Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun (Trang 60 - 67)

TNHH VIỆT NGA KIJUN

3.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun

TNHH Việt Nga Kijun

3.2.1. Tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm một cách kỹ lưỡng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế là vấn đề công ty phải chú trọng. Sản phẩm có sức cạnh tranh phải đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, về giá, về kiểu dáng và mẫu mã... từ đó có khả năng thu hút khách hàng đặt hàng và tiêu thụ trên thị trường.

* Nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong đó, việc nâng cao chất lượng là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hàng may mặc xuất khẩu. Chất lượng hàng hóa có được đảm bảo thì người mua mới chấp nhận và thanh toán. Bên cạnh đó, công

ty phải tìm hiểu chuyên môn hóa sản xuất một cách kĩ lưỡng tạo điều kiện giữ vững và nâng cao chất lượng, nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là tại các thị trường phi hạn ngạch, thị phần của mỗi nước xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đối với hàng may mặc, các biện pháp cạnh tranh " phi giá cả", trước hết là các biện pháp cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, trong rất nhiều trường hợp đã trở thành yếu tố quyết định trong cạnh tranh.

Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty có thể áp dụng những biện pháp sau:

Một là, kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên phụ liệu, xây dựng bạn hàng cung cấp nguyên phụ liệu ổn định, đúng thời hạn, bảo quản tốt nguyên phụ liệu, tránh hiện tượng nguyên phụ liệu bị xuống cấp do đặc điểm của nguyên phụ liệu: sợi vải dễ hư hỏng vì dễ hút ẩm...

Hai là, công ty cần áp dụng chính sách tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất, có thể có thêm các tiêu chuẩn về kỹ thuật do bên đặt hàng yêu cầu

Ba là, cần phải tuân thủ đúng các yêu cầu của quy trình kiểm tra chất lượng, các yêu cầu về thời hạn và chủ động trong công tác giao hàng, rút ngắn thời gian giao và nhận hàng. Trên thực tế, để tạo ra được ưu thế về giao hàng đúng hạn là một nhiệm vụ khó khăn nhưng vô cùng cần thiết đối với daonh nghiệp kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam nói chung. Điều này còn là nền tảng cho những mối quan hệ lâu dài và tin cậy với các đối tác nước ngoài.

Bốn là, công ty nên tiến hành đồng bộ hóa chủng loại máy móc, thường xuyên phát động các phong trào thi đua tay nghề, phát huy tinh thần tự nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động.

ty trên thị trường quốc tế, đó là một tài sản vô giá trong kinh doanh.

* Tối thiểu hóa chi phí sản xuất một cách hợp lý để sản phẩm của công ty có giá cạnh tranh nhất

Trong điều kiện hàng may mặc Việt Nam nói chung đang giảm ưu thế về giá nhân công, công ty TNHH Việt Nga Kijun cần có các biện pháp để tăng sức cạnh tranh về giá thành sản phẩm thông qua chi phí sản xuất ở những khía cạnh khác:

Trước hết là việc thiết lập được các mối quan hệ bạn hàng lâu dài, ổn định với các đối tác cung cấp nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Chi phí nguyên phụ liệu là một bộ phận lớn cấu thành nên giá thành sản phẩm hàng may mặc. Trong tình hình hiện nay, khi mà sự phát triển giữa hai ngành dệt và may của nước ta phát triển chưa cân đối, nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu sử dụng trong qúa trình sản xuất phải nhập khẩu, việc cắt giảm chi phí nguyên phụ liệu là một công việc không hề đơn giản. Do đó việc duy trì và đảm bảo một nguồn hàng ổn định là công việc công ty phải thực hiện trước mắt.

Bên cạnh đó, để tối thiểu hóa chi phí sản xuất, công ty cần phải cắt giảm được hết các chi phí cho các hoạt động dư thừa và giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất. Việc thiết lập một quy trình sản xuất có kèm theo sự tăng cường các biện pháp giám sát định mức tiêu hao bằng cách xây dựng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng cũng là một giải pháp tốt. Hơn nữa, công ty nên cải tiến để hợp lý hóa các công đoạn sản xuất, ví dụ như: việc đóng gói bao bì sản phẩm nên được tiến hành một cách hợp lý vừa giúp cho sản phẩm thêm đẹp nhưng cũng không nên lãng phí, hoặc như việc cắt giảm chi phí cho hoạt động lưu thông...

hiệu quả để giảm chi phí sản xuất. Chi phí đào tạo lao động là chi phí xã hội, doanh nghiệp không nên nhầm lẫn cộng thêm chi phí này vào chi phí sản xuất. Do đó việc tuyển dụng lao động có tay nghề tốt, và quản lý họ hoạt động sản xuất hiệu quả vừa nhằm để nângc ao năng suất và vừa để giảm giá thành trên một đơn vị sản phẩm.

