Phân phối là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội và là một mặt của quan hệ sản xuất, nên sự vận động của nó chịu sự ràng buộc của nhiều nhân tố. Dới đây là một số nhân tố chủ yếu quy định phân phối thu nhập.
a. Sự phát triển của lực lợng sản xuất
Lực lợng sản xuất là toàn bộ năng lực sản xuất của xã hội ở một thời kỳ nhất định. Trình độ phát triển của lực lợng sản xuất nói lên trình độ con ngời chinh phục, cải tạo tự nhiên và từ đó làm ra sản phẩm vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình. Lực lợng sản xuất ảnh hởng đến tính chất của phân phối, phạm vi phân phối, hình thức biểu hiện của đối tợng đợc đem ra phân phối.
Trong xã hội cộng xã nguyên thuỷ, lực lợng sản xuất hết sức thấp kém, chỉ có dựa vào lao động tập thể mới tiến hành sản xuất đợc, lao động mang lại hiệu quả rất thấp, không có sản phẩm d thừa để tích luỹ, vì thế, trong xã hội công xã nguyên thuỷ, sản phẩm lao động đợc phân phối bình quân và dới hình thức hiện vật. Nguyên tắc phân phối này là rất cần thiết vì sản phẩm làm ra quá ít ỏi. Chỉ có thể thoả mãn nhu cầu sinh tồn bức thiết nhất. Bất cứ một sự phân phối nào khác đều không thích hợp với trình độ của lực lợng sản xuất lúc bấy giờ.
Khi lực lợng sản xuất đợc phát triển hơn, thì sản phẩm thặng d suất hiện, nhng cha nhiều, đồng thời chế độ t hữu suất hiện, nên phơng thức phân phối chỉ
có thể mang tính chất áp đặt, bóc lột, bất bình đẳng. Cùng với sự phát triển của lực lợng sản xuất và phân phối lao động xã hội, quan hệ hàng hoá - tiền tệ đợc mở rộng đã đa đến sự thay thế phân phối hiện vật bằng phân phối dới hình thức giá trị (tiền tệ) là chủ yếu.
Sự ra đời và phát triển của đại công nghiệp làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên mạnh mẽ, nên khối lợng sản phẩm sản xuất ra rất lớn, quan hệ phân phối mở rộng. Và cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trờng, phân phối dới hình thức giá trị ngày càng trở thành phổ biến và có thể thông qua sự đánh giá của thị trờng để xác định phần đợc phân phối.
Tính chất xã hội hoá sản xuất ngày càng cao cũng tất yếu đòi hỏi nhà nớc phải điều tiết phân phối để thực hiện chức năng xã hội của mình.
Nh vậy, lực lợng sản xuất là nhân tố ảnh hởng đến phân phối, điều đó thể hiện ở chỗ: Một là, sự phát triển của lực lợng làm tăng khối lợng của cải vật chất đa vào phân phối, trình độ của lực lợng sản xuất càng cao, thì quy mô phân phối càng lớn. Hai là, sự thay đổi tính chất và trình độ của lực lợng sản xuất dẫn đến sự thay đổi hình thức phân phối, khi lực lợng sản xuất thấp nh trong các xã hội công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến thì phân phối đợc thực hiện dới hình thức phân phối hiện vật, khi lực lợng của sản xuất phát triển cao thì phân phối đợc thực hiện dới hình thức giá trị (tiền tệ). Ba là, sự phát triển của lực lợng sản xuất là nhân tố quyết định sự biến đổi của các phơng thức phân phối xã hội: phơng thức phân phối xã hội công xã nguyên thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội t bản chủ nghĩa, xã hội XHCN.
b. Chế độ sở hữu
Giữa chế độ sở hữu và phân phối có quan hệ ràng buộc lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau. Nh đã trình bày ở phần trên, quan hệ sở hữu là cơ sở của quan hệ phân phối, nó quyết định tính chất của quan hệ phân phối. Còn quan hệ phân
phối là hình thức thực hiện của quan hệ sở hữu về t liệu sản xuất. Nhà t bản là ngời sở hữu vốn và t liệu sản xuất, dựa vào đó họ chiếm đoạt giá trị thặng d. Nếu nh gạt bỏ việc chiếm đoạt giá trị thặng d của nhà t bản, thì sự chiếm hữu t liệu sản xuất của nhà t bản chẳng có ý nghĩa gì.
