Tổng hợp thu, chi ngân sách nhà nước ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 41 - 45)

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN

2.6.Tổng hợp thu, chi ngân sách nhà nước ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2006-

5 Trích nguồn: Vụ Kế hoạch, Bộ Tài nguyên và môi trường

2.6.Tổng hợp thu, chi ngân sách nhà nước ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2006-

trường giai đoạn 2006-2010

Bản chất của kinh tế hóa là quá trình tạo lập và nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước thông qua việc đưa các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc sở hữu nhà nước vào lưu thông trên thị trường. Thu chi ngân sách của ngành trong giai đoạn 5 năm 2006-2010 là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá việc thực hiện kinh tế hóa ngành trong cả giai đoạn đó.

Trong tổ chức kế hoạch 5 năm 2006-2010, Bộ Tài nguyên và môi trường đã sử dụng các công cụ như thuế, phí, lệ phí nhằm tăng nguồn thu cho ngành. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn để thất thoát rất nhiều khoản thu từ đất đai, môi trường. Nguyên nhân là do chưa thực hiện nghiêm các quy định xử phạt, ký quỹ, đặt cọc, bồi thường thiệt hại. Cụ thể vấn đề thực hiện thu chi ngân sách cho ngành tài nguyên và môi trường trong giai đoạn 2006-2010 như sau:

2.6.1. Thu chi ngân sách ngành tài nguyên và môi trường

Ngành tài nguyên và môi trường chưa được xác lập trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân trong giai đoạn 2006-2010, chưa có mục lục ngân sách riêng,

vì vậy chưa thực hiện ngay được việc theo dõi, tổng hợp thu chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành.

2.6.2. Thu chi ngân sách Bộ Tài nguyên và môi trường a. Tổng thu ngân sách nhà nước:

Tổng thu ngân sách Bộ Tài nguyên và Môi trường 5 năm 2006-2010 ước tính đạt mức 49.304 triệu đồng, tăng hơn 117% so với dự kiến (22.700 triệu đồng), chủ yếu từ nguồn thu học phí của các trường trong Bộ, lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí cấp phép thăm dò tài nguyên nước và từ nguồn thu tiền khai thác tài liệu đo đạc - địa chính, địa chất - khoáng sản. Thuế tài nguyên (trừ dầu khí) là khoản thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương. Đây là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường nơi khai thác và đảm bảo an sinh xã hội địa phương.

Bảng 5: Số thu thuế tài nguyên qua các năm

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Dầu khí 20.901,9 23.111,8 16.250,0

2 Nước thủy điện 262,3 312,3 343,8

3 Khoáng sản kim loại 22,5 42,4 92,0

4 Khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc, đá

quý) 3,2 5,5 7,2

5 Khoáng sản phi kim loại 233,6 283,4 418,7

6 Thủy, hải sản 7,8 5,9 5,6

7 Sản phẩm rừng tự nhiên 109,4 113,3 108,7

8 Tài nguyên, khoáng sản khác 90,3 117,4 138,0

Nguồn: Bộ Tài chính

Với mục tiêu góp phần bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thuế tài nguyên đã đạt được những kết quả nhất định. Số thu thuế tài nguyên các năm từ 2006-2008 bình quân mỗi năm trên 23.200 tỷ đồng (trong đó thuế tài nguyên từ dầu khí khoảng 22.620 tỷ đồng, chiếm 97,5% tổng số thu; thuế tài nguyên của các tài nguyên khác khoảng 580 tỷ đồng, chiếm 2,5% tổng số thu).

Bảng 6: Tổng thu thuế tài nguyên so với tổng thu ngân sách

TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1 Tổng thu thuế tài nguyên 21.631,0 23.992,0 17.346,0

1 Tổng thu nội địa 132.000,0 151.800,0 189.300,0

3 Tổng thu ngân sách 237.900,0 281.900,0 323.000,0

Nguồn: Bộ Tài chính

Nguồn: Bộ Tài chính

Số thu thuế tài nguyên khá ổn định qua các năm, duy chỉ năm 2008 tổng thu thuế tài nguyên giảm sút đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thất thoát nguồn thu. Tổng thu ngân sách tăng dần theo từng năm nhưng tỷ lệ thu thuế tài nguyên so với thu nội địa và tổng thu ngân sách có xu hướng giảm.

Đối với một số nguồn tài nguyên khác như nguồn tài nguyên nước gần như cho không đối với tất cả các hoạt động kinh tế, ngoại trừ một số lĩnh vực thu không đáng kể như khai thác cho thuỷ điện, khai thác xử lý nước cho nước sinh hoạt và công nghiệp, so với nhiều quốc gia khác đây là một sự lãng phí đối với tài nguyên quốc gia và không tăng nguồn thu cho nhà nước. Mặt khác xét về mặt quản lý không tạo ra cơ chế khai thác và sử dụng nước hiệu quả, gây ra lãng phí, tổn thất lớn cho xã hội.

Có thể nói phần đóng góp từ trước đến nay của ngành tài nguyên môi trường trong tổng thu ngân sách là chưa phản ánh đúng với nguồn lực của tài nguyên môi trường của đất nước. Thực hiện tốt chủ trương kinh tế hóa có tác động lớn đến việc tăng nguồn thu ngân sách trong giai đoạn 2011-2015. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 7: Dự toán chi ngân sách của Ngành Tài nguyên và môi trường 5 năm

2006-2010

Năm Giai đoạn

2006-2010 Trong đó chia ra 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng chi Ngân sách nhà nước (tỷ đồng)6 1.808.600 290.000 315.000 353.300 399.800 448.500 Tổng chi Ngân sách cho sự nghiệp môi trường (tỷ đồng) 18.086 2.900 3.150 3.553 3.998 4.485

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổng chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường trong 5 năm 2006- 2010 được xác định bằng 1% tổng chi ngân sách nhà nước, được phân ra từng năm. Giai đoạn 2006-2010, kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường chưa được chú trọng, đầu tư lớn do vậy tổng chi ngân sách của nhà nước cho sự nghiệp môi trường còn thấp.

Bảng 8: Dự toán thu chi ngân sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn 5 năm 2006-2010

Số TT Nội dung Giai đoạn 2006-2010 Trong đó 2006 2007 2008 2009 2010 I Tổng số thu phí, lệ phí: 22.700 4.050 4.350 4.650 4.800 4.850 II Dự toán chi NSNN 7.041.103 918.688 1.164.323 1.344.894 1.676.884 1.936.315

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 41 - 45)