Đánh giá thực trạng hoạt động chovay theo dự án chi nhánh NHCT Bến Thủy.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư docx (Trang 44 - 52)

B. NGUỒN VỐN 17.785 21.876 1 Nợ phải trả 9.421 11

2.4 Đánh giá thực trạng hoạt động chovay theo dự án chi nhánh NHCT Bến Thủy.

2.4.1 Kết quả đạt được:

Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của chi nhánh NHCT Bến Thủy chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vinh. Phạm vi cho vay chỉ tập trung vào các đối tượng khách hàng nằm trong khu vực địa bàn đặt chi nhánh. Tuy nhiên, do đặc thù của các dự án nên quy mô thực hiện các dự án rất trãi rộng. Các dự án xây dựng cầu, đường, hay cơ sở hạ tầng thường trãi dài qua nhiều địa phương. Do đó, không gian tín dụng của các món vay là rất rộng.

Ví dụ điển hình như: dự án xây dựng nhà máy xi măng sông Gianh- Quảng Bình, dự án nhà máy thủy điện Bản Vẻ, dự án đầu tư chiều sâu thiết bị của Công ty QL và SCDB 470, dự án gạch Grarit Trung Đô của công ty xây dựng số 6,…

Không gian tín dụng rộng đồng nghĩa hoạt động cho vay theo dự án của chi nhánh đã đạt được những kết quả nhất định trong quá trình mở rộng.

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân. 2.4.2.1 Hạn chế.

 Số lượng dự án ít, không đa dạng và quy mô dự án nhỏ.

Hiện nay tại chi nhánh rất ít thực hiện cho vay đối với dự án đầu tư. Các dự án đang thực hiện cho vay thì cũng là các dự án thực hiện trước của các năm trước. Chi nhánh NHCT Bến Thủy có khoảng 20 khách hàng lớn nhưng đối với cho vay theo dự án đầu tư chỉ có khoảng 4

khách hàng. Đây là một số lượng rất ít, quy mô chưa xứng với tiềm năng, đối tượng vay vốn dự án ở chi nhánh cũng không đa dạng. Phần lớn khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên đối tượng vay vốn chủ yếu là các chi phí thi công, chi phí quản lý, chi phí trả lương công nhân viên.

Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư chỉ tập trung vào một số nghành đặc thù như: nghành điện, nghành xây dựng,…Cũng có một số dự án gắn với sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp tư nhân nhưng sôs lượng không nhiều.

Khách hàng chủ yếu của loại hình tín dụng này là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước công ty QL và SCĐB 470 là một ví dụ. Điều đó cũng ảnh hưởng đến hình thức cho vay theo dự án đầu tư: chủ yếu là các dự án cho vay theo hình thức ưu đãi. Tính chất ưu đãi chủ yếu được thực hiện qua việc ưu đãi lãi suất cho vay, và một số điều khoản mang tính chất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Đa số là các dự án quy mô nhỏ, tổng nhu cầu vốn chỉ khoảng 3 tỷ. Và nhu cầu tài trợ từ Ngân hàng khoảng hơn 2 tỷ. Một số dự án lớn thì nhu cầu tài trợ của Ngân hàng cũng rất nhỏ như dự án thuỷ điện Bản Vẽ, hoặc đồng tài trợ như dự án nhà máy xi măng sông Gianh.

 Số lượng khách hàng cho vay theo dự án còn ít và không đa dạng.

Đứng trên giác độ của ngân hàng, cho vay theo hình thức dự án mang lại nhiều thuận lợi hơn cho vay theo hạn mức.

Thuận lợi trong tính chặt chẽ của quản lý giải ngân và quản lý tiến độ dự án. Thuận lợi trong tính đơn giản của thẩm định và chỉ phải thẩm định một lần cho cả dự án trong thời gian dài. Thuận lợi từ việc xây dựng trên mối quan hệ lâu dài và truyền thống, tin tưởng lẫn nhau giữa khách hàng và ngân hàng.

Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Bến Thủy chưa tương xứng với tính hiệu quả và linh hoạt của hình thức tín dụng này. Sự chưa tương xứng thể hiện cả về mặt quy mô và tính hiệu quả. Về quy mô, số lượng khách hàng vay theo dự án quá ít, chiếm khoảng 1/5 số lượng khách hàng lớn của chi nhánh. Trong đó chỉ chủ yếu tập trung vào một số nghành đặc trưng như: xây dựng, điện,… Nói chung chi nhánh

NHCT Bến Thủy đang tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, những địa chỉ có hệ số rủi ro thấp. Tuy nhiên điều này dường như đi ngược lại đi ngược lại với nguyên lý đa dạng hóa giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tài chính. Mặt khác, hiện nay xu thế cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang phát triển, đây là một tiềm năng lớn cho chi nhánh trong cho vay theo dự án đầu tư. Vì vậy chi nhánh cần phải nhanh chóng thay đổi cách nhìn nhận và đưa ra các hoạt động thu hút các thành phần kinh tế rộng rãi hơn nữa.

 Tỷ lệ thu lãi thấp so với quy mô.

Hoạt động tín dụng của ngân hàng được đánh giá trên hai góc độ: Mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Như phân tích ở phần trên, chi nhánh NHCT Bến Thủy đã chấp nhận một sự đánh đổi giữa hai mặt của hoạt động cho vay theo dự án. Đó là sự an toàn, chi nhánh chấp nhận tài trợ cho những dự án có sự ưu đãi nhiều mặt về chính sách với mức độ rủi ro thấp, đồng thời với khả năng sinh lời của dự án không cao. Ví dụ như dự án đầu tư chiều sâu thiết bị. Lãi suất thị trường là 9% / năm. Tuy nhiên, dự án chỉ phải chịu mức lãi suất 7,5% \ năm. Đây là một sự thể hiện tỷ lệ thu lãi thấp so với quy mô.

2.4.2.2 Nguyên nhân.

 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng.

 Đội ngũ cán bộ trình độ chưa cao, chưa nhiều kinh nghiệm.

 Hoạt động phòng chống rủi ro thiếu và không hiệu quả. Hạn chế trong hoạt động cho vay theo dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Bến Thủy nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung là thiếu các hoạt động quản lý nhằm hạn chế rủi ro. Đặc biệt với hoạt động tín dụng đặc thù như cho vay theo dự án đầu tư, với tính dự đoán cao cho cả vòng đời dự án(thường trên 10 năm) cùng rất nhiều biến động không thể dự đoán trước, việc thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro với ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính khả thi của dự án.

 Chất lượng thẩm định tài chính chưa cao. Hoạt động thẩm định là khâu quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định cho vay. Thẩm định dự án cũng quyết định dự án có hiệu quả hay không và khả năng hoàn trả các khoản vay có được đảm bảo hay không. Trong quá trình thẩm định, phương pháp thẩm định đúng giúp cán bộ thẩm định đi đúng trọng tâm,

rút ngắn được thời gian mà vẫn đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công tác thẩm định. Hiện nay, các phương pháp thẩm định được áp dụng ở Việt Nam chủ yếu là các phương pháp truyền thống với hai phương pháp phổ biến nhất là hoàn vốn không chiết khấu và lợi tức của vốn đầu tư. Các phương pháp truyền thống thường đơn giản và khó có thể căn cứ vào đó để đưa ra các quyết định đầu tư trong thực tế. Các phương pháp thẩm định hiện đại hơn có tính tới giá trị thời gian của tiền hiệu quả hơn và đang được áp dụng ngày một rộng rãi.

Bản chất của thẩm định là quá trình phân tích, so sánh và đánh giá giữa các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật trong dự án các thông tin tài liệu, số liệu cơ sở mà cán bộ thẩm định đã thu thập được. Các thông tin này phải đảm bảo tính chính xác, chân thực có độ tin cậy cao và phải có nguồn gốc cụ thể rõ ràng. Thông tin thẩm định giữ vai trò quyết định đến chất lượng thẩm định dự án. Cán bộ thẩm định có thể khai thác từ rất nhiều nguồn thông tin: thông tin thực tế từ dự án và doanh nghiệp xin vay, thông tin từ các văn bản pháp lý quy định tiêu chuẩn, thông tin từ các cơ quan nghiên cứu chuyên gia và phương tiện thông tin đại chúng…Nguồn thông tin không thể thiếu và quan trọng nhất là thông tin do chủ đầu tư của dự án hay doanh nghiệp xin vay cung cung cấp. Tuy nhiên do nhiều yếu tố về rủi ro đạo đức, những nguồn thông tin này thường sai lệch đi so với thực tế hoạt động của doanh nghiệp nhằm mục đích có được khoản vay. Bên cạnh đó, do tính minh bạch của thị truờng tài chính Việt Nam không cao, những nguồn thông tin đại chúng hay hệ thống chỉ tiêu tham chiếu nghành cũng không có được độ tin cậy cần thiết. Những sai lệch như vậy ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thẩm định dự án.