Nhìn vào lịch sử, ta thấy quan hệ giữa chế độ sở hữu và phân phối. Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, chế độ sở hữu là chế độ công hữu nguyên thuỷ, nên chế độ phân phối đợc thực hiện theo nguyên tắc ngang nhau (bình quân) và phân phối trực tiếp của công xã thị tộc. Trong xã hội phong kiến, chế độ sở hữu là chế độ t hữu ruộng đất của địa chủ, nên chế độ phân phối nửa tự cấp tự túc, nửa thị trờng. Trong CNTB, chế độ sở hữu là sở hữu t nhân TBCN, nên chế độ phân phối là phân phối theo giá trị các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đối với ng- ời lao động thì theo giá trị sức lao động, còn đối với nhà t bản thì theo giá trị của vốn mà anh ta ứng ra. C.Mác đã phân tích rõ quá trình phân phối trong CNTB: giá trị mới sáng tạo ra đợc phân thành tiền lơng, lợi nhuận, lợi tức và địa tô. Sự phân phối ấy mang hình thức "trao đổi ngang giá" vì thế nó che lấp thực chất bóc lột của phân phối TBCN.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, chế độ công hữu về t liệu sản xuất từng bớc đợc thiết lập dới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, nên ra đời chế độ phân phối theo lao động. Nó là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của chế độ công hữu XHCN về t liệu sản xuất và là đặc trng của phân phối XHCN.
Phù hợp với trình độ của lực lợng sản xuất trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại, nhng chế độ sở hữu lại quyết định quan hệ phân phối, vì thế, trong thời kỳ quá độ tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập. Đồng thời trong hoạt động kinh tế thực tế các hình thức sở hữu không tồn tại tách bạch mà có sự đan xen, xâm nhập vào nhau. Chẳng hạn, một
xí nghiệp trong đó có vốn của nhà nớc, của tập thể, của cá nhân thì không thể quy nó về một hình thức sở hữu nào đó, mà thuộc sở hữu hỗn hợp, vì thế tất yếu phải có sự dung nạp nhiều hình thức phân phối.
Từ sự phân tích trên cho thấy chế độ sở hữu có vai trò quyết định đối với phân phối, khi chế độ sở hữu thay đổi, thì các chế độ phân phối tơng ứng với nó cũng thay đổi theo. Việc tách rời phân phối với chế độ sở hữu, giải thích phân phối nh thế là một thứ không dựa vào phơng thức sản xuất là một quan điểm sai lầm. Tuy nhiên, không nên coi sở hữu là nhân tố duy nhất quyết định quan hệ và hình thức phân phối.
c. Kiến trúc thợng tầng
Toàn bộ các quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng của xã hội, trên cơ sở hạ tầng ấy thiết lập kiến trúc thợng tầng tơng ứng gồm nhà nớc, pháp quyền và các hình thái ý thức xã hội. Trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thợng tầng, thì cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thợng tầng. Và đến lợt nó kiến trúc thợng tầng cũng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng. Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất thuộc cơ sở hạ tầng, vì thế, nó chịu sự tác động trở lại của kiến trúc thợng tầng.
ảnh hởng to lớn của kiến trúc thợng tầng đối với phân phối thể hiện ở chỗ: Một là, Nhà nớc sử dụng luật pháp để bảo vệ chế độ sở hữu và quan hệ phân phối tơng ứng với chế độ sở hữu đó. Nhà nớc t sản sử dụng luật pháp để bảo vệ chế độ phân phối TBCN, còn nhà nớc XHCN có nhiệm vụ xây dựng và từng bớc hoàn thiện chế độ phân phối XHCN, nhà nớc thiết lập đồng bộ hệ thống chính sách phân phối nh chính sách tiền lơng, chính sách việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội, chính sách thuế.... và thực hiện điều tiết thu nhập. Hai là, hình thái ý thức có thể tác động thông qua việc chấp nhận hoặc phủ nhận, từ đó củng cố hoặc làm suy yếu quan hệ phân phối nào đó. Nếu cho rằng một phơng
thức phân phối nào đó là hợp lý, có thể chấp nhận đợc, thì phơng thức phân phối đó sẽ đợc củng cố và phát triển. Ngợc lại, nếu cho rằng phơng thức phân phối nào đó là bất hợp lý, thì sẽ có những lực lợng xã hội đòi thay đổi phơng thức phân phối hiện hành.
