Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun (Trang 67 - 73)

TNHH VIỆT NGA KIJUN

3.3. Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.1. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của chính phủ

Chia sẻ khó khăn của ngành xuất khẩu hàng may mặc trước bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm, Thủ tướng chính phủ đánh giá cao nỗ lực của Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may đã đoàn kết chung sức, chung lòng vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất, xuất khẩu và giải quyết việc

làm cho người lao động, nhất là các mục tiêu và giải pháp cụ thể về xuất khẩu và tiêu thụ nội địa nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, Thủ tướng chỉ rõ nhưng hạn chế của ngành dệt may như: chưa tạo được bước đột phá về thương hiệu, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ nội địa hóa chưa cao, tiêu thụ nội địa thấp. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc phải nhận rõ vai trò chủ lực, nòng cốt trong ngành dệt may để đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề, mở rộng thị trường...

Về kế hoạch năm 2009, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Dệt may Việt Nam bám sát chiến lược phát triển kinh tế đã phê duyệt, phấn đấu năm 2020 đạt doanh thu xuất khẩu 25 tỷ USD và giải quyết việc làm cho 5 triệu lao động. Trong năm 2009, toàn ngành cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hạ giá thành để có được giá bán phù hợp với thị trường nhưng vẫn duy trì được lao động và thu nhập cho người lao động, hoàn thiện cơ chế tài chính, đào tạo nguồn nhân lực… gắn kết cùng Hiệp hội dệt may để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về sản xuất kinh doanh năm 2009, ông Lê Quốc Ân- Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội dệt may- nhận định, do ảnh hưởng suy giảm của kinh tế toàn cầu, nhất là thị trưởng Mỹ, EU và Nhật Bản dẫn đến đơn hàng may sẽ giảm 20% trong quí 1 và 15% trong quí 2; trên thị trường sợi, giá bán tiếp tục thấp do giá vật liệu thấp và cạnh tranh gay gắt; các doanh nghiệp phân phối, ngoài sức mua giảm còn chịu áp lực cạnh tranh trực tiếp của việc mở cửa thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Đứng trước những khó khăn về thị trường tiêu thụ và giải quyết việc làm cho 2 triệu lao động, ông Lê Quốc Ân cho biết, ngành dệt may đang tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời triển khai các chính sách về tài chính, an sinh xã hội, tổ chức và nguồn

nhân lực, đầu tư công nghệ, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu toàn ngành từ 9,5 đến 10 tỷ USD, bảo đảm việc làm và thu nhập cho người lao động:

* Để hỗ trợ lao động ngành dệt may, da giày đang gặp nhiều khó khăn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa quyết định hỗ trợ 40 đồng/1 USD xuất khẩu.

* Chính phủ cũng giảm thuế giá trị gia tăng nhập khẩu bông từ 10% xuống còn 5%; giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng đối với thiết bị nhập khẩu đầu tư và ủy thác gia công xuất khẩu.

* Ngoài việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động mất việc được vay vốn học nghề, tạo việc làm, Chính phủ sẽ bố trí thêm 150 tỷ đồng vốn đầu tư đã phê duyệt cho các trường thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam để thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực.

* Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp dệt may để nhập khẩu nguyên phụ liệu; hướng dẫn các công ty tài chính thực hiện việc hỗ trợ lãi suất; bố trí nguồn vốn vay lưu động bằng tiền đồng Việt Nam cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam vay mua 15 triệu USD bông dự trữ trong 1 năm và được hỗ trợ lãi suất ưu đãi.

3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ ngành dệt may xuất khẩu trong thời gian qua của Nhà Nước, để tiếp tục phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp ở doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc nói riêng, và các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành nói chung Nhà Nước cần phải thực hiện thêm các giải pháp sau:

* Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thực tế cho thấy, hiện nay về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Đường giao thông ở nhiều nơi xuống cấp cần được rải nhựa hoặc bê tông. Ở nhiều vùng còn đường đất,

mùa mưa thì lầy lội, trời nắng thì bụi bẩn, ảnh hưởng đến vệ sinh, môi trường. Việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong tỉnh và ngoài tỉnh gặp nhiều khó khăn; khách hàng nước ngoài đến thăm quan và ký kết hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng. Vấn đề đầu tư kết cấu hạ tầng không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài. Khi có kết cấu hạ tầng tốt sẽ xuất hiện hàng loạt các ngành nghề khác phát triển, trong đó có du lịch làng quê, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh... làm phong phú nguồn thu trên các địa bàn, tạo nhiều việc làm cho người lao động nói riêng và các ngành sản xuất xuất khẩu nói chung. Đặc biệt là phải chú trọng cải tạo kết cấu hạ tầng các vùng ven đô.

