NHÂN VẬT KỊCH PHI LÝ VÀ NGÔN NGỮ
3.3. Ngôn ngữ giấc mơ
Các tác giả Kịch phi lý khai thác triệt để tính chất ảo, siêu thực của giấc mơ và vận dụng vào ngôn ngữ của nhân vật. Ngôn ngữ giấc mơ giúp cho nhân vật hiện diện cụ thể
và sinh động nhất. Bằng ngôn ngữ và thông qua ngôn ngữ giấc mơ, nhân vật có thể trình diễn chính bản thân nó.
Trong Kịch phi lý, ngôn ngữ giấc mơ của nhân vật được biểu hiện bằng nhiều dạng thức khác nhau nhưng nó có đặc trưng nổi bật là tính bất định. Chính tính chất bất định này
đã quy định hình thức của lời nói là những chuỗi âm thanh lấp lửng, chắp nối rời rạc khá phổ biến trong cả ba vở kịch Nữ ca sĩ hói đầu, Những chiếc ghế, Trong khi chờ Godot.
Cũng giống như ngôn ngữ trò chơi, nhân vật sử dụng ngôn ngữ giấc mơ không nhằm tạo ra một yêu cầu, một nội dung gì từ những câu nói ấy, mà chỉ có một mục đích duy nhất là duy trì hay chứng tỏ sự có mặt của nó trong cuộc chuyện trò với các nhân vật khác.
Muốn hiểu được ngôn ngữ giấc mơ của nhân vật trong Kịch phi lý, chúng ta, trong một số trường hợp, có thể tiếp cận nó trên bề mặt câu chữ, hoặc có khi xâu chuỗi các sự kiện lại.
Nhưng, nhìn chung, ngôn ngữ giấc mơ như một ẩn số phi lý, mỗi người có một cách tiếp cận và lý giải theo cách riêng của mình. Bản chất giấc mơ là phi lý nên sẽ không có một đáp số chung cho mọi người và không hề có chân lý tuyệt đối ở đây. [Trong đề tài này, phi lý của giấc mơđược chúng tôi hiểu là ảo (không có thực), là siêu thực (nghĩa là mỗi người giải thích một kiểu tùy theo sự liên tưởng, suy nghĩ của bản thân, không ai giống ai)]. Mỗi người có thể hiểu về giấc mơ, hiểu được ngôn ngữ của nhân vật trong Kịch phi lý đến mức nào là tùy thuộc vào độ “nhạy” và sự trải nghiệm của cá nhân. Như vậy, cuộc tìm kiếm đáp số
chung cho ẩn số phi lý ấy sẽ chẳng bao giờ kết thúc. Đó là vấn đề thuộc về bản chất con người, bản chất cuộc sống. Hơn nữa, đó còn là một việc làm vô bổ. Nhân vật sử dụng ngôn ngữđể thách đố nhau, kiếm tìm ẩn số của ngôn ngữ trong khi mỗi nhân vật lại chìm trong tư
tưởng của riêng nó. Mỗi người là một thế giới nên tất cảđều cô đơn.
Có trường hợp, để cắt nghĩa ngôn ngữ giấc mơ của chính nhân vật trong Kịch phi lý, chúng ta cần cắt lớp những chuỗi âm thanh ấy để lọc lấy những điểm sáng trong mảng tối của lời nói. Chính những điểm sáng ấy mới cất giấu điều nhân vật muốn thể hiện chính nó và đó cũng chính là điểm có thể nối kết nó với các nhân vật khác trong mối quan hệ chung với thế giới chúng tồn tại.
Việc chúng ta lần tìm nghĩa trong ngôn ngữ giấc mơ của nhân vật Kịch phi lý cần bắt
đầu từ việc xác lập các dấu hiệu của nó. Chúng ta có thể nói đến hai dạng thức của thứ ngôn ngữấy. Trước hết là tính bất định của nó; một cách khác, đó là sự nhảy cóc từ chuyện này sang chuyện khác bất ngờ. Sự nhảy cóc này là phi lý vì không có mối quan hệ nghĩa mà chỉ
có cái cớ ban đầu (đôi khi cái cớ này mang tính vật chất) như một cú huých tình cờ và tính bất định của giấc mơ hiện ra. Tính bất định này đôi khi được thể hiện qua việc chuyển nhanh từ hiện tại sang ký ức, và bấy giờ ngôn ngữ bị đẩy vào hồi ức triệt để đậm chất mơ, giấc mơ.
Dưới đây là hai ví dụ cho kiểu ngôn ngữ giấc mơ bất định này. Đầu tiên là một đoạn trích khá dài trong Nữ ca sĩ hói đầu, khi ông bà Martin đến nhà ông bà Smith trễ, trước sự
tức giận của chủ nhà (ông Smith), họ rất bối rối.
