Thông qua tập các cấu hình mạng mô phỏng được xây dựng ở trên, chúng tôi tiến
hành mô phỏng, phân tích, khảo sát ảnh hưởng của sự chuyển động các nút đến hiệu
suất của ba giao thức định tuyến điển hình trong mạng MANET là: DSDV, AODV và DSR. Các kết quả so sánh được bao gồm: kết quả về tỷ lệ phân phát gói tin thành công và thời gian phản ứng của các giao thức định tuyến (Thời gian thiết lập kết nối).
Hình 16 thể hiện tỷ lệ phân phát gói tin thành công trong mô hình Random Waypoint với 10 nguồn phát. Các giao thức cho kết quả làm việc khá tốt với tỷ lệ đạt
trên 97%, tỷ lệ mất gói tin là rất ít chỉ chiếm khoảng từ 1-3%. Đi vào xem xét sâu hơn
nữa chúng ta thấy ngay hoạt động tốt nhất là giao thức DSR gần như các gói tin truyền đi đều tới đích, tỷ lệ rớt gói luôn dưới 1%. Giao thức AODV thể hiện ưu điểm của
mình khi tô-pô mạng cố định không có thay đổi nào, nó cho phép truyền dữ liệu khá
tin cậy với tỷ lệ gói tin truyền thành công là 99,75% nhưng khi các nút mạng thay đổi
tốc độ di chuyển thì hiệu quả của nó lại bị giảm đi nhiều hơn so với các giao thức còn lại. Nhìn chung cả ba giao thức hoạt động khá tốt, tỷ lệ rớt gói là rất nhỏ và chỉ bị giảm đôi chút khi các nút thay đổi tốc độ chuyển động làm cho tô-pô mạng thay đổi.
Với mô hinh Radom Walk, tỷ lệ phân phát gói tin thành công được thể hiện trong
hình 18. Các giao thức cũng có tỷ lệ phân phát gói tin thành công là rất cao như trong
mô hình Radom Waypoint. Hoạt động hiệu quả nhất vẫn là DSR với việc thích nghi tốt với sự thay đổi của mạng khi các nút di chuyển liên tục theo các vẫn tốc khác nhau.
Hình 19 thể hiện thời gian thiết lập kết nối trong mạng hoạt động theo mô hình
Random Waypoint. Đây là khoảng thời gian được tính từ khi nút nguồn có yêu cầu
truyền dữ liễu đến khi bắt đầu truyền. Thời điểm này chính là lúc nút thực hiện quá
trình bắt tay ba bước thiết lập kết nối. Tùy vào từng loại giao thức và trạng thái của tô- pô mạng hiện tại mà quá trình thiết lập kết nói này có thể diễn ra thành công hoặc thất
bại, lúc đó các nút nguồn sẽ phải truyền lại gói tin. Từ hình vẽ chúng ta có thể thấy ban đầu khi mạng ít thay đổi, các nút chuyển động rất chậm với tốc độ dưới 5m/s thì khoảng thời gian cần thiết để thiết lập kết nối của cả ba giao thức là như nhau. Nhưng
khi các nút mạng chuyển động nhanh hơn với vận tốc từ 5m/s tới 10m/s thì lúc này có sự phân hóa rõ rệt giữa các giao thức định tuyến. Giao thức chủ ứng DSDV cần tới
nhiều thời gian nhất để thiết lập kết nối, thời gian hội tụ rất chậm, có thời điểm phải
DSR cần tới hơn 3s cho việc kết nối và giao thức có thời gian kết nối nhanh nhất là AODV với thời gian tối đa cho việc thiết lập kết nối là 1,4s. Một điều khá đặc biệt mà
đồ thị 19 cho chúng ta thấy đó là khi các nút mạng tăng vận tốc di chuyển lên trong khoảng từ 10m/s đến 15m/s thì thời gian thiết lập kết nối của hai giao thức DSDV và DSR là giữ nguyên không không có sự tăng đột biến trừ giao thức AODV có mất thời
gian kết nối lâu hơn một chút.
Hình 20 thể hiện đồ thị về thời gian thiết lập kết nối với mô hình Random Walk. Với mô hình di chuyển này các nút mạng chuyển động liên tục không có quãng thời
gian nghỉ với việc chọn ngẫu nhiên hướng đi và tốc độ chuyển động. Trái với mô hình chuyển động Radom Waypoint, trong mô hình này giao thức DSDV lại thể hiện được ưu điểm vượt trội của mình, cho phép kết nối nhanh chóng với thời gian luôn dưới 1s
cho dù tô-pô mạng có thay đổi nhanh hơn đi chăng nữa, giao thức vẫn cho khả năng
kết nối nhanh chóng. Khi các nút mạng chuyển động nhanh hơn dẫn tới tô-pô mạng
cũng thay đổi một cách liên tục thì hai giao thức còn lại: DSR và AODV phải cần tới
một khoảng thời gian từ 3 đến 5s cho việc thiết lập kết nối. Các nút mạng chuyển động
càng nhanh thì càng cần nhiều thời gian để thiết lập kết nối hơn do tô-pô mạng thay đổi liên tục, các nút phải mất thêm một khoảng thời gian cần thiết để học hỏi về mạng