Tổng quan về công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA (Trang 33 - 51)

1.Lịch sử hình thành và phát triển công ty

- Tên công ty:Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa. - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc công ty: (Ông) Nguyễn Tiến Cường. - Địa chỉ công ty: Xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống-tỉnh Thanh Hóa. - Công ty được đóng trên 2 địa bàn:

- Khu vực khai thác mỏ nằm trên địa bàn xã Tế Lợi- huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45, cách thị trấn Nông Cống 3km về phía Nam.

- Trụ sở chính của công ty và phân xưởng hóa chất nằm trên địa bàn xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái.

- Tài khoản : 431.101.000001 tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nông Cống.

- Vốn điều lệ : 3.811.300.000

(Ba tỷ tám trăm mười một triệu ba trăm ngàn đồng) Hồ sơ pháp lý của công ty bao gồm:

- Quyết định số 82/2004 QĐ –BCN ngày 24/08/2004 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp và Quyết định số 134/2004 QĐ- BCN ngày 16/11/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty Secpentin và hóa chất Thanh Hóa thành Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa.

- Giấy phép kinh doanh số 2603000232 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 20/12/2004.

Điểm lại hoạt động của Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa có thể kể đến một số cột mốc tiêu biểu như sau:

Ngày 12/07/1975: Công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa( tiền thân là Mỏ Secpentin Thanh Hóa) được Tổng cục Hóa chất,nay là Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam ký quyết định thành lập vào ngày 12/07/1975, với nhiệm vụ chính là khai thác và cung cấp quặng cho các nhà máy sản xuất phân lân nung chảy.

Ngày 16/01/1976: Tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên được thành lập.

Ngày 10/1981: Mỏ tiếp nhận thêm Xưởng nghiền Apatit Yên Thái, là cơ sở đang được đầu tư xây dựng dở dang.

Ngày 27/12/1992: Mỏ được Bộ trưởng Bộ công nghiệp ký quyết định số 643/CNNG – TC về việc đổi tên thành xí nghiệp Secpentin và Hóa chất Thanh Hóa.

Ngày 11/06/1996: Xí nghiệp Secpentin và Hóa chất Thanh Hóa được đổi tên thành Công ty Secpentin và Hóa chất Thanh hóa theo quyết định số 1527/QDD – TCCB của Bộ trưởng Bộ công nghiệp.

Những năm đầu mới thành lập, là đơn bị hạc toán phụ thuộc. Sau này chuyển sang là đơn vị hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh cảu mình. Là một doanh nghiệp tồn tại từ cơ chế quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường.Thời gian đầu công ty gặp không ít khó khăn do cơ chế chính sách và điều kiện kinh tế của đất nước,nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt rất thấp, đời sống người lao động gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng sau này do thích ứng được với cơ chế mới,tinh giảm bộ máy, nâng cao trình độ quản lý, đổi mới công nghệ,đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm,giá cả hợp lý và ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hang nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đã tăng lên rất nhiều,tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước;quy mô của công ty không ngừng được mở rộng,đời sống nhân dân được đảm bảo,đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và tham gia tốt các chính sách xã hội của địa phương.

Ngày 16/11/2004: Công ty hoạt động theo Quyết định số 82/2004 QĐ–BCN ngày 24/08/2004 về việc cổ phần hóa doanh nghiệp và Quyết định số 134/2004 QĐ- BCN ngày 16/11/2004 của Bộ công nghiệp về việc chuyển Công ty Secpentin và hóa chất Thanh Hóa thành công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa.

Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty hoàn toàn tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên hiệu quả kinh doanh đạt cao hơn,lợi ích của cổ đông và người lao động luôn được hài hòa và đảm bảo.

Ngày 10/12/2004: Được Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp giấy phép kinh doanh số 2603000232.

Ngày 12/07/2005: Tập thể cán bộ công nhân viên Công ty đã vui mừng tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba do Chủ tịch nước trao tặng.

2.Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm cung cấp

- Khai thác quặng Secpentin cung cấp cho các Công ty sản xuất phân lân như: Công ty phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình,Nhà máy Supe photphat Long Thành.

