- Trữ lượng mỏ không đạt như khảo sát thăm dò.
4 – Nhận xét và kiến nghị của cán bộ thẩm định.
2.2.1- một số quan điểm định hướng với công tác tín dụng đầu tư phát triển trong thời gian tới.
trong thời gian tới.
1 – Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước có tính quá độ trong một thời gian nhất định. Đó là thời kỳ quá độ chuyển đổi nền kinh tế, khi mà nguồn vốn NSNN còn eo hẹp, đầu tư của các thành phần kinh tế khác ngoài Nhà nước còn bị hạn chế, nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu của Nhà nước lớn. Thông qua tín dụng ĐTPT của Nhà nước, Nhà nước khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực, khu vực Nhà nước cần khuyến khích đầu tư trong từng thời kỳ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội theo ý đồ, chủ trương của Nhà nước. Khi nền kinh tế đất nước đã phát triển tương đối đồng đều, việc kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Nhà nước không còn là bức xúc thì vai trò của tín dụng ĐTPT của Nhà nước sẽ thu hẹp dần, đầu tư qua hình thức tín dụng thương mại phát triển theo điều tiết của kinh tế thị trường. Quan điểm này đặt ra các vấn đề sau :
+ Khi xây dựng cũng như khi thẩm định dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm của Nhà nước.
+ Quán triệt tư tưởng xoá bao cấp. Tín dụng ĐTPT của Nhà nước là hình thức cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi thấp hơn thị trường của tín dụng thương mại. Vì vậy, trong thực tế không ít chủ đầu tư đã coi tín dụng ĐTPT của Nhà nước như hình thức biến tướng của cấp phát vốn NSNN, nên có tư tưởng ỷ lại, trông chờ, không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trình tự đầu tư và thủ tục đầu tư XDCB...làm cho việc triển khai thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, làm mất cơ hội đầu tư.
+ Quan tâm đến tính hiệu quả của dự án đầu tư. Từ đó chú ý khi lập cũng như quá trình thực hiện dự án phải kiểm tra các căn cứ, các điều kiện đảm bảo hiệu quả của dự án. Đó là quá trình tập dượt để nâng dần trình độ quản lý của các chủ dự án, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất dịch vụ được vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước vươn lên, theo kịp, đủ sức cạnh tranh để đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi vai trò của Nhà nước thu hẹp dần.
Nhận thức đúng quan điểm này có tác dụng định hướng khi xây dựng chính sách, cơ chế tín dụng ĐTPT của Nhà nước cho đầu tư phải hướng các nhà đầu tư, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng, hệ thống Quỹ HTPT thực hiện tốt các vấn đề trên. Đó là động lực, là vai trò thúc đẩy xã hội phát triển của cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực này.
2 – Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm, then chốt thuộc một số ngành, lĩnh vực trọng yếu, các dự án triển khai ở những vùng khó khăn... có ý nghĩa ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế chung của cả nước, hoặc ở những khâu xung yếu để làm mồi, tạo đà, tạo bản lề, tạo khâu đột phá nhằm kích thích sự tăng trưởng của các ngành, các vùng kinh tế phát triển.
Đối với các lĩnh vực khác các chủ đầu tư chủ động tiếp xúc, vay vốn trực tiếp từ các ngân hàng thương mại. Các tổ chức tín dụng thương mại cho vay theo lãi suất thị trường, tự chịu trách nhiệm về phương án vay trả...Dự án đầu tư phải đảm bảo đúng quy hoạch được duyệt, về các quy định về sử dụng đất, về khai thác tài nguyên của Nhà nước.
Qua quan điểm này thấy rằng khi đưa ra chính sách, cơ chế quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần hướng dẫn các ngành, các địa phương, các chủ đầu tư, các tổ chức quản lý tín dụng tránh sự dàn trải, phân tán khi phân phối vốn để triển khai kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn này.
Các lĩnh vực tín dụng ĐTPT của Nhà nước quan tâm có nội dung chính sách rất lớn nhằm phục vụ cho lợi ích quốc gia theo chủ trương của Nhà nước. Những lĩnh vực này, các
tổ chức tín dụng thương mại khó thực hiện vì lãi suất tín dụng thương mại cao. Để khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực này, Nhà nước thông qua tín dụng ĐTPT của Nhà nước với lãi suất ưu đãi để thực hiện chính sách phát triển kinh tế của mình, nhằm tạo bước đột phá đưa nền kinh tế đất nước phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.
3 – Tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần tạo ra cho các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân có nhu cầu vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có cơ hội như nhau, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đồng thời từng bước tham gia thị trường có cạnh tranh và có thể cạnh tranh.
Theo quan điểm này Nhà nước sẽ chuyển dần cơ chế hỗ trợ trực tiếp theo hình thức cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi như hiện nay để rồi chuyển sangcơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dịch vụ một cách gián tiếp theo hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. Hiện tại theo Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999 của Chính phủ về tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã đưa hai hình thức này vào cơ chế quản lý tín dụng đầu tư Nhà nước, nhưng cần khuyến khích mạnh hơn.
4 – Cần có sự quản lý tập trung thống nhất vào một đầu mối đối với hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Mọi nguồn vốn để cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi được thực hiện theo mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ thông qua kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước và quản lý theo một cơ chế thống nhất.
Cơ chế, chính sách quản lý tín dụng ĐTPT của Nhà nước cần được ổn định trong một thời gian dài, ít nhất là 5 năm để phục vụ với niên độ của các kỳ kế hoạch 5 năm, công khai về đối tượng, phạm vi, điều kiện vay, mức vốn cho vay, thời hạn vay, hình thức vay và trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết.
5 - Tín dụng ĐTPT của Nhà nước chỉ có tính chất hỗ trợ, cơ chế lãi suất phải theo sát tình hình thực tế, vừa đảm bảo khuyến khích đầu tư.