Các dòng chảy trong kênh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối truyền thống cho sản phẩm bánh mì khu vực Hà Đông – Thanh Xuân – Đống Đa – Ba Đình (Trang 48 - 50)

2.1. Dòng chuyển quyền sở hữu

Mô tả việc quyền sở hữu sản phẩm được chuyển từ thành viên này sang thành viên khác trong kênh. Trong trường hợp này, sản phẩm được chuyển quyền sở hữu từ công ty bibica xuống Nhà Phân Phối, sau đó, Nhà Phân Phối sẽ chuyển quyền sở hữu sản phẩm xuống các đại lý, cửa hàng. Từ đó, sản phẩm sẽ được chuyển quyền sở hữu cho người tiêu dùng cuối cùng. Quyền sở hữu được chuyển giao ngay khi bên nhận kí nhận hàng.

2.2. Dòng đàm phán

Giữa các thành viên trong kênh tác động qua lại với nhau để phân chia các công việc phân phối cũng như trách nhiệm và quyền lợi của từng thành viên. Dòng này chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên, khi công ty tìm kiếm Nhà Phân Phối, hoặc khi Nhà Phân Phối tìm kiếm các cửa hàng mới mở. Ngoài ra, còn có thể thấy dòng đàm phán xuất hiện khi có các chương trình hoạt động khuyến mãi, hoạt động tung sản phẩm mới, hoặc khi cần đẩy hàng của Nhà Phân Phối.

2.3. Dòng vận động vật chất của sản phẩm

Đây là sự di chuyển hàng hóa vật phẩm thật sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất tới địa điểm tiêu dùng thông qua hệ thống kho tàng và vận chuyển. Tại Nhà Phân Phối 127, sản phẩm được lấy từ kho của công ty tại Gia Lâm, sau đó được vận chuyển về kho của Nhà Phân Phối. Tại đây, sản phẩm được tập kết, sắp xếp và lưu giữ, sau đó sẽ được phân phối cho các đại lý, cửa hàng bằng xe máy (của nhân viên) nếu hàng hóa có số lượng thấp, hoặc bằng oto (của Nhà Phân Phối) nếu hàng hóa có số lượng lớn

2.4. Dòng thanh toán

Mô tả sự vận động của tiền tệ và các chứng từ thanh toán ngược từ người tiêu dùng cuối cùng qua các trung gian thương mại trở lại người sản xuất.

Tại bibica, Nhà Phân Phối có một tài khoản tại ngân hàng, mỗi khi Nhà Phân Phối đặt hàng, số tiền sẽ được trừ vào tài khoản đó, số dư tài khoản được thông báo cho Nhà Phân Phối ngay khi đơn đặt hàng được xác nhận. Trong trường hợp, số dư tài khoản âm, tùy

từng trường hợp cụ thể, công ty sẽ cho Nhà Phân Phối nợ trong thời gian xác định. Đối với các đại lý và cửa hàng, thường sản phẩm sẽ được thanh toán ngay khi hàng hóa được kí giao nhận, tuy nhiên sẽ có tùy biến trong một vài trường hợp cụ thể.

2.5. Dòng thông tin

Dòng thông tin là một dòng không thể thiếu giữa các thành viên kênh, nó có tác dụng trao đổi thông tin, có thể là trao đổi thông tin giữa hai thành viên kế cận, hoặc không kế cận. Các thông tin trao đổi bao gồm: khối lượng, giá, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, địa điểm, thanh toán, các yêu cầu… Dòng thông tin là dòng hai chiều. Tại bibica, các nhân viên bán hàng và giám sát bán hàng đóng vai trò là cầu nối thông tin chính. Họ có nhiệm vụ thu thập thông tin, báo cáo và xử lý thông tin cho Nhà Phân Phối và công ty. Các thông tin được xử lý liên tục và hàng ngày.

2.6. Dòng xúc tiến

Mô tả những hoạt động xúc tiến hỗn hợp, bổ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh. Trong trường hợp này, có thể nhận thấy dòng xúc tiến trong các hoạt động hàng tháng của nhà sản xuất dành cho các thành viên kênh của mình: hỗ trợ băng rôn, biển quảng cáo, giá trưng bày hàng. Đôi khi, dòng xúc tiến này còn được thực hiện bởi chính các Nhà Phân Phối.

2.7. Dòng đặt hàng.

Đây chính là phương thức và cơ chế thu thập, tập hợp và sử lý đơn đặt hàng giữa các thành viên kênh. Những nhu cầu của người mua, hoặc người sử dụng cuối cùng, phải được chuyển trở lại người sản xuất một cách kịp thời để kịp đáp ứng. Hàng ngày, nhân viên bán hàng sẽ đi thu thập đơn đặt hàng tại các cửa hàng, đại lý, sau đó sẽ chuyển về cho Nhà Phân Phối, Nhà Phân Phối sẽ xem xét, đối chiếu với số lượng hàng trong kho rồi phân phối hàng cho các đại lý, cửa hàng. Còn về phần mình, Nhà Phân Phối sẽ đặt hàng với công ty hàng tháng hoặc khi hết hàng, các đơn đặt hàng được thu thập và lưu trữ bằng văn bản và bằng phần mềm.

2.8. Dòng chia sẻ rủi ro

Dòng chia sẻ rủi ro chính là cơ chế phân chia trách nhiệm, gánh vác những thiệt hại do rủi ro của từng thành viên kênh. Trong quá trình phân phối, tiêu thụ sản phẩm có thể có nhiều rủi ro, bao gồm các rủi ro về thiệt hại vật chất trong quá trình vận chuyền và bảo quản dự trữ sản phẩm, các rủi ro về tiêu thụ sản phẩm do thị trường thay đổi…Trong tháng 11/2009 một nhà phân phối trên địa bàn hà nội bị cháy kho hàng, công ty đã giúp đỡ bằng cách: gia tăng thời gian công nợ, hỗ trợ bao gói cho các sản phẩm vẫn có thể sử dụng.

Ngoài ra với các trường hợp bình thường, công ty cũng có những biện pháp chia sẻ rủi ro như: Hỗ trợ bao gói cho các sản phẩm

2.9. Dòng tài chính

Đây chính là cơ chế tạo vốn và hỗ trợ vốn trong các kênh phân phối. Trong quá trình lưu thông sản phẩm ở những cấp độ phân phối nhất định, vào những thời điểm nhất định, một thành viên kênh có thể có nhu cầu vốn để thanh toán rất lớn. Cơ chế tạo vốn trong kênh có thể giúp họ có được nguồn vốn thanh toán dễ dàng, nhanh chóng. Dòng tài chính của bibica, có thể thấy rõ qua các hoạt động hỗ trợ như: cho nợ, cho kéo dài thời hạn thanh toán…

2..10. Dòng thu hồi

Với các sản phẩm lỗi do nhà sản xuất, sản phẩm hết hạn (trong một số trường hợp) nhà sản xuất sẽ thu hồi các sản phẩm này và tiêu hủy. Các Nhà Phân Phối, đại lý, cửa hàng có sản phẩm bị thu hồi sẽ được bồi thưởng bằng hàng thay thế.

Tuy chỉ xét trong một khía cạnh nhỏ của cả một bộ máy công ty )từ Nhà Phân Phối đến người tiêu dùng) ta cũng có thể nhận thấy để sản phẩm đến được tay khách hàng là một đoạn đường không hề dễ dàng, với các công việc và nhiệm vụ được thực hiện một cách rõ ràng, phân chia hợp lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kênh phân phối truyền thống cho sản phẩm bánh mì khu vực Hà Đông – Thanh Xuân – Đống Đa – Ba Đình (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w