Ông Smith (tức giận) : Cả ngày chúng tôi chẳng uống gì cả. Chúng tôi đợi ông bà đã bốn tiếng đồng hồ rồi. Tại sao ông bà đến muộn?
Ông bà Smith ngồi trước mặt khách. Đồng hồđiểm chuông đệm cho nhữg câu đối đáp, tùy theo trường hợp mà nó điểm mạnh hay điểm nhẹ.
Vợ chồng Martin, nhất là bà vợ, tỏ ra bối rối và rụt rè. Đây là nguyên nhân làm cho cuộc trò chuyện khó liên kết, còn ban đầu thì các nhân vật cảm thấy khó nói. Ban đầu là một sự im lặng kéo dài ngượng ngập, sau đó cá nhân vật lại im lặng và ngập ngừng.
Ông Smith : Hừ Im lặng Bà Smith : Hừ, hừ Im lặng Bà Martin : Hừ, hừ, hừ Im lặng Ông Martin : Hừ, hừ, hừ, hừ Im lặng
Bà Martin : Ôi, một việc dứt khoát.
Im lặng
Ông Martin : Tất cả chúng ta bị lạnh rồi.
Im lặng
Ông Smith : Tuy nhiên trời không phải là lạnh.
Im lặng
Bà Smith : Không có gió lùa
Im lặng
Ông Martin: Ồ không, thật là may
Im lặng
Ông Smith : Ô là là là là
Im lặng
Ông Martin : Ông giận à ?
Im lặng
Im lặng
Bà Martin : Ồ thưa ông, ở tuổi ông không nên thế.
Im lặng
Ông Smith : Trái tim không có tuổi.
Im lặng
Ông Martin : Đúng thế
Im lặng
Bà Martin : Người ta cũng nói điều ngược lại
Im lặng
Ôg Smith : Chân lý nằm ở khoảng giữa
Im lặng
Ông Martin : Đúng thế
Im lặng
………
Chúng ta có thể hình dung bước nhảy cóc của câu chuyện từ chỗ : Ông Smith : Ô là là là là. Nó là cái cớ (âm thanh/vật chất) ban đầu để câu chuyện chuyển hướng và toàn đoạn câu chuyện chuyển hướng như sau : hừ - lạnh – gió lùa // Ô là là là là //giận - buồn - tuổi – không có tuổi – đúng – điều ngược lại - ở khoảng giữa. Bước đi của đoạn đối thoại trên là bước đi của giấc mơ bất định với cái cớ vật chất ban đầu. Đây là điều tất cả chúng ta đều kinh nghiệm.
Cũng là kiểu bất định ấy của giấc mơ nhưng cái cách thức nhảy cóc trong một cảnh rất ngắn trong Những chiếc ghế sau đây thì lại khác:
Ông già (bỗng khóc) : - Từ bỏ ư ? Bỏ cái thiên hướng của ta ư ? Ôi, mẹở đâu, mẹ, mẹơi, mẹ ? … hi, hi, hi, ta sẽ là kẻ mồ côi (rên rỉ)… một kẻ mồ côi, một đứa trẻ mồ côi …
Ông già (khóc hu hu, mồm há to như một em bé) : - Tôi là một đứa mồ côi, mồ côi… Bà già (cố an ủi, dỗ dành): - Mình mồ côi, mồ cút của tôi ơi ! Mình làm cho tôi nát
Bà ru ông Già, lúc đó đã trở lại ngồi lên lòng bà được một lúc.
Ông già (nức nở) : - Hi, hi, hi ! Mẹơi ! Mẹđâu rồi ? Mẹ tôi chết rồi…
Bà già (vẫn ru ông): - Mình của tôi, mình mồ côi của tôi, mồ côi, mồ cút, mồ côi, mồ cút, mồ côi.
