Tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm ngành tài nguyên và môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 60 - 65)

IV. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KINH TẾ HÓA TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔ

2.Tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm ngành tài nguyên và môi trường

1.1 Tổ chức thực hiện

Các mục tiêu và nhiệm vụ đẩy mạnh kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức kế hoạch 5 năm 2011-2015 sẽ do rất nhiều chủ thể trong nền kinh tế, bao gồm các Bộ, ngành liên quan, các cấp địa phương, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cộng đồng xã hội cùng thực hiện; vì vậy, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm phải được phối hợp xây dựng, thực hiện công khai rộng rãi, qua các hình thức tham vấn, lấy ý kiến để có sự điều chỉnh hợp lý.

Cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm theo phương pháp “cuốn chiếu”, sẽ khắc phục được tính nhất thời và không phù hợp mục tiêu kế hoạch với sự đổi thay thường xuyên của môi trường. Tuy vậy, đây là một hướng tiếp cận rất mới. Để vận dụng thành công phương pháp này ở Việt Nam, phải có sự chuẩn bị về mọi mặt, trong đó những vấn đề sau đây được nhấn mạnh:

Một là, thực hiện tốt chức năng “tiếp cận từ trên xuống” của công tác kế hoạch hoá bằng cách nâng cao chất lượng của dự báo kinh tế vĩ mô, sử dụng các công cụ, phương pháp tính toán hiện đại và các mô hình kinh tế trong dự báo phát triển. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, các cơ quan chức năng khác trong xây dựng kế hoạch. Thay đổi hệ thống biểu mẫu, số liệu kế hoạch; phân công tổ chức lực lượng cán bộ kế hoạch các cấp đảm bảo tính chất hoạt động thường xuyên của quá trình xây dựng và điều hành kế hoạch 5 năm chứ không phải là cơ chế hoạt động mang tính thời vụ như hiện nay.

Hai là, để có bước chuyển tiếp hợp lý từ kế hoạch hoá theo mô hình thời kỳ cố định sang phương thức "cuốn chiếu", trước mắt nên có sự thay đổi trong cách thức quản lý hệ thống kế hoạch 5 năm thời kỳ này. Công việc cụ thể là cần có sự cập nhật,

hiệu chỉnh các chi tiêu kế hoạch 5 năm sau mỗi năm thực hiện kế hoạch khi xét thấy có những biến đổi đáng kể trong đời sống kinh tế. Các kế hoạch hàng năm phải có chức năng bổ sung cho kế hoạch 5 năm và là công cụ phản ánh kế hoạch này.

Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Tổng cục căn cứ Nghị quyết số 27/NQ- BCSĐTNMT ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Chương trình hành động của Tổng cục để xây dựng chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ kế hoạch hàng năm, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành và phân công người chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, định kỳ hàng năm vào tuần đầu của tháng 12, báo cáo bằng văn bản về Tổng cục (qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) để tổng hợp.

Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể trong Chương trình hành động này, các đơn vị trực thuộc Tổng cục chủ động phối hợp với Vụ Kế hoạch – tài chính, báo cáo Tổng cục trưởng xem xét, quyết định.

1.2. Giám sát thực hiện và đánh giá kết quả

Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan lĩnh vực tài nguyên và môi trường kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, thông qua kế hoạch hàng năm.

Chính quyền địa phương các cấp kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch trên địa bàn quản lý. Cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội tham gia thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các nhiệm vụ, dự án. Phương pháp kiểm tra, giám sát thực hiện:

Khung kế hoạch và dự toán ngân sách giai đoạn 5 năm 2011-2015 cùng với hệ thống chỉ tiêu trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường phục vụ cho việc lập, theo dõi và đánh giá Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015 sẽ là cơ sở để thực hiện kế hoạch và giám sát, đánh giá việc thực hiện.

Các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường ở các cấp theo lĩnh vực mình phụ trách đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo cả 2 hệ thống thu thập số liệu: (1) hệ thống số liệu thống kê báo cáo định kỳ, hàng năm và (2) tổ chức các cuộc điều tra mẫu để đánh giá theo chuyên đề. Cả 2 hệ thống số liệu đánh giá này sẽ hỗ trợ cho nhau, đảm bảo mức độ tin cậy và khách quan trong quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện.

C. KẾT LUẬN

Nhìn lại chặng đường 5 năm qua, trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành tài nguyên và môi trường đã vượt qua và tiếp tục đạt được những thành tựu đáng khích lệ, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng, phát triển bền vững và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngành đã đạt được nhiều kết quả trong việc xây dựng cơ chế, chính sách quản lý về tài nguyên và môi trường, hoàn thiện theo hướng ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện các cam kết là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn của cuộc sống. Công tác cải cách hành chính, công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu tố, công tác điều tra cơ bản và dự báo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả.

Bước sang năm mới 2010, cùng với xu thế hội nhập sâu rộng và phát triển, ngành tài nguyên và môi trường cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong từng lĩnh vực, đơn vị quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Toàn ngành ra sức thực hiện chủ trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường, nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của ngành cho thu ngân sách và tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện mục tiêu đó, toàn ngành cần phải có sự nỗ lực vượt bậc với tư duy và phương pháp tiếp cận đúng đắn; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, trong đó đặc biệt chú trọng ban hành các công cụ kinh tế, tài chính trong quản lý, đa dạng hoá và xã hội hoá các hình thức hoạt động, mở rộng liên kết, phối hợp chặt chẽ với các ngành khác và tăng cường sự tham gia của cộng đồng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, thuận lợi cho người dân; tăng cường thanh tra kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý của ngành nhằm sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh các hoạt động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu; tập trung đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ; từng bước hiện đại hoá, chính quy hoá các trang thiết bị và cơ sở vật chất của toàn ngành.

Thực hiện tốt các chủ trương trương đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường trong xây dựng và tổ chức kế hoạch 5 năm như đã nêu ở trên chúng ta tin tưởng rằng chỉ sau 5 đến 10 năm, Việt Nam sẽ có một ngành kinh tế- kỹ thuật tổng hợp hoạt động năng động, hiệu quả, hội nhập và đồng bộ với cơ chế thể chế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường cho thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội sẽ có những bước đột phá lớn, góp phần quan trọng thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020./.

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 60 - 65)