IV. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần trong nền kinh tế
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ chỗ có 1 chủ sở hữu thành công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu .
Đầu những năm 90,Việt Nam đã đề các chủ trương đa dạng hóa sỡ hữu doanh nghiệp nhà nước với những đặc điểm:
- chuyển từ doanh nghiệp đơn sở hữu ( 100% vốn nhà nước) sang công ty đa sơ hữu( trong đó có Nhà nước) do đó sẽ chuyển mô hình tổ chức quản lý của Doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần, cơ cấu này gồm : Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị,Giám đốc( Tổng giám đốc) và Ban kiểm soát.
- Không còn chế độ chủ quản, hoạt động bình đẳng với các chủ thể kinh tế khác. Công ty cổ phần hoạt động theo luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty cũng như các quy định khác của Nhà nước.
- Hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chủ trong thu hút vốn và phân phối thu nhập, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở vốn góp về các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ chế thu hút vốn linh hoạt, được phép phát hành chứng khoán( cổ phiếu, trái phiếu), vốn được chuyển nhượng dễ dàng theo luật định.
- Có sự phân định rõ ràng về quyền và trách nhiệm đối với tài sản( Doanh nghiệp nhà nước không có quyền đối với tài sản): Cổ động sở hữu vốn, công ty sở hữu tài sản và toàn quyền quyết định đối với tài sản từ việc mua, bán, cho thuê.
- Hầu hết người lao động cũng là cổ đông.Họ vừa là người chủ cũng có thể là người làm thuê.
Sau khi cổ phần hóa, doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi hơn để sản xuất,kinh doanh.
- Công ty cổ phần có thể tập trung được nhanh số vốn có quy mô lớn và hiệu quả cao.Bằng việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp có thể tập trung được lượng vốn lớn để đầu tư và phát triển doanh nghiệp.Đây có thể nói là ưu điểm lớn nhất của công ty cổ phần,khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác bởi vì công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn.
- Công ty cổ phần hoạt động theo chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Theo chế độ này thì có sự phân biệt rõ ràng tài sản của công ty và phần vốn của cổ động.Trách nhiệm tài chính của công ty giới hạn trong phạm vi tài sản của công ty và phần vốn của cổ đông theo tỷ lệ đóng góp của mỗi người. Điều này đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại,rủi ro,thua lỗ.
- Với những khả năng tập trung vốn tương đối lớn,các công ty cổ phần có thể tranh thủ khoa học kỹ thuật,công nghệ hiện đại,mạnh dạn đầu tư vào các ngành nghề mới,có triển vọng đạt lợi nhuận cao làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế, từ đó tác động đến phân công lao động,xã hội.Cơ cấu đội ngũ công nhân cũng biến đổi không chỉ tăng về số lượng mà còn trình độ lành nghề,các chức năng của đội ngũ quản lý điều hành cũng chuyên sâu và đa dạng hơn.Trong nội bộ công ty do phân định rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền kinh doanh nên tạo cho những người góp vốn tham gia quản lý thật sự công ty và lựa chọn những giám đốc,những thành viên Hội đồng quản trị có tài năng và tích cực,đủ sức đảm nhiệm chức trách,đảm bảo được quyền lợi,lợi ích cũng như trách nhiệm của các chủ sở hữu.Chính vì vậy công ty cổ phần giúp đẩy nhanh quá trình phân công chuyên môn hóa,một trong những điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần hóa.
a. Giá trị gia tăng/đầu vào
Nếu tốc độ tăng của giá trị gia tăng lớn hơn tốc độ tăng của đầu vào thì doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp tốc độ tăng của hai chỉ tiêu này càng chênh lệch thì hiệu quả đạt được càng cao.
b.Về khả năng sinh lời
Là thước đo hiệu quả bằng tiền, là điều kiện cần nhưng chưa đủ để duy trì cân bằng tài chính. Việc đánh giá khả năng sinh lợi phải dựa trên một khoảng thời gian tham chiếu. Khái niệm khả năng sinh lợi được áp dụng trong mọi hoạt động kinh tế sử dụng các phương tiện vật chất, con người và tài chính, thể hiện bằng kết quả trên phương tiện. Khả năng sinh lợi có thể áp dụng cho một hoặc một tập hợp tài sản.
Ở cấp độ doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ. Nhìn chung, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được hai đòi hỏi cấp bách:
- Đảm bảo duy trì vốn cho doanh nghiệp đầu tư.
- Trả được các khoản lãi vay và đảm bảo hoàn trả khoản vay.
