1. Về phía công ty
1.2. Chú trọng đổi mới công nghệ
Công nghệ luôn là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi công ty. Nó vừa là kim chỉ nam, vừa là động lực, vừa là điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại.
Thông qua việc khảo sát thị trường, sử dụng và so sánh sản phẩm của công ty với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh, có thể nhận thấy rằng, các sản phẩm của các công ty : Kinh Đô, Hải hà, Hữu Nghị đều được sản xuất trên cùng một nền công nghệ giống nhau với chất lượng tương tự.
Tuy rằng công ty luôn luôn chú trọng đến việc phát triển công nghệ, điều này được chứng minh rõ ràng qua lịch sử công ty, cũng như tỉ suất vốn đầu tư của công ty dành cho các dây chuyền mới, sản phẩm mới. So sánh tỉ suất đầu tư của bibica so với Kinh Đô và Hải Hà:
Chỉ tiêu
Bibica Kinh Đô Hải Hà
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ suất đầu tư 0.37 0.27 0.39 0.29 0.28 0.14 0.31 0.26 0.41 53
Tỷ suất đầu tư của Bibica năm 2005 là 0.37, năm 2006 đã giảm 37% tức là ở mức 0.27 nhưng sang năm 2007 lại tăng lên 0.39. Như vậy là qua năm tỷ suất đầu tư vào tài sản cố định của Bibica đă tăng 5.4%, trong khi đó tài sản lưu động của doanh nghiệp đã không ngừng tăng chứng tỏ nhìn chung qua 3 năm thì doanh nghiệp đã đầu tư ngày càng nhiều hơn vào nhà xưởng, trang thiết bị, máy móc… và năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong số hai doanh nghiệp cùng ngành thì Hải hà có diễn biến về tỷ suất đầu tư qua 3 năm cũng khá là giống với Bibica, Kinh Đô thì lại có tỷ suất đầu tư giảm dần trong 3 năm và ở mức thấp hơn nhiều so với Bibica cũng như là Hải Hà.
Trong tình hình hiện nay, các công ty nước ngoài ngày càng xâm nhập vào một cách ồ ạt, cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, các sản phẩm với công nghệ mới nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng.
Tiếp đó, bên cạnh việc giá cả leo thang, chi phí dành cho nguyên vật liệu, nhân công, chi phí sản xuất cũng ngày càng tăng lên, việc có thể tạo được lợi thế về giá sẽ là một lợi thế quan trọng của công ty. Cùng với việc cắt giảm các chi phí không cần thiết, hoàn thiện bộ máy tổ chức, việc thay đổi công nghệ, nâng cao năng suất cũng là một phương pháp cần được xem xét.
Tuy nhiên, công ty cũng không được phép thay đổi công nghệ một cách chủ quan, mà cần có sự phối hợp đồng bộ giữa thị trường – công ty – nhà cung ứng… Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm cần được đẩy mạnh, cần xác định rõ xu hướng của người tiêu dùng trong tương lai, dự báo được nhu cầu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, trước khi tung ra sản phẩm mới, cần nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, tránh các sản phẩm không phù hợp như kẹo exkool.
Ngoài việc tìm kiếm các dây chuyền sản xuất nước ngoài, phù hợp với thị trường Việt Nam, công ty cần có đội ngũ chuyên gia, xây dựng phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các sản phẩm nước ngoài có thể phù hợp, được đón nhận, tuy nhiên, chỉ có những sản phẩm do chính công ty tạo ra mới có thể giúp công ty tạo được uy tín cho mình, đồng thời, nó cũng sẽ là thế mạnh giúp công ty có khả năng xuất khẩu sang các thị trường khác.
Cuối cùng, thực tế cho thấy, với hơn 400 chủng loại sản phẩm của mình, không phải sản phẩm nào của công ty cũng được đón nhận, cũng thu được lợi nhuận, các sản phẩm này vừa là gánh nặng, vừa là cánh tay níu kéo sự phát triển của công ty. Nó tạo cho người tiêu dùng cảm giác không yên tâm – lo lắng, nên nhớ, mỗi một sản phẩm của công ty đều là một công dân trong ngôi nhà chung bibica, việc một thành viên bị đánh giá thấp, có thể
dẫn đến các thành viên khác cũng bị đánh giá thấp theo. Tôi kiến nghị rằng, công ty cần rà xoát lại thị trường, xem xét báo cáo kết quả kinh doanh, thu thập đánh giá của người tiêu dùng, lựa chọn các sản phẩm cần hủy bỏ, thanh lý dây chuyền sản xuất, dồn nhân lực, vật lực vào các hoạt động khác.