Thực trạng kinh tế hóa trong xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 25 - 27)

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN

1. Thực trạng kinh tế hóa trong xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

nói riêng.

II. THỰC TRẠNG KINH TẾ HÓA NGÀNH TRONG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 2006 – 2010 CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thực trạng kinh tế hóa trong xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 – 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường với bản chất là quá trình chuyển đổi, đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nước phải có những thay đổi cơ bản trong cơ chế quản lý, con người và tổ chức, phương thức điều hành nền kinh tế, đảm bảo giải quyết các mối quan hệ trong nền kinh tế trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường… Trong xây dựng kế hoạch 5 năm 2006 -2010 ngành đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên và môi trường nguyên và môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường là Bộ đa ngành có chức năng giúp Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, biển và hải đảo. Do vậy Bộ đã xác định việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước; đã bám sát và kịp thời cụ thể hoá, thể chế hoá các chủ trương và đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước; đã nghiên cứu, tạo ra những cơ chế nhằm phối hợp, gắn kết chặt chẽ giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành và các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổng số văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành trong thời gian 2006 - 2010 là 264 văn bản; trong đó văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là 179; số lượng văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là 74; số văn bản trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội là 11. Cụ thể từng năm như sau:

Bảng 2: Số văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng và ban hành Năm Tổng số văn bản Tổng số văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Tổng số văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Văn bản trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội 2006 50 11 39 20007 42 09 32 01 2008 37 28 07 02 2009 67 17 48 02 2010 68 09 53 06 Cộng 264 74 179 11

(Nguồn : Vụ kế hoạch, Bộ Tài nguyên và môi trường)

1.2. Xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch

Công tác xây dựng và triển khai chiến lược và quy hoạch phát triển ngành tài nguyên và môi trường đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

- Xây dựng và triển khai các Chiến lược : Chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp dải ven bờ; Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam ; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu ; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ; Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 ; Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020 ; Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

- Xây dựng và triển khai các quy hoạch: Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến 2020; Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015 ; Quy hoạch điều tra, đánh giá tài nguyên nước đến 2015 và định hướng đến năm 2020 ; Quy hoạch Quản lý sử dụng Tài nguyên nước và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2015 và định hướng đến 2020 ; Quy hoạch tài nguyên nước vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung ; Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng biển và hải đảo Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ;

- Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 ; Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển (Đề án 47) ; Đề án hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020 (Đề án 80) ; Phương án sắp xếp và định hướng phát triển thuộc Bộ.

- Lập Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 1010 của cả nước đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết 57/2006/QH 11 ngày 29/6/2006; chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành có liên quan và địa phương thực hiện Quyết định số 391/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm (2006-2010) trên địa bàn cả nước, trong đó rà soát, kiểm tra thực trạng công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 5 năm 2006 - 2010 nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng

Nhìn chung thời gian qua công tác xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch ngành tài nguyên và môi trường đã được lãnh đạo các cấp quan tâm chỉ đạo và đã có những đóng góp quan trọng cho việc hoạch định các nhiệm vụ nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đó, ngành tài nguyên môi trường vẫn chưa xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách huy động các nguồn vốn cho hoạt động tài nguyên và môi trường, chưa xây dựng tốt cơ chế khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cơ chế quản lý thu chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường. Đây cũng chính là những vấn đề mấu chốt của việc đẩy mạnh kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Kinh tế hóa ngành trong xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm của Bộ Tài nguyên và môi trường (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w