* Đầu tư cho thiết kế sản phẩm để có được sản phẩm mang đặc trưng riêng biệt của công ty

Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần thiết kế mặt hàng của mình với một mẫu mã phù hợp. Với hàng may mặc xuất khẩu thì điều này càng trở nên quan trọng. Bởi nhu cầu đối với hàng may mặc rất đa dạng, phong phú tùy thuộc từng nhóm đối tượng tiêu dùng. Đặc biệt công ty cần xây dựng cho mình phong cách, nhãn hiệu riêng và các bộ sưu tập theo mùa cho sản phẩm của mình. Việc này cần được tiến hành đồng thời với công tác xây dựng đăng ký nhãn mác, thương hiệu sản phẩm. Quảng bá các hoạt động của công ty TNHH Việt Nga Kijun cũng như hình ảnh về sản phẩm công ty trên thị trường thế giới thông qua việc sử dụng hiệu quả và khai thác tốt các phương tiện thông tin hiện đại: Internet, kinh doanh mạng...

Hơn nữa việc đầu tư cho các thiết bị, phần mềm phụ trợ cho hoạt động thiết kế là rất cần thiết để có được những mẫu sản phẩm chất lượng và có cá thông số kỹ thuật chính xác, ví dụ như công nghệ CAD có khả năng: mô tả cụ thể chất liệu vải và tạo ra bản vẽ kỹ thuật đầy đủ và chính xác các thông số phục vụ cho công đoạn gia công sản phẩm.

* Nghiên cứu để liên tục đổi mới cải tiến mẫu mã và hoàn thiện sản phẩm

Chu kỳ sống của kiểu mẫu sản phẩm may mặc thường rất ngắn, nhất là tại các thị trường mà ở đó người tiêu dùng chịu các tác động mạnh mẽ từ nhiều luồng thông tin như tạp chí, phim ảnh... Thị trường Nhật Bản là một ví

dụ điển hình.

Thông thường thời trang được xây dựng theo các nguyên tắc sau: Trào lưu mẫu thời trang thế giới, bản sắc văn hóa dân tộc, điều kiện kinh tế, khí hậu tại mỗi quốc gia, chất liệu vải và phụ kiện may, kiểu dáng tương thích với điều kiện sinh hoạt. Trên cơ sở đó, các nhà thiết kế phác thảo các mẫu thời trang theo chủ đề, theo mùa, theo đối tượng, theo giới tính... sau đó lựa chọn nguyên phụ liệu, màu sắc và tiến hành xây dựng bộ mẫu thể hiện ý tưởng và sự sáng tạo của họ trong đó.

Do đó, công ty cần có chiến lược sản phẩm, thường xuyên thay đổi và cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng may mặc xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu hay thị hiếu hay thay đổi của khách hàng quốc tế, nhờ đó công ty sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm may mặc cùng loại trên thị trường. Để làm được điều này, ngoài việc nắm bắt sự thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng cần phải có một đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp, được đào tạo có bài bản, có kinh nghiệm hiểu biết về sở thích cũng như thị hiếu của người tiêu dùng.

Công nghiệp thời trang còn quá mới mẻ ở Việt Nam, do đó kinh nghiệm cũng như trình độ của các nhà thiết kế còn hạn chế, cơ hội tiếp cận thị trường còn quá ít. Do vậy, công ty cần kết hợp với các trung tâm nghiên cứu công nghiệp dệt may, viện mẫu thời trang để tìm ra cho mình một đội ngũ thiết kế phù hợp, nhằm phát triển hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty nói chung và đưa sản phẩm của công ty được tiến hành tiêu thụ một cách hiệu quả.

3.2.2. Phát triển các hoạt động phân phối, tìm kiếm kênh tiêu thụ và Marketing sản phẩm

Vị trí của hàng may mặc xuất khẩu của nước ta nói chung và của công ty TNHH Việt Nga Kijun nói riêng còn rất khiêm tốn và sự cạnh tranh quốc tế

là rất gay gắt. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh và hàng may mặc xuất khẩu của công ty sẽ có sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn nếu công ty giải quyết tốt các giải pháp cho hoạt động phân phối và quảng bá sản phẩm cơ bản và đồng bộ sau đây:

Thứ nhất: Công ty cần tích cực và chủ động tìm hiểu thị trường mà công ty định thâm nhập như các thị trường: Nhật bản, Mỹ, Hàn Quốc... để có các biện pháp thâm nhập thị trường có hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm của thị trường nước ngoài, cần đầu tư thích đáng cho công tác khảo sát và nghiên cứu về các thị trường này một cách có hệ thống và bài bản.