Lãi thu được từ các hoạt động sinh lợi trong năm tài khoá có thể được trích chia cho cổ đông hoặc vẫn duy trì dưới dạng vốn dự trữ (reserve). Nếu không tính tới thuế và lãi, khả năng sinh lợi của tài sản phải cho phép tích luỹ đủ tiền để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn trả nợ, đóng góp vào việc tăng vốn và trả lợi nhuận đầu tư vốn cho các cổ đông.
Mọi quyết định và thay đổi về việc nắm giữ tài sản không chỉ làm nảy sinh vấn đề tài chính mà còn làm nảy sinh cả vấn đề sinh lợi. Nếu khả năng sinh lợi không đủ lớn, doanh nghiệp sẽ không đủ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của nhiều yếu tố sản xuất kinh doanh khác nhau. Thặng dư khi đó sẽ không đủ để duy trì cân bằng tài chính.
Cần chú ý là khả năng sinh lợi của tài sản chỉ là một phần vấn đề nảy sinh từ khả năng sinh của các nguồn vốn thực hiện. Trên thực tế, rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp do các cổ đông gánh chịu. Lợi nhuận mà họ thu được không chỉ phụ thuộc vào khả năng sinh lợi của tài sản mà còn phụ thuộc vào chi phí đi vay. Yêu cầu về tỷ lệ sinh lợi tối thiểu phù hợp với khả năng bảo toàn vốn cho doanh nghiệp và trả lợi nhuận đầu tư vốn sẽ kết nối trước hết chức năng tài chính với mọi quyết định sử dụng tiền (tức là việc tạo hoặc thay đổi cấu trúc tài sản).
Trong số các công ty cổ phần có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm có tỷ lệ sinh lời dương: Đại bộ phận nhóm này là các công ty được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả.
- Nhóm có tỷ lệ sinh lời âm,là những công ty được cổ phần hóa từ các doanh nghiệp Nhà nược bị thua lỗ.
Cho nên một số công ty cổ phần bị thua lỗ, nhưng vẫn chưa thể kết luận được công ty này làm ăn kém hiệu quả.
3.Tình hình hiệu quả kinh doanh của các công ty sau cổ phần hóa
Những chính sách ưu đãi của Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được cổ phần hóa dần đi vào ổn định và đạt những kết quả đáng kể.
Đa số các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa đã hoạt động hiệu quả hơn song cũng không còn ít những khó khăn, vướng mắc, sự yếu kém về năng lực trình độ,lúng túng trong quản lý, điều hành và một số những hạn chế từ phía cơ chế chính sách và luật pháp.
Theo kết quả khảo sát điều tra có tới hơn 90% các công ty cổ phần đánh giá rằng, tình hình tài chính của họ tốt hơn so với thời kỳ chưa cổ phần hóa.Trong đó hơn 10% các công ty cho rằng,tình hình tài chính đã tốt hơn rất nhiều so với trước kia và chỉ có khoảng 3% trong số các công ty được khảo sát cho rằng, tình hình tài chính có xu hướng xấu đi. Tốc độ tăng trưởng tài sản ở các công ty cổ phần hàng năm là gần 20%,do sự bỏ vốn đầu tư mới và lợi nhuận dùng để tái đầu tư.
Về lao động,sau cổ phần hóa, vè cơ bản,người lao động không bị mất việc làm.Tại hơn 80% công ty cổ phần được điều tra,thì năng suất lao động tăng bình quân 16%/năm do tổ chức dây chuyền công nghệ, đồng thời có cơ chế khuyến khích hợp lý. Thu nhật của người lao động và cán bộ quản lý tăng rõ rệt: Tiền lương của người lao động tăng bình quân 12%/ năm, cá biệt có doanh nghiệp sau 3 năm cổ phần hóa thì tiền lương tăng 100%. Người lao động, mà đa số là cổ đông, có động lực làm việc tốt hơn, sự qua tâm của cán bộ quản lý cũng như người lao động đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên rất nhiều.
Về trang thiết bị kỹ thuật, hơn 70% doanh nghiệp sau cổ phần có trình độ kỹ thuật, công nghệ và trang thiết bị tăng lên rõ rệt, do đó đã tạo được sản phẩm có chất lượng tôt, đáp ứng nhu cầu của thị trường- yếu tố cơ bản để tăng doanh thu và lợi nhuận.
