Định hướng phát triển chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội, thực trạng và giải pháp docx (Trang 67 - 68)

- Số lượng (doanh nghiệp) 8

3.1.1. Định hướng phát triển chung

Ngay từ những tháng đầu năm 2011 chi nhánh đã xác định rõ một số các quan điểm phát triển cho toàn bộ các hoạt động kinh doanh nói chung và nhấn mạnh quan điểm tăng cường phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng nói riêng. Các quan điểm được xác định dựa trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Chính phủ, của NHNN cũng như của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam về xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng tín dụng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế mới. Quan điểm chung của Chi nhánh là: đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng phải tương ứng với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng quy mô tín dụng hợp lý đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng. Đặc biệt cơ cấu tín dụng phải được điều chỉnh theo hướng ưu tiên đầu tư vốn để phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời và đầy đủ cho các dự án trọng điểm đã được ký kết.

Những quan điểm chính là:

Quan điểm thứ nhất: Linh hoạt trong huy động vốn cho phù hợp với sự phát triển

về quy mô yêu cầu sử dụng vốn, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tuyệt đối đảm bảo khả năng thanh toán trong cả hai loại vốn nội tệ và ngoại tệ.

Quan điểm thứ hai: điều chỉnh các hoạt động tín dụng thích nghi nhanh với cơ chế

thị trường, đa dạng hóa hoạt động tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ pháp luật quy định, góp phần kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ, thực hiện tốt chính sách tín dụng.

Quan điểm thứ ba: Từng bước hiện đại hóa quá trình nghiệp vụ tín dụng, trên cơ

sở đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng tốt, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, từng bước quốc tế hóa hoạt động Ngân hàng, hội nhập với cộng đồng và Tài chính tiền tệ Quốc tế.

Quan điểm thứ tư: Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức

điều hành, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, trình độ tin học và ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất và phong cách, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng trong thời kỳ mới. Cần giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng xử phạt nghiêm minh nhưng cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của cán bộ tín dụng một cách thỏa đáng. Đòi hỏi cán bộ cần phải có một kiến thức nhất định để thẩm định, tái thẩm định dự án đầu tư thật kỹ, trước khi quyết định đầu tư phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư.

Quan điểm thứ năm: Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ nhiều phía, kiểm

soát nội bộ, kiểm soát chồng chéo để từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa sai lầm kịp thời nhằm giảm rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Đồng thời nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đảm bảo hoạt động tín dụng theo đúng pháp luật, an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội, thực trạng và giải pháp docx (Trang 67 - 68)