1.2.2. Những nguyên tắc phân phối trong kinh tế thị trờng định hớng XHCN
a. Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng của phân phối trong kinh tế thị trờng định hớng XHCN.
Hiệu quả là sự vận hành kinh tế nhằm bằng mọi khả năng thoả mãn nhu cầu của mọi ngời trong điều kiện ràng buộc về tài nguyên và kỹ thuật. Theo cách nói thông thờng hiệu quả là đầu vào ít nhất mà thu đợc đầu ra lớn nhất.
Công bằng về cơ bản là một khái niệm thuộc lĩnh vực hình thái ý thức, nó chịu ảnh hởng của nhiều nhân tố nh chính trị, đạo đức, tâm lý. Vấn đề là trong hiện thực ngời ta có quan điểm thật sự nh thế nào về công bằng, bởi vì chỉ có quan niệm công bằng trong thực tế mới có tác dụng đối với hiệu quả sản xuất.
Lý luận kinh tế phơng Tây đã trình bày phân phối thu nhập TBCN và cho rằng giữa công bằng và hiệu quả tồn tại quan hệ thay thế, đợc cái này mất cái kia, và thờng chọn hiệu quả là mục tiêu u tiên trong phân phối. Giáo s Kuznets phân tích các mô hình tăng trởng trong quá khứ của các nớc phát triển đơng thời, đã nói rằng trong những giai đoạn đầu của tăng trởng kinh tế tình hình phân phối thu nhập thờng xấu đi, nhng nó sẽ tốt lên ở giai đoạn sau. Một số nhà lý luận lại tin rằng phân phối không công bằng là điều kiện cần thiết để tạo ra tăng trởng nhanh. Họ lập luận rằng thu nhập cao của cá nhân và của công ty là điều kiện cần thiết để tiết kiệm, để có thể đầu t và tăng trởng kinh tế. Trong khi ngời nghèo tiêu tất cả thu nhập của họ cho tiêu dùng, thì ngời giầu tiết kiệm và đầu t một tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của họ. Vì thế, một nền kinh tế có phân
phối thu nhập rất không công bằng sẽ tiết kiệm đợc nhiều hơn và tăng trởng kinh tế nhanh hơn nền kinh tế có phân phối thu nhập công bằng.
Lập luận trên là không đáng tin tởng, không phải phân phối không công bằng là điều kiện của sự tăng trởng, mà trái lại sự phân phối thu nhập công bằng trên thực thế là một điều kiện để tăng trởng kinh tế. Bởi lẽ thu nhập thấp và mức sống thấp của phần lớn ngời dân sẽ làm cho tình trạng dinh dỡng, sức khoẻ và giáo dục kém, do đó sẽ làm giảm năng suất lao động của họ, vì thế dẫn kinh tế phát triển chậm. Sự phân phối thu nhập công bằng có tác dụng nh một hình thức kích thích vật chất và tâm lý đối với quần chúng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. Đồng thời tăng thu nhập cho ngời nghèo cũng sẽ tăng nhu cầu đối với các nhu yến phẩm, sự tăng lên của nhu cầu sẽ kích thích sản xuất, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trởng nhanh.
Vì thế, phân phối thu nhập trong kinh tế thị trờng định hớng XHCN không thể theo quan điểm " đợc cái này mất cái kia" tức là muốn có tăng trởng kinh tế cao thì phải hy sinh công bằng, mà phải đảm bảo sự thống nhất giữa công bằng và hiệu quả.
