Định tuyến chủ ứng và phản ứng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CÁC NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU SUẤT CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MANET ppt (Trang 29)

Các giao thức định tuyến trong mạng MANET được người ta phân chia thành các loại: định tuyến chủ ứng (proactive), định tuyến phản ứng (reactive) và định tuyến lai

ghép giữa hai loại trên. Các giao thức định tuyến chủ ứng sử dụng phương pháp phát

tràn (Floading) để quảng bá thông tin tới các thiết bị. Phương pháp này cho phép thời

gian thiết lập đường nhanh dựa trên các tham số gửi tới thiết bị sẵn sàng cho kết nối. Tuy nhiên, phương pháp này cũng làm lưu lượng các gói tin tìm đường tăng lên rất

lớn, đây chính là nhược điểm của phương pháp này. Giao thức định tuyến trạng thái

Các giao thức định tuyến phản ứng thiết lập tuyến dựa theo từng yêu cầu kết nối. Phương pháp này hạn chế được chi phí tìm đường, nhưng nhược điểm cơ bản là gây trễ lớn cho các khung truyền dẫn đầu tiên cũng như thời gian chọn đường dẫn chậm.

Hai giao thức phản ứng điển hình là giao thức định tuyến vector khoảng cách theo yêu cầu AODV (On-demand Distance Vector Routing) và giao thức định tuyến định tuyến

nguồn động DSR (Dynamic Source Routing).

Một khi xảy ra lỗi tại nút, các giao thức định tuyến thường khôi phục đường dẫn

bằng phương pháp thiết lập tuyến mới. Hầu hết các tiếp cận hiện nay đều sử dụng

thông tin phản hồi tới thiết bị nguồn nhằm khởi tạo tuyến mới, vì vậy lưu lượng bản tin trao đổi là rất lớn và tăng lên rất nhanh khi kích thước mạng lớn, nhất là đối với các

giao thức định tuyến chủ ứng. Khi kích thước mạng tăng cũng đồng nghĩa với sự suy

giảm hiệu năng mạng do hiện tượng trễ của thủ tục định tuyến và truyền khung đầu tiên tăng lên rất lớn nếu sử dụng giao thức định tuyến phản ứng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CÁC NÚT MẠNG ĐẾN HIỆU SUẤT CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN TRONG MANET ppt (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)