Thứ hai: Cần coi trọng việc tạo dựng uy tín của thương hiệu trên thị trường nước ngoài với những bước đi chiến lược dài hạn nhằm xây dựng vị thế của thương hiệu. Mặt khác, công ty cần đề phòng và ngăn ngừa khả năng thương hiệu đã có của chính mình bị đăng ký trước trên thị trường quốc tế như đã từng xảy ra với một số công ty. Do đó phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ và tài chính cho sự phát triển của thương hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường quốc tế.

Thứ ba: Công ty cần nghiên cứu và lựa chọn cách tiếp cận các thị trường phù hợp với đặc điểm ngành hàng và khả năng của doanh nghiệp. Ví dụ như có một số cách thức khác nhau để tạo lập sự hiện diện trên thị trường Mỹ như: Lựa chọn đại lý, đặt văn phòng đại diện (Vinatex đã thiết lập được văn phòng đại diện tại New York), tham gia các triển lãm và hội chợ, v.v... Theo kinh nghiệm, việc tham gia các triển lãm và hội chợ chuyên ngành có tác dụng rất hiệu quả đối với những công ty mới thâm nhập thị trường. Việc tạo lập và duy trì một văn phòng đại diện tại nước ngoài đòi hỏi chi phí khá lớn nhưng mặt khác cũng tạo ra những điều kiện kinh doanh hết sức quan trọng cho xuất khẩu hàng hoá và các giao dịch kinh doanh. Cần lưu ý đặc biệt về khía cạnh pháp lý trong mọi hoạt động kinh doanh, sự khác biệt về môi

trường pháp lý và các hàng rào phi thuế quan cần được nắm vững, thí dụ như các rào cản về chống bán phá giá, các tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn xã hội (như tiêu chuẩn SA 8000, tiêu chuẩn WRAP).

Thứ tư: Việc sản xuất hàng hoá với thương hiệu của chính mình và tạo lập các kênh tiêu thụ trực tiếp là hướng đi vững chắc và ổn định nhất. Muốn hình thành các quan hệ tin cậy trong lĩnh vực này, công ty không những phải đầu tư cho khâu marketing mà còn phải hoàn thiện toàn bộ doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.

Thứ năm: Đổi mới và hịên đại hoá công nghệ là yêu cầu đặt ra với công ty, trong đó không chỉ đối với công nghệ sản xuất mà đối với cả công nghệ quản lý. Hệ thống quản lý cần ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, nối mạng Internet và xử lý thông tin nhanh chóng nhất. Các khách hàng nước ngoài luôn đòi hỏi thông tin nhanh, phản hồi đúng lúc và chính xác trong các giao dịch, đặc biệt qua các phương tiện như Internet, email, fax... Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giao dịch là một công cụ rất có hiệu quả, tạo dựng uy tín và mở rộng khả năng giao dịch quốc tế của các công ty.

Thứ sáu: Mở rộng thị trường nội địa là một giải pháp tốt cho tình hình hiện tại. Về lâu dài, không còn cách nào khác là phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, mẫu mã, giảm giá thành sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới. Nhưng còn trước mắt, giải pháp tốt nhất là mở rộng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa, nơi có tiềm năng rất lớn nhưng vẫn còn bị hàng hóa nước ngoài lấn át thị phần. Bởi lẽ, hoạt động ở thị trường nào nằm sát doanh nghiệp nhất thì doanh nghiệp càng có cơ hội theo dõi biến động của thị trường và chủ động hơn. Thành công ở thị trường nội địa là một nền tảng tốt cho doanh nghiệp thực hiện mục tiêu xuất khẩu hàng hóa của mình sang các thị trường nước ngoài khác.

Để thực hiện các hướng giải pháp trên, công ty cần thực hiện được các nhiệm vụ sau: Tạo dựng đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trường. Đồng thời, tổ chức phòng kinh doanh thị trường hay phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng những kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại. Mặt khác, phải liên kết chặt chẽ với tổng công ty dệt may và các tổ chức xúc tiến thương mại ( phòng thương mại và công nghiệp ), khi có điều kiện tiến tới mở các văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm. Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuyếch trương như làm các truơng trình quảng cáo, tham gia các hội chợ thương mại, các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng công ty và những thế mạnh của công ty ttrong hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường nước ngoài có sức hấp dẫn to lớn, nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam trong đó có công ty TNHH Việt Nga Kijun. Ngành may mặc xuất khẩu nước ta hoàn toàn có thể tham gia và khẳng định chỗ đứng trên thị trường này nếu chủ động phát huy những tiềm năng của chính bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu và được sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp tại công ty TNHH Việt Nga Kijun (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w