách nhân sự và chính sách lương bổng tốt hơn nhằm thu hút các nhân viên có trình độ đến khách sạn và hạn chế những người có trình độ rời khách sạn.

Khách sạn cũng như các công ty nhà nước khác không nhạy bén với các cơ hội, thách thức,…

Trong cách thức tuyển nhân viên cho khách sạn còn chịu ảnh hưởng, tác động của các mối quan hệ quen biết, hay từ các cấp trên tác động xuống…tạo rất nhiều áp lực đến chất lượng của đội ngũ công nhân viên trong khách sạn.

2.8 Các đánh giá về tính hợp lý, chưa hợp lý mà khách sạn nhà hát Thăng Long trong việc thu hút khách.

Nhận thức rõ trong nền kinh tế thị trường vai trò của công tác quản lý được đề cao và quyết định hiệu quả của kinh doanh. Do vậy, ban lãnh đạo khách sạn đã đề ra phương án hành động phù hợp với điều kiện của mình, khai thác tối đa các tiềm năng của khách sạn cũng như tạo lập nên một môi trường kinh doanh

bên trong và bên ngoài mở rộng hoạt đông của mình vào các đối tác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó ban lãnh đạo khách sạn luôn cố gắng tạo lập một môi trường làm việc lành mạnh thoải mái, luôn động viên khuyến khích kịp thời tập thể công nhân viên, hướng họ vào guồng máy nhằm đạt mục tiêu chung của Tổng công ty.

Nhìn chung, các phòng ban trong khách sạn đã có sự phối hợp nhịp nhàng và gắn bó với nhau để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Song trong quá trình phục vụ khách tại khách sạn vẫn còn chưa hợp lý như :

Tại bộ phận đón tiếp chưa có nhan viên chỉ dẫn và đưa khách lên phòng, những nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách chưa thực sự nhiệt tình với khách...

Tại bộ phận bàn trong thời gian thực tập, em nhận thấy thực đơn điểm tâm luôn cố định, ít có sự thay đổi. Thực đơn chưa được phong phú và đa dạng, ít món ăn Âu, món ăn á đã bị cắt giảm bớt nên khách chỉ dùng bữa điểm tâm là chủ yếu. Để xây dựng thực đơn khách sạn cần chú ý đến đặc điểm tâm lý khách, quốc tịch... khách sạn nên tìm ra những nhu cầu, sử thích chung của khách để nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm nguồn khách và các biện pháp tăng cường thu hút khách của khách sạn Nhà hát Thăng Long (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w