Sự xuất hiện của Kịch phi lý

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TRONG KỊCH PHI LÝ (Trang 34 - 35)

3 Ở mục này, chúng tôi lý giải vấn đề trên cơ sở tham khảo bài giảng chuyên đề Kịch phương Tây hiện đại của TS Đào Ngọc Chương và bài giảng chuyên đềVăn học Âu Mĩ của TS Bùi Khởi Giang.

1.3.2.3. Sự xuất hiện của Kịch phi lý

Kịch phi lý xuất hiện khá đột ngột đã ảnh hưởng mạnh mẽđến đời sống tâm lý xã hội con người phương Tây những năm 50 thế kỷ XX. Không ít các triết gia và nhà nghiên cứu phương Tây xem phi lý là căn bệnh của thế kỷ XX. Cái phi lý trở thành vấn đề

nổi bật trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực văn học nghệ thuật Hoàn cảnh nước Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung với bao vấn đề chính trị xã hội gay gắt đặt ra đã trở thành mảnh đất tốt cho Kịch phi lý tồn tại. Các tác gia Kịch phi lý là Samuel Beckett, E. Ionesco, Arthur Adamov đã táo bạo đưa lên sân khấu những vở diễn mới lạ

được đông đảo khán giả hoan nghênh. Kịch phi lý