Về doanh số, bình quân doanh số của các công ty sau cổ phần hóa đều tăng 20%. Mặc dù chỉ tiêu tăng doanh số chỉ là kết quả, chưa cho phép chúng ta đánh giá về hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần, nhưng sau một thời gian ngắn chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần, với nhiều khó khăn bỡ ngỡ,các công ty cổ phần đã ổn định được tổ chức và đạt được tốc độ tăng doanh số khoảng 20%/ năm là một kết quả đáng ghi nhận, thậm chí ở một số công ty, sau khi cổ phần hóa đã có mức tăng doanh số rất cao.
Về giá trị gia tăng,chỉ tiêu này tại các công ty cổ phần có tốc độ tăng rất nhanh, đạt con số bình quân 26%/ năm. Kết quả này có được là do các công ty cổ phần đã có một cơ cấu sản phẩm hợp lý, tổ hức gọn nhẹ, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ được tăng cường,nên đã nâng cao được năng suất,tiết kiệm. Công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị,quảng cáo càng tốt hơn.
4.Các yếu tố cải thiện hiệu quả kinh doanh của các công ty cổ phần
Theo những kết quả trên cho thấy, sau khi cổ phần hóa, tình hình hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện hơn so với các doanh nghiệp nhà nước. Đạt được những nguyên nhân đó là do một số nguyên nhân sau:
Sau khi cổ phần hóa các doanh nghiệp giải tỏa được những kho khăn về vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự chủ sản xuất kinh doanh, phát huy được tiềm năng,trí tuệ của người lao động.
Cổ phần hóa làm cho người lao động trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp cho nên nó tạo động lực cho người lao động, phát huy quyền làm chủ và tinh thần trách nhiệm của người lao động.
Cổ phần hóa xóa bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước đối với Doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải năng động, làm ăn thực sự có lãi để có thể cạnh tranh trên thị trường.Do đó tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp, các nhà quản lý cũng như người lao động nâng cao chất lượng lao động, đổi mới phong cách quản lý và làm việc.
Để cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường sau khi xóa bỏ chế độ bao cấp của Nhà nước doanh nghiệp phải tự đánh giá đúng khả năng của mình để đưa ra các quyết sách hợp lý và tự chịu trách nhiệm về quyết sách đó.
Doanh nghiệp có thể được chủ động về vốn nên có thể thu hút vốn từ nhiều nguồn, đặc biệt trên thị trường chứng khoán một kênh huy động vốn thuận lợi và quan trong của công ty cổ phần trong kinh tế thị trường.
Tuy vậy, từ sự phân tích trên cũng cho thấy hiệu quả hoạt dộng của các công ty cổ phần được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước còn chưa cao do nhưng nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Đối vơi đất nước phát triển theo con đường kế hoạch hóa tập trung sau một thời gian dài như đất nước ta thì hình thức công ty cổ phần còn khá xa lạ đối với hầu hết người dân, do đó hạn chế sự đầu tư từ phía xã hội do tâm lý sợ rủi ro. Thị trường tài chính đã có, nhưng hoạt dộng còn kém hiệu quả, chưa hấp dẫn và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và tầng lớp dân cư.
Hình thức công ty cổ phần mới được đưa vào áp dụng cho các doanh nghiệp ở nước ta nên nhìn chung cơ chế chính sách, luật pháp liên quan đến công ty cổ phần còn thiếu tính đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo mâu thuẫn nhau. Mặc dù Nhà nước
đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế nhưng trên thực tế, vẫn còn những sự phân biệt đối xử nhất định( như cho vay dưới hình thức tín chấp, cung cấp thông tin, quan hệ với một số cơ quan chức năng: thuế, quản lý thị trường…)Chính sách đối với người lao động sau cổ phần hóa cũng có nhiều tồn tại bất cập, như giải quyết lao động dư thừa,bảo hiểm… chưa chú trọng đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động.
Bên cạnh sự thiếu đồng bộ của cơ chế, chính sách thì hệ thống tư vấn,hộ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn thiếu hoạt động chưa hiệu quả, do đó, các công ty cổ phần còn thiếu nơi giải đáp những vướng mắc trong kinh doanh và quản lý.
Cơ chế cũ được duy trì trong một thời gia khá dài nên còn đề năng tâm lý,thói quen của các nhà quản lý cũng như người lao động. Nhận thức của người lao động và người chủ về công ty cổ phần và cơ chế hoạt động của nó còn hạn chế.
Sau cổ phần hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật mặc dù đã có những thay đổi nhưng về cơ bản, kỹ thuật vẫn còn lạc hậu. Trình độ tay nghề của người lao động,kiến thức và kinh nghiệm của các cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu.
Chương II:
Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần Secpentin và Phân bón Thanh Hóa