 Mô hình tổ chức bộ phận thẩm định trong ban tín dụng của hệ thống ngân hàng lạc hậu, hoạt động chưa thực sự hiệu quả.

Cũng như hầu hết các NHTM tại Việt Nam hiện nay, NHCT Việt Nam không có sự phân tách rõ ràng bộ phận thẩm định riêng như một phòng kinh doanh độc lập mà tổ chức công tác thẩm định theo mô hình phòng tín dụng kiêm luôn chức năng thẩm định. Cách tổ chức như vậy làm công tác phân công quản lý khách hàng có rất ít sự phân công cán bộ tín dụng theo nghành nghề kinh tế. Cán bộ tín dụng làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích lũy được nhiều

kinh nghiệm xong không đi chuyên sâu vào một nghành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên nghành hẹp. Thực tế nhiều doanh nghiệp khi nộp hồ sơ xin vay kèm báo cáo nghiên cứu khả thi, có nhiều thông số kỹ thuật máy móc chuyên nghành hoàn toàn xa lạ với cán bộ tín dụng. Thuê chuyên gia đánh giá thường đòi hỏi chi phí cao, các ngân hàng đa phần không thực hiện. Biện pháp chủ yếu mà các ngân hàng thường làm trong những trường hợp này là tìm hiểu thông tin qua các cơ quan quản lý nghành mà doanh nghiệp hoạt động hoặc tổng cục đo lường chất lượng để xác minh.

Song các cơ quan quản lý tầm vĩ mô không theo sát được hoạt động của các đơn vị kinh doanh nên trong nhiều trường hợp cũng không đưa ra quyết định chính xác. Nếu cán bộ ngân hàng không có kiến thức chuyên môn của mình về chuyên nghành cần thẩm định trong dự án của khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá sai, gây bức xúc cho doanh nghiệp hoặc ngược lại, bị doanh nghiệp đưa thông tin sai mà không biết, gây ra những quyết định sai lầm trong cho vay.

Ưu điểm của mô hình này là cán bộ tín dụng vừa có chức năng thẩm định vừa được quyền quyết định tín dụng ở một mức phán quyết nhất định. Tại các NHTM có chức năng tín dụng bao gồm thẩm định, cán bộ tín dụng được phân quyền kèm với phân công, đồng thời chịu trách nhiệm lớn hơn về khoản vay do mình phụ trách. Tuy nhiên, việc tổ chức tín dụng bao gồm quá nhiều công việc như vậy cũng có một số hạn chế như:

o Cán bộ tín dụng không thể đi sâu vào một nghành nghề nào.

o Nếu cơ chế quản lý cán bộ không chặt chẽ dễ dẫn tới việc cán bộ thỏa hiệp với khách hàng để thu lợi cá nhân, nếu chặt chẽ thì khó đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng.

o Gây nên tình trạng quá tải với cán bộ tín dụng.

Một cán bộ thẩm định trong mô hình tổ chức không có bộ phận thẩm định phải thực hiện tất cả các công việc sau: Tìm kiếm, giao dịch trực tiếp, nhận đơn xin vay của khách hàng; Kiểm tra tính xác thực, đầy đủ và phù hợp của hồ sơ và điều kiện xin vay trên giấy tờ và trên thực tế; Thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án; kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Thực hiện xong và chính

xác các công việc đó (trừ thu nợ và kỳ hạn đáo hạn) cán bộ thẩm định mất khoảng 20-25 ngày. Song nếu món vay càng nhiều, địa bàn rải rác thì khối lượng công việc càng lớn thời gian hoàn thành công việc dài hơn . Trình trạng quá tải như vậy gây nên sự căng thẳng với cán bộ tín dụng. Với áp lực công việc như vậy, cán bộ tín dụng phải bỏ bớt các công việc hoặc thực hiện qua loa, hình thức.