- Sản xuất bột Secpentin làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NPK,phân vi sinh… tiêu thụ trên địa bàn toàn quốc.

- Sản xuất phân bón NPK,phân vi sinh các loại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: lúa,ngô,khoai; cây công nghiệp như cây mía,cây cao su tiêu thụ chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh lân cận.

- Kinh doanh xăng dầu.

- Xây dựng dân dụng và san lấp mặt bằng.

3.Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Công ty hoạt động theo hình thức tổ chức của công ty cổ phần và có sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:

- Trụ sở chính của công ty: Đặt tại xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái. Đây là trung tâm điều hành mọi hoạt động của công ty.Tại trụ sở chính có các phòng ban:

• Phòng tổ chức hành chính.

• Phòng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Phòng thị trường.

• Phòng kỹ thuật sản xuất.

• Phòng phân xưởng khai thác.

• Phòng phân xưởng hóa chất.

- Phân xưởng khai thác : Đặt tại xã Tế Lợi- huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45, cách thị trấn Nông Cống 3km về phía Nam.

- Phân xưởng hóa chất : Đặt tại xã Hoàng Giang-huyện Nông Cống- tỉnh Thanh Hóa cạnh quốc lộ 45 và ga Yên Thái.

Công ty hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,dân chủ và tôn trọng pháp luật.Các cổ đông trong công ty cùng chia lợi nhuận cùng chịu lỗ tương ứng với cổ phần góp vào công ty.

Đại hội đồng cổ đông :Cơ quan quyết định cao nhất của công ty.Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tịch

Hội đồng quản trị : Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả quyền nhân danh Công ty trừ nhửng thẫm quyền thuộc Đại hội đồng cổ đôngđể lãnh đạo,quản lý.

Ban kiểm soát : Kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty.

Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước pháp luật của công ty. Giám đốc công ty thực hiệm nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định của Pháp luật, chịu trách nhiệm cá nhân trước hội đồng quản trị và pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty. Là người lãnh đạo quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty và các phòng,phân xưởng và là người triệu tập và chủ trì các cuộc họp của công ty,tổ chức chỉ đạo triển khai và chấp hành các chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước.

Giám đốc phụ trách chung, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài cương vị phụ trách chung,Giám đốc chỉ đạo trực tiếp một số lĩnh vực sau: Công tác tố chức cán bộ, lao động tiền lương,các chế độ chính sách đối với người lao động và công tác xã hội với địa phương.Nghiên cứu,định hướng,chiến lược phát triển thị trường. Công tác hạch toán kinh tế trong xây dựng cơ bản. Chỉ đạo trực tiếp phòng thị trường,phòng Kinh tế,phòng Tổ chức lao động. Thông qua đại hội người lao động hang năm giám đốc quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc để đảm bảo quản lý điều hành hoạt động của công ty có hiệu quả. Chịu trách nhiệm về sử dụng tài sản của công ty,tiết kiệm chi phí,thực hiện các quy định về công khai tài chính.

Giám đốc có trách nhiệm phối hợp với công đoàn công ty tổ chức đại hội người lao động mỗi năm 1 lần.Nội dung và trình tự theo quy định của pháp luật.

Giám đốc có trách nhiệm lắng nghe ý kiến phản ánh,đóng góp của người lao động,giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại- tố cáo của người lao động.Có lịch tiếp người lao động,tổ chức chỉ đạo công khai các thủ tục hành chính khi liên quan tới người lao động.

Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Đảng ủy,giám đốc Công ty về công tác và tổ chức bộ máy quản lý,sản xuất,tổ chức cán bộ của công ty.

Bồi dưỡng,đào tạo,sắp xếp,bố trí lao động phù hopự với trình độ,năng lực và đặc điểm sản xuất của đơn vị.

Quản lý hành chính,quản trị,lễ tân,khách tiết.

Chăm lo bảo vệ sức khỏe hoc người lao động và công tác vệ sinh môi trường.