Ông già (vẫn hờn dỗi, nhưng nguôi dần) : Không… tôi không thích đâu, tôi không
thích đâ…â…âu
Bà già (khẽ hát): - Li-lông-la, li-lông-la-la… mồ côi a… mồ cút a… mồ côi a…
mồ cút a…
Cái cớ vật chất hay là cú huých tình cờ mà chúng ta đã đề cập đến thì ở đây là “tiếng kêu” bất ngờ của ông lão về cái chuyện “rời bỏ” cái thiên hướng của bản thân: “Từ bỏ ư ? Bỏ cái thiên hướng của ta ư ?”. Chính cái tiếng kêu dội lên cảm quan về “cuộc chia lìa” đó mà nhân vật chìm vào hồi ức (mẹ mất), chìm về ký ức (em bé mồ côi), rồi tiếp tục bịđẩy xa hơn vào cơn dỗi hờn, chuyện dỗ dành và nguôi ngoai: “Không… tôi không thích đâu, tôi không thích đâ…â…âu ”. Nhân vật chìm hẳn vào giấc mơ. Ngôn ngữ, vì thế, là ngôn ngữ
của giấc mơ. Lời ru của bà già hóa ra là lời ru của mẹ:“- Li-lông-la, li-lông-la-la… mồ côi a… mồ cút a… mồ côi a… mồ cút a… ”
Các tác giả Kịch phi lý thường để cho nhân vật sử dụng ngôn ngữ giấc mơ bên cạnh ngôn ngữ trò chơi để tạo cho chúng sự sinh động cần thiết trên sàn diễn, để nó có thể là một nhân vật kịch. Chính vì sử dụng ngôn ngữ giấc mơ và ngôn ngữ trò chơi mà các tác giả đã biến nhân vật của họ trở nên hài hước nhưng đó là sự hài hước vượt khỏi giới hạn của hài hước mà nhảy vào bi đát. Do vậy, khác với các nhân vật bi kịch hoặc hài kịch, nhân vật trong Kịch phi lý có tính chất lưỡng thể, chúng luôn tồn tại trong cái bi hài của ngôn ngữ.
Ngoài ra, ngôn ngữ giấc mơ còn được các nhân vật trong Kịch phi lý sử dụng ở hình thức thứ hai là những tiếng ú ớ bởi những chuỗi âm thanh võ đoán. Dạng thức ngôn ngữ này chúng ta có thể kinh nghiệm trong thực tế với những cơn mê sảng. Con người trong cơn mê sảng thấy hoảng loạn, lời nói phát ra trong lúc ngủ chỉ là những âm thanh đi kèm với cử chỉ,
điệu bộ khó giải thích. Các tác giả Kịch phi lý đã sử dụng một số thủ pháp như láy từ, lặp cụm từ, lặp câu… nhưng mục đích của việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật ấy không nhằm
đem lại hiệu ứng thẩm mỹ cho ngôn từ mà chính là để tạo nên sự xáo trộn và nhiễu ngôn ngữ của các nhân vật với nhau, khiến cho nhân vật tham dự vào một cuộc tranh cãi không
cần thiết. Ở đây, có một sự khác nhau giữa hiện tượng lặp của kiểu ngôn ngữ trò chơi với ngôn ngữ giấc mơ. Trong ngôn ngữ trò chơi, hiện tượng lặp ngôn ngữ của các nhân vật giống như sự lặp lại của cái máy hư: cùng một chuỗi âm thanh được các nhân vật lặp đi lặp lại tương tự như chuỗi âm thanh được tua đi tua lại nhiều lần ở cái máy hư (thường gặp ở
trường hợp máy kén đĩa). Còn đối với ngôn ngữ giấc mơ thì khác, sự lặp lại được khởi đầu bằng một cái cớ vật chất /âm thanh ; và sau đó xuất hiện hiện tượng mở rộng như một sự
phản hồi (đối với cái cớ đó) trong giấc mơ. Chúng tôi xin trích dẫn một vài đoạn trích khá dài trong đó nhân vật sử dụng ngôn ngữ giấc mơ với sự lặp lại như cái cớ của những cơn mê sảng.
Ở Nữ ca sĩ hói đầu, E. Ionesco kết thúc vở kịch bằng cuộc cãi lộn giữa các nhân vật với nhau. Nhân vật thực hiện thao tác của người học cách phát âm khi học ngoại ngữ, nghĩa là nhân vật không cần chú ý đến mặt nghĩa của các từ ngữ mà chỉđơn giản là những lời như
là vô thức, giấc mơ.
Ông Smith : Vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào, vẹt mào.
Bà Smith : Thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích.
Ông Martin : Thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích, thật là một tràng pháo kích.
Ông Smith : Chó có bọ chét, chó có bọ chét.
Bà Smith : Cưỡi ngựa chơi rong, vòi rồng lục địa ! Bài ca balát, uốn éo ca hát !
Ván tiền ván hậu.
Bà Martin : Kèn baritông, bằng giấy cáctông, không có tiếng.
Ông Martin : Tôi thích ấp một quả trứng hơn là ăn cắp một cái thúng. Bà Martin (gào to): A ! Ôi ! A ! Ôi ! Hãy để cho tôi nghiến răng.
Ông Martin : Nào chúng ta hãy vả cho Ulysee một cái.