Kinh tế thị trờng TBCN nhằm phục vụ lợi ích của các nhà t bản, phát triển CNTB. Vì thế sự phát triển kinh tế thị trờng TBCN và chế độ phân phối của nó dẫn đến phân hoá giầu nghèo và bất công xã hội ngày càng tăng. Trái lại, Việt nam xây dựng và phát triển kinh tế thị trờng định hớng XHCN là để phát triển lực lợng, xây dựng CNXH, thực hiện dân giầu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Bản chất của CNXH không phải là đói nghèo, mà là một xã hội trong đó con ngời có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. Để đạt đợc điều đó phải có một nền kinh tế phát triển cao và chế độ công hữu về t liệu sản xuất cùng với chế độ phân phối công bằng. Chế độ phân phối đó phải đảm bảo sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng.
Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN. Mục tiêu chung của nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhng điều đó lại tuỳ thuộc vào sự tăng trởng của cải của xã hội, sự tăng trởng của cải tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển xã hội. Nâng cao hiệu quả là biện pháp quan trọng để tăng của cải. Vì thế, trong kinh tế định hớng XHCN, nếu không chú ý tới hiệu quả, tách rời mục tiêu phát triển và tăng thêm của cải thì xã hội sẽ đình trệ, đất nớc sẽ lạc hậu. Do đó tìm đủ mọi cách để nâng cao hiệu quả, tăng thêm của cải là yêu cầu khách quan của kinh tế thị tr- ờng định hớng XHCN. Nhng mục đích nâng cao hiệu quả, tăng thêm của cải không phải là để thoả mãn nhu cầu và sự hởng lạc của một số ít ngời, mà là để thoả mãn nhu cầu vật chất và văn hoá của toàn thể nhân dân. Vì thế, đồng thời với việc nhấn mạnh mục tiêu hiệu quả, cần phải thực hiện phân phối thu nhập công bằng. Nh vậy, sự vận động của kinh tế thị trờng định hớng XHCN đòi hỏi sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng, không nên thiên lệch về phía nào.
Sự thống nhất giữa hiệu quả và công bằng trong kinh tế thị trờng định h- ớng XHCN là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập. Hiệu quả và công bằng vừa không phải là mâu thuẫn tuyệt đối vừa không phải là thống nhất tuyệt đối . Hiệu quả tạo ra điều kiện vật chất để thực hiện công bằng, chỉ có không ngừng nâng cao hiệu quả, tăng thêm của cải xã hội, thì phân phối công bằng mới có điều kiện thực hiện đợc. Nếu hiệu quả thấp, vật chất thiếu thốn, thì dù mọi ngời đợc chia những phần ngang nhau, nhng tất cả chỉ là sự thiếu thốn. Cái gọi "công bằng" ấy chỉ là sự " bình quân" nghèo túng, tuyệt nhiên không phải là tiêu chuẩn công bằng của CNXH. Vì thế, chỉ có nâng cao hiệu quả, tăng trởng của cải, thì công bằng mới theo đó mà phát triển. Ngợc lại, công bằng kích thích hiệu quả. Con ngời là lực lợng sản xuất cơ bản nhất, quyết định nhất, vì thế, việc nâng cao hiệu quả suy đến cùng phải dựa vào việc phát huy tính tích
cực của ngời lao động. Nhng tính tích cực của ngời lao động có đợc phát huy đầy đủ hay không lại tuỳ thuộc vào cảm nhận của họ đối với lợi ích kinh tế của bản thân, phân phối có công bằng hay không. Nếu phân phối trong kinh tế thị trờng định hớng XHCN có thể làm cho đại đa số ngời lao động cảm thấy công bằng, thì sẽ khơi dậy tinh thần tích cực và sáng tạo của họ để nâng cao hiệu quả, tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Nh vậy, quan hệ giữa hiệu quả và công bằng không phải là quan hệ gạt bỏ và thay thế lẫn nhau, cái này tăng lên thì cái kia giảm đi một cách tuyệt đối. Trong kinh tế thị trờng định hớng XHCN, chỉ cần chúng ta dày công phối hợp