Phòng kinh tế: Chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính của công ty.

Xây dựng kế hoạch sản xuất,xây dựng cơ bản hang năm. Xây dựng kế hoạch quản lý và huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.

Xây dựng và đôn đốc các hợp đồng kinh tế. Quản lý nhập xuất hàng hóa vật tư hàng hóa phục vụ sản xuất.

Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý kinh tế tài chính theo quy định của pháp luật và của công ty ban hành.

Thực hiện chế độ báo cáo thống kê,vật tư kho tang,quỹ,báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh theo quý,năm…Theo quy định của luật doanh nghiệp.

Thực hiện thanh quyết toán các chế độ với người lao động đầy đủ kịp thời và đúng qui định.

Theo dõi thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế giữa công ty với các đối tác kịp thời đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính.

Quản lý tiền mặt,két bạc,hàng hóa của công ty. Quản lý,kinh doanh xăng dầu đảm bảo có hiệu quả.

Thực hiện việc đối chiếu công nợ hàng tháng của cán bộ thị trường và người lao động.Đề xuất các biện pháp thu hồi công nợ,hướng dẫn kiểm tra việc ghi chép ở các phân xưởng Khai thác và Hóa chất.

Phòng kinh tế cùng với phòng kỹ thuật sản xuất theo dõi, xem xét,quyết toán việc thực hiện các định mức kỹ thuật ở hai phân xưởng.

Quản lý,đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân.

Phòng thị trường: Chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổ chức công tác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả tiêu thụ, thu hồi công nợ. Thu mua, cung ứng quản lý vật tư, phụ tùng,máy móc,thiết bị sản xuất.

Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kết quả tiêu thụ phân NPK và các sản phẩm khác.Thanh tóan kịp thời việc mua bán vật tư,tiêu thụ sản phẩm.

Tổ chức triển khai mạng lưới tiêu thụ các loại phân NPK và các loại sản phẩm khác. Xây dựng kế hoạch thị trường hàng tháng,quý,năm.

Thực hiện chuyển giao công nghệ sử dụng phân NPK đến các hợp tác xã,nông trường,hộ nông dân trên địa bàn.

Thực hiện đối chiếu công nợ hàng tháng,quý,năm với khách hàng và phòng kinh tế.

Cung ứng và thu mua vật tư hàng hóa đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu của lãnh đạo công ty.

Phát hiện bổ sung và bồi dưỡng đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thị trường. Thực hiện các chế độ báo cáo theo yêu cầu của công ty.

Phòng kỹ thuật sản xuất: Chịu trách nhiệm tham mưu cho công ty về công tác quản lý kỹ thuật sản xuất, xây dựng cơ bản, thiết bị an toàn và chất lượng sản phẩm của công ty.

Quản lý hệ thống máy móc,thiết bị hai khu vực. Điều hành sản xuất hàng ngày của công ty.

Kiếm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi nhập,xuất kho. Lập kế hoạch bảo hộ lao động,biện pháp an toàn lao động.

Lập các biện pháp và giám sát việc sửa chữa,bảo dưỡng máy móc thiết bị trong công ty.

Phân xưởng khai thác: Chịu trách nhiệm tham mưu cho lao động công ty về công tác khai thác,bốc xếp lên phương tiện vận chuyển các loại quặng Secpentin và các loại quặng theo kế hoạch tháng,quý,năm đảm bảo chất lượng,số lượng,thời gian theo hợp đồng giữa công ty và phân xưởng.

Quản lý và điều hành mọi họat động xã hội,đời sống,sinh hoạt trong phân xưởng,đảm bảo an toàn trật tự trong khu vực mỏ và trên địa bàn.

Phân xưởng hóa chất: Chịu trách nhiệm tham mưu cho cán bộ lãnh đạo công ty về công tác vận chuyển quặng Secpentin,bột MgO,phân NPK các loại theo kế hoạch,bốc xúc quặng Secpentin lên tàu tại ga Yên Thái đi tiêu thụ,sản xuất các loại phân NPK,bột nghiền,than bùn và các sản phẩm của công ty theo yêu cầu của khách hàng.

