B. NGUỒN VỐN 17.785 21.876 1 Nợ phải trả 9.421 11
TỔNG GIÁM ĐỐC
ĐỐC Các chủ dự án P.Tổng hợp P.Tiếp thị P.Marketing Chủ dự án A Chủ dự án B Chủ dự án C
Đặc điểm của dạng tổ chức này là mỗi người ( tại mỗi điểm giao của hàng và cột ) cùng lúc chịu sự quản ký của hai cấp trên: theo chuyên môn và theo dự án. Vì vậy, bao giờ cũng nảy sinh vấn đề phân bố thời gian: bao nhiêu phần trăm thời gian dành cho chuyên môn, bao nhiêu phần trăm thời gian dành cho dự án ( mặc dù hai việc đó thường liên quan chặt chẽ với nhau, ít khi tách rời ). Vấn đề này cần được xem xét cụ thể và giải quyết trên sự thỏa thuận.
Tổ chức dạng ma trận thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, sản xuất nhiều mặt hàng hoặc có nhiều cơ sở sản xuất tại các vùng địa lý xa xôi. Hình thức này cũng hữu dụng trong trường hợp muốn rút ngắn khoảng cách giữa thiết kế đến đưa sản phẩm ra thị trường, muốn kết hợp giữa các kết quả củat R&D - nghiên cứu và phát triển với tiếp thị sao cho tầm bao quát chung của quản lý dự áncó thể tồn tại và tồn tại chung với hình thức tổ chức cổ điển theo chức năng chuyên môn.
Trong số những khó khăn liên quan tới tổ chức dạng ma trận có vấn đề tìm sự cân bằng tế nhị giữa hai chiều nằm ngang và thẳng đứng. Rất khó thực hiện công việc kiểm tra các nguồn lực chung cho nhiều dự án khác nhau cũng như độ hoàn thiệ chung của các dự án này xét như một tổn thể. Đồng thời, cũng nảy sinh những khó khăn đối với chu trình dự án, và trên thực tế thường thấy một sức ỳ đáng kể cản trở việc ngừng hoặc hủy bỏ đầu tư, kết thúc một số hoạt động. Trong một tổ chức dạng ma trận, lẽ tự nhiên cần phải thường xuyên thương lượng để tìm sự dung hòa giữa hàng ngang và cột dọc, giữa hai cấp trên tương ứng.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo mô hình tổ chức dự án. Tỏng công ty Điện lực Việt Nam ( loại hình tổng công ty nhà nước nói chung ) là một đại diện hiếm hoi thực hiện dự án theo hình hiện đại này. Tuy nhiên, để có thể hạn chế nhược điểm của tổ chức dự án và tiến tới mô hình tổ chức dạng ma trận, các doanh nghiệp như Tổng công ty Điện lực Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải nghiên cứu. Chính phủ cần có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi theo mô hình hiện đại. Trong những năm gần đây, công cuộc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và cổ phần hóa tổng công ty nhà nước nói riêng dã dược đẩy mạnh. Tuy nhiên quá trình thực hiện cổ phần hóa còn gặp rất nhiều khó khăn.Chính phủ và Bộ tài chính cũng nên có những quyết định chặt
chẽ hơn về chế độ báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch thông tin, tạo môi trường lành mạnh cho các hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện đại như dạng ma trận phát huy tối đa ưu thế của mình.
3.3.2. Giải pháp vĩ mô.
* Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tham chiếu nghành và thúc đẩy hợp tác giữa các ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thẩm định.
Đối với Nhà nước và các bộ nghành:
Đề nghị ngân hàng nhà nước phải phối hợp với các bộ: Bộ Tài Chính, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Bộ Xây Dựng, Tổng Cục Thống Kê… xây dựng đề án xác định chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng nghành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản… làm cơ sở so sánh, đánh giá dự án. Các bộ, các nghành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án. Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư nên thoát ly khỏi chức năng quản lý nhà nước để tập trung vào công tác xây dựng tổ chức hoạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án.
Đối với ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án. Hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định: Đồng thời mở rộng phạm vi nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm toàn nghành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định. Ngân hàng Nhà nước cần có kế hoạch để bộ phận thẩm định của các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của ngân hàng trong công việc thẩm định.