 Nguyên nhân ngoài ngân hàng:

 Mô hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp- khách hàng không phù hợp với chức năng quản lý dự án.

Thực trạng số lượng khách hàng vay vốn tài trợ cho dự án chưa nhiều và chưa lớn về quy mô một phần nguyên nhân là khách quan xuất phát từ phía khách hàng. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp- khách hàng tổ chức hoạt động theo mô hình tổ chức theo

chức năng chuyên môn. Đây là mô hình tổ chức cổ điển, có thể nói là cũ kỹ, thường gặp ở

những xí nghiệp lớn và hoạt động theo cơ chế tập trung. Nguyên lý của mô hình này là phân chia các bộ phận ( các phòng ban ) theo chức năng chuyên môn: trên cùng là tổng giám đốc ( hoặc giám đốc ), dưới là các giám đốc ( hay phó giám đốc,trưởng phòng ), tiếp thị, giám đốc sản xuất…

Dạng tổ chức theo mô hình cổ điển này có lợi thế là linh hoạt trong việc sử dụng nhân viên và tập trung được các chuyên gia thành những bộ phận rõ ràng. Các chuyên gia vì thế có thể hoạt động trong nhiều dự án, công việc khác nhau ngoài chuyên môn của mình. Mỗi bộ phận giống như một “lò” chuyên môn làm chỗ dựa cho các hợp đồng và trong đó các chuyên gia có điều kiện trau dồi, phát triển chuyên môn, củng cố các vị trí riêng của họ trong xí nghiệp. Cuối cùng, nếu đưa ra dự án hay chương trình về một bộ phận nào đó thì nói chung bộ phận đó sẽ quản lý toàn bộ dự án đó.

Tuy nhiên, việc đưa dự án về một bộ phận chuyên môn có thể gặp nhiều bất lợi:

o Hình thức tổ chức theo chức năng chuyên môn là tổ chức bên trong của doanh nghiệp, không phải theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi bộ phận chuyên môn có sự vận động riêng, với các mục tiêu riêng cần đạt tới chứ không hướng tới việc giải quyết vấn đề của dự án.

o Các bộ phận chuyên môn như vậy không cho phép tập trung trách nhiệm quản lý cho một người ( chủ nhiệm dự án), mà thường phân tán cho nhiều người phụ trách các lĩnh vực vốn sẵn có. Điều này có thể làm hại đến dự án một khi các bộ phận không gắn kết chặt chẽ với nhau.

o Thứ bậc trong phân cấp, công với chuyên môn chuyên sâu có thể gây cản trở trong giao tiếp giữa khách hàng và bản thân dự án.

o Tại bộ phận chuyên môn tiếp nhận dự án, dự án có thể không nhận được sự ưu tiên cần thiết, hơn nữa nhiều đối tác sẽ không được đánh giá theo sự đóng góp của họ vào tiến trình dự án. Vì vậy dự án có thể không có đủ phương tiện và bị coi nhẹ.

o Việc dự án không được quản lý một cách tập trung mà phân tán trong xí nghiệp sẽ không khuyến khích được những người tham gia. Điểm này liên quan chặt chẽ tới điểm vừa nêu trên.

o Cuối cùng do thiếu tiếp cận một cách tổng thể, dự án có thể bị coi là thất bại, nhất là trường hợp các dự án phức tạp về mặt kỷ thuật, liên quan tới nhiều bộ phận, nhiều đối tác.

Với những bất lợi trên, mô hình tổ chức doanh nghiệp đã mang lại nhiều khó khăn trong hoạt động. Hoạt động theo mô hình này, bản thân các doanh nghiệp không có nhiều dự án đầu tư. Các công việc trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn có thể phân theo chức năng chuyên môn và giao khoán kế hoạch sản xuất. Theo phương thức đó, nhu cầu vay vốn ngân hàng tài trợ cho dự án là không cao. Ngay cả khi có dự án, khi thực hiện doanh nghiệp vấp phải rất nhiều khó khăn và hạn chế nêu trên. Dự án cũng khó có thể thành công, khả năng chi trả nợ và lãi vay cũng bấp bênh. Trong tình huống đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn chưa chắc được ngân hàng cho vay. Các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình cổ điển theo chuyên môn rõ ràng không phải là nhóm khách hàng mục tiêu trong tín dụng dự án của các

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay theo dự án đầu tư docx (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)