4.Một số đặc điểm về kỹ thuật của công ty

a.Đặc điểm về sản phẩm:

Ngoài xăng dầu công ty phải nhập 100% từ bên ngoài thì hai mặt hàng chính của công ty là phân bón tổng hợp NPK và bột quặng Secpentin đều có chất lượng cao,giá thành hợp lí.

Đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất phân bón NPK:

Nguyên liệu sản xuất phân bón NPK bao gồm: Đạm Ure,Lân nung chảy,lân Supe,Kali Clorua,các chất phụ gia và được trộn lẫn,đưa vào máy vê viên theo một tỉ lệ nhất định.Sau khi vê viên được đưa xuống sang và kiểm tra mẫu.

Những mẫu đã đạt tiêu chuẩn được chuyển sang bộ phận đóng bao,rồi nhập kho,còn chất lượng NPK chưa đạt tiêu chuẩn được chuyển sang để gia công phế phẩm và quay lại quy trình sản xuất ban đầu.

Từng loại phân NPK phải đảm bảo chất lượng theo qui định mà công ty đã đăng kí với Nhà nước.Đảm bảo về kích cỡ hạt,độ ẩm,màu sắc…Trường hợp sản phẩm không đảm bảo thì phải gia công lại cho đảm bảo trước khi đóng bao, nhập kho.

Hiện tại công ty sản xuất các loại phân NPK như sau:

TT Tên sản phẩm Chủ yếu bón cho cây trồng

1 NPK 5-10-3 Cây lúa

2 NPK 5-8-5 Cây mía

3 NPK 3-9-6 Cây lạc,ngô,đậu

4 NPK 6-4-8 Cây sắn,khoai

5 NPK 10-10-5 Bón thúc cho các loại cây 6 NPK 15-5-15 Bón thức cho các loại cây

Đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất quặng Secpentin:

Các bước khai thác và gia công quặng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác khoan nổ mìn: Xác định khoảng cách giữa các lỗ khoan,bán kính lỗ khoan,chiều sâu lỗ khoan từ đó xác định số lượng vật liệu nổ cho từng lỗ khoan.

- Gia công quặng thượng phẩm : Sauk hi nổ mìn ở gương tầng khai thác thu được quặng ở dạng cục,bột có kích thước khác nhau. Những loại quặng có đường kính quá lớn ( 500-1000mm) được gia công bằng búa.Những loại quặng lớn hơn 1000mm được thực hiện nổ mìn lần hai.

- Quặng sau khi gia công được tiến hành tuyển chọn thành 3 loại:

• Quặng cục loại: 100mm*300mm

• Quặng cục loại 30mm*70mm

• Quặng vụn, bở phong hóa và đất thải

Quặng Secpentin sau khi được khai thác sẽ được vận chuyển đến nhà máy để sản xuất bột Secpentin.

Quặng để sản xuất bột Secpentin là loại quặng có kích cỡ 30mm*70mm. Quặng được đưa vào máy nghiền,sấy để đảm bảo độ mịn,độ ẩm được đóng gói nhập kho và xuất đi tiêu thụ.Sản phẩm bột được sử dụng làm phụ gia cho chế tạo phân bón,

Yêu cầu chất lượng sản phẩm sau khi nhập kho: - MgO ≥ 30%

- SiO2 ≤ 42%

- Độ mịn ≥ 80% qua sang 0,2 - Độ ẩm < 0,02%

b.Đặc điểm về thị trường

Hệ thống thị trường trong nền kinh tế hàng hóa hiện đại phải bao gồm ba bộ phận cấu thành: một là chủ thể thị trường tức là nhà sản xuất hàng hóa độc lập tự chủ, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Họ phải là chủ thể vận hành thị trường tự chủ kinh doanh tự chịu lỗ lãi, tự tìm kiếm phát triển, hai là khách thể thị trường, nó là

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SECPENTIN VÀ PHÂN BÓN THANH HÓA (Trang 33 - 51)