Chính phủ cần có định hướng phát triển thị trường tài chính đúng đắn và phương pháp thực hiện phù hợp.
Hiện nay, thị trường tài chính Việt Nam nằm ở vị trí khá khiêm tốn trong khu vực. Tính nhỏ lẻ, phân đoạn, thông tin tài chính không minh bạch là đặc điểm dễ nhận thấy. Để cải thiện và phát triển thị trường tài chính, tạo môi trường hiệu quả cho NHTM hoạt động, Chính phủ cần thực hiện định hướng phát triển thị trường một cách hợp lý.
Một trong những hạn chế của thị trường cần được khắc phục là Chính phủ phải điều phối tập trung thị trường tài chính đang bị phân đoạn hiện nay. Thị trường tiền tệ (hiện do ngân hàng Nhà nước quản lý), thị trường bảo hiểm (hiện do bộ tài chính quản lý ), thị trường chứng khoán ( do ủy ban chứng khoán Nhà nước kiểm soát ) cần được quản lý dưới sự kiểm soát của một cơ quan thống nhất.Trong trường hợp nhiều cơ quan quản lý các bộ phận khác nhau của thị trường, cần có sự liên kết chặt chẽ để đảm bảo các thị trường bộ phận phát triển theo đúng định hướng chung của thị trường và không làm tổn hại đến hoạt động của bộ phận thị trường khác. Chính phủ nên xem xét một mô hình cơ quan giám sát tài chính chung ở cấp trung ương, bao gồm tất cả các mặt của thị trường tài chính. Đây là một bước đi phù hợp với xu hướng phát triển và tạo tiền đề vững chắc cho sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán trong tương lai.
Định hướng phát triển thị trường chứng khoán hiện nay được đánh giá là đúng đắn. Tuy nhiên trong đường lối chung đó, biện pháp thực hiện cổ phần hoá nhằm tạo hàng hoá cho thị trường hiện nay là sai lầm. Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đang bị xé nhỏ ra; các tổng công ty nhà nước tiến hành cổ phần hoá từng bộ phận, tạo ra các công ty thành viên quá bé mà không xây dựng được những tập đoàn “xương sống” cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chi phối quá lớn trong các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Công ty sữa Vinamilk là một ví dụ. Kế hoạch cố phần hoá ban đầu chính phủ bán 49% cổ phần ra ngoài, nhưng khi thực hiện chỉ có 20% cổ phần được chào bán ra công chúng. Điều này không những thu hẹp dung lượng giao dịch của cổ phiếu Vinamilk mà còn làm giảm lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường. Nhà nước cần linh hoạt hơn trong việc nắm giữ cổ phiếu với các doanh
nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung cần một luồng gió mới. Chính phủ có thể tạo ra luồng gió này bằng cách cho các doanh nghiệp nhà nước lớn mà Chính phủ không nắm cổ phần chi phối dược cổ phần hóa và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán.
KẾT LUẬN
Cho vay theo dự án đầu tư - một nghiệp vụ tín dụng không còn mới mẻ đối với các NHTM. Mỗi ngân hàng có những phương thức thực hiện cho vay theo dự án đầu tư khác nhau và đạt được những thành quả khác nhau. Chi nhánh NHCT Việt Nam đã và đang phát huy nội lực của mình để vươn lên là một NHTM hàng đầu của Việt Nam, mà trong đó hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống chủ yếu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Đối với hoạt động cho vay theo dự án đàu tư ở Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ đang là một vấn đề mà rất cần đến sự thay đổi về suy nghĩ và hành động của Chi nhánh.
Chuyên đề tốt nghiệp “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ” tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay theo dụa án.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động cho vay theo dự án đàu tư tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ, kết quả đật được, hạn chế, nguyên nhân đẫn đến thực trạng đó.
Thứ ba, trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay theo dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Bến Thuỷ.
Chuyên đề góp một phần nhỏ ý kiến để đóng góp với cở sở thực tập về “nâng cao chất lượng cho vay theo dự án đầu tư”.