Ông Smith : Tôi xin đi làm lính đánh thuê để ngủ giữa đám cây dừa ngoài chân đê. Bà Martin : Dừa cao hơn cọ, cọ thấp hơn dừa, dừa thấp hơn cọ, cọ cao hơn dừa.
Bà Smith : Chuột có lông mi, lông mi không có lông mày
………
Bà Martin : Thật là một lũ hâm. Ông Martin : Bùn đất, đáy nồi đồng !
Bà Smith : Khrishnamurti, Khrishnamurti, Khrishnamurti !
Ông Smith : Giáo hoàng trượt chân ! Giáo hoàng không có giáo, cây giáo có một
giáo hoàng.
...
Trong đoạn đối thoại trên, hẳn chúng ta rất khó khẳng định lời nói nào có chứa đựng nội dung thông tin mà nhân vật này cần chuyển tải đến nhân vật khác và ngược lại. Cả bốn nhân vật đều nói rất hăng hái và cuồng nhiệt nhưng có lẽ không ai trong số chúng có ý thức về lời nói của bản thân. Mỗi nhân vật lặp lại chính lời nói của mình tạo thành một chuỗi âm thanh riêng. Và dường như, âm thanh do nhân vật A phát ra trở thành cái cớ để nhân vật B phát ra chuỗi âm thanh khác và đến lượt mình, âm thanh do nhân vật B phát ra lại trở thành cái cớ để nhân vật C phát ra chuỗi âm thanh khác với hai nhân vật trước nó. Ví như trong
đoạn đối thoại trên, nhân vật ông Smith bắt đầu với “vẹt mào” và từ “vẹt mào” này đã trở
thành cái cớ để nhân vật bà Smith phát ra chuỗi lời như trong vô thức: Thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích, thật là một đợt pháo kích. Trường hợp này, chúng ta có thể kinh nghiệm giống như là khi người ta chuyển từ trạng thái ngủ sang trạng thái mơ do bất ngờ bị tác động bởi một âm thanh nào đó (như tiếng kêu chẳng hạn) thì lập tức người đó lại mơ một giấc mơ trong đó có âm thanh họ vừa nghe ở trước đó và khi âm thanh đó xuất hiện trong giấc mơ của họ thì lập tức khiến họ bật dậy, tỉnh giấc. Và đến lượt mình, câu/lời do bà Smith phát ra lại trở thành cái cớđể ông Martin có một giấc mơ khác nhưng tương tự cách thức mơ của bà Smith. Như
tiếng kêu cứu/…) nhưng nó có chung đặc điểm đều là âm thanh xuất hiện bất ngờ và cùng
đóng vai trò là cái cớ cho giấc mơ của người khác.
Ởđây, chúng ta nhận thấy cái cớđóng vai trò như nhau trong việc tạo nên giấc mơ của cả hai nhân vật nhưng mỗi nhân vật có một giấc mơ riêng, không ai giống ai. Điều này có thể giải thích là do mỗi cá nhân có một sự trải nghiệm riêng, vốn sống và sự kinh nghiệm của mỗi người tại thời điểm hiện thời và trước đó là hoàn toàn khác nhau nên giấc mơ của họ khác nhau. Và cũng chính vì kinh nghiệm khác nhau nên mỗi nhân vật có một sự ám ảnh riêng. Nếu thử liệt kê những lời phát biểu của từng nhân vật thì chúng ta sẽ nhận thấy những thông tin họđưa ra không ai giống ai. Chẳng hạn, với nhân vật ông Smith thì thông tin ông
đưa ra lại đề cập đến những sinh vật (động vật/thực vật) quen thuộc trong cuộc sống: Vẹt mào, chó, bọ chét, cá sấu, lính đánh thuê, cây giáo... ; còn bà Smith, ông Martin và bà Martin lại đưa ra những thông tin khác. Tất nhiên, nói như thế không hẳn là chúng ta phủ
nhận có sự liên hệ giữa những thông tin này. Bởi vì ngôn ngữ đối thoại của kịch yêu cầu phải có sự gắn kết nhất định nào đó nên với Kịch phi lý cũng vậy. Nếu xem xét kỹ lưỡng lời nói của các nhân vật trong đoạn đối thoại trên thì chúng ta có thể tìm thấy sự liên hệ nhất
định. Đó là sự liên hệ giữa thông tin ông Smith nêu ra “chó có bọ chét” với thông tin trong lời nói của bà Smith “cưỡi ngựa chơi rong…”. Sự liên hệ giữa “chó” và “ngựa” là điều dễ
chấp nhận. Và tương tự, sự liên hệ giữa thông tin “bài ca balát6” (bà Smith) với “kèn