Các giải pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang potx (Trang 53 - 54)

- Trữ lượng mỏ không đạt như khảo sát thăm dò.

4 – Nhận xét và kiến nghị của cán bộ thẩm định.

2.2.3 Các giải pháp thực hiện.

+ Đối với công tác kế hoạch, huy động và quản lý điều hành nguồn vốn.

- Phổ biến và nắm chắc hướng dẫn của Trung ương về việc huy động vốn trên địa bàn. Trên cơ sở đó có biện pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng phòng, từng cán bộ trong Chi nhánh. Có kiến nghị cụ thể, kịp thời với Trung ương những điểm quy định chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để Trung ương sớm xem xét, xử lý, bổ sung điều chỉnh các văn bản pháp quy về huy động vốn.

- Chủ động phối hợp và đề xuất với các cấp chính quyền địa phương về các nguồn vốn có thể huy động trên địa bàn. Trên cơ sở đó kiến nghị các cấp chính quyền hỗ trợ biện pháp thực hiện.

- Phối hợp tốt với các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện cho vay hợp vốn đối với dự án thuộc đối tượng vay vốn ưu đãi của Nhà nước.

+ Đối với công tác giải ngân.

- Đối với công tác giải ngân : Rà soát kỹ tiến độ thực hiện và nhu cầu sử dụng vốn thực tế của các dự án trên địa bàn, từ đó có báo cáo cụ thể để xem xét cân đối bổ xung hoặc điều chỉnh giảm kế hoạch vốn đối với từng dự án. Chủ động phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn trong khâu giải ngân và báo cáo kịp thời về Quỹ Trung ương để xử lý kịp thời nếu vượt thẩm quyền. Đưa chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch giải ngân là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của Chi nhánh Quỹ.

- Xử lý nhanh theo quy trình yêu cầu giải ngân của Chủ đầu tư, nhưng phải chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Quỹ HTPT.

+ Đối với công tác thu hồi nợ.

- Quán triệt sâu sắc tới từng phòng, từng cán bộ về tầm quan trọng của công tác thu hồi nợ, để mỗi cán bộ thấy rõ hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác này.

- Rà soát lại toàn bộ dự án. Phân tích thực trạng tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư để xác định khả năng trả nợ trong hiện tại và tương lai, từ đó có biện pháp thu nợ cụ thể đối với từng doanh nghiệp. Bám sát các nguồn thu của dự án để kịp thời đôn đốc chủ đầu tư hoàn trả nợ vay theo Hợp đồng tín dụng.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, UBND Tỉnh Hà giang để được hỗ trợ các biện pháp thu hồi nợ. Đối với dự án có nguồn trả nợ từ ngân sách địa phương, đề nghị UBND Tỉnh bố trí đủ nguồn trả nợ.

- Có cơ chế gắn kết quả thu hồi nợ vay với tiền lương của từng cán bộ trong Chi nhánh Quỹ.

+ Đối với công tác Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và cấp phát vốn uỷ thác.

Chi nhánh Quỹ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư rà soát, tính toán số cấp hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trên địa bàn ( gồm khả năng cấp theo thông báo và hợp đồng đã ký, dự kiến số cấp mới), khi đơn vị có đề nghị cấp hỗ trợ lãi suất, Chi nhánh chủ động thực hiện kiểm tra ngay theo thẩm quyền được phân cấp.

+ Đối với công tác tổ chức và đào tạo.

- Phát động thi đua trong toàn Chi nhánh lập thành tích chào mừng 5 năm thành lập ngành, trong đó tập trung trọng tâm vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về cho vay, thu nợ vốn tín dụng ĐTPT, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, việc chấp hành chế độ, chính sách và các quy định, hướng dẫn, yêu cầu của Quỹ Trung ương.

- Thực hiện các kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt, đào tạo ở các cấp độ, trong và ngoài nước.

- Xây dựng phương án giao định mức chỉ tiêu biên chế và lao động, đơn giá tiền lương.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Quỹ HTPT Hà giang potx (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)