Ngoài ra, việc phát triển thị trường tài chính, bảo hiểm tương ứng với yêu cầu của địa bàn tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ như: vận tải, kho ngoại quan, ngân hàng, kiểm toán, bưu chính viễn thông... làm cầu nối mở rộng giao lưu kinh tế của các tỉnh với cả nước và nước ngoài. Triển khai hệ thống liên ngân hàng, hệ thống thanh toán bù trừ điện tử vào hoạt động, từng bước ứng dụng thương mại điện tử, ngân hàng tại nhà. Các ngân hàng thương mại cần triển khai gửi tiền nhiều nơi rút tiền nhiều nơi, chuyển tiền tự động, chuyển tiền giữa các tài khoản, dịch vụ thu chi, rút tiền trên máy tự động ATM, dịch vụ chuyển khoản trên ATM.

* Đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp xuất khẩu, làng nghề nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Thực tế cho thấy, muốn sản phẩm có sức cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường phải có công nghệ tốt và con người sử dụng nó. Muốn có nguồn lao động chất lượng cao, có những “bàn tay vàng”, người lao động phải trải qua trường lớp và thực tiễn công việc dưới sự hướng dẫn, đào tạo của các chuyên gia, thợ lành nghề. Để có một bức tranh sơn mài, người thợ phải thực hiện nghiêm túc các quy trình, mài giũa, tỉa tót làm đẹp bức tranh. Đào tạo một thợ

hàn trở thành thợ giỏi có thể mất vài ba năm, còn đào tạo thợ thủ công trở thành “bàn tay vàng” có khi cần đến hàng chục năm (đều có năng lực và yêu nghề). Hiện nay, nhiều địa phương đã quan tâm đến việc mở lớp dạy nghề, tạo nguồn nhân lực cho địa bàn và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Thực tiễn cho thấy, nếu khu công nghiệp cần lao động mà địa phương không đáp ứng được thì lao động của nơi khác sẽ chuyển dịch đến. Điều đó sẽ gây ra nhiều vấn đề xã hội nảy sinh trên địa bàn. Do đó chính phủ cần có những chính sách khuyến khích các địa phương duy trì phát triển các làng nghề liên quan đến công nghiệp dệt may xuất khẩu và đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cho ngành may xuất khẩu.

* Cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động tìm kiếm thị trường ở nước ngoài.

Chuyển sang cơ chế thị trường nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều thủ tục phiền hà khi xuất khẩu hàng hóa và tìm kiếm thị trường. Không ít doanh nghiệp may xuất khẩu có sản phẩm phải xuất khẩu ủy thác làm cho chi phí sản phẩm tăng cao. Trong kinh doanh yếu tố thời cơ và chủ động sản xuất bao giờ cũng là tiền đề của sự thắng lợi và hiệu quả kinh tế. Để các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất trong nước kinh doanh hiệu quả, vấn đề nắm bắt thông tin cần được coi trọng, nhất là ở thị trường nước ngoài, rất cần một bộ máy quản lý đồng bộ, tinh gọn về thủ tục pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Xuất khẩu là một nội dung rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc đẩy mạnh phát triển xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu, phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh. Đó cũng là mục tiêu mang tính chiến lược của Đảng và Nhà Nước ta. Với ý nghĩa đó Đảng và Nhà Nước đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu, ngành may mặc xuất khẩu chính là một ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam hiện nay.

Trong đó việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trực tiếp các doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu là rất cần thiết. Chúng ta cần phải đầu tư hơn nữa trong sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm thích đáng đến công tác thị trường... nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp một cách hiệu quả. Chắc chắn rằng hoạt động xuất khẩu trực tiếp sẽ đem lại lợi ích kinh tế xã hộ cao hơn, đóng góp nhiều vào công cuộc đổi mới đất nước.

Trong những năm tới, công ty TNHH Việt Nga Kijun sẽ cố gắng phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc, góp phần vào sự phát triển chung của ngành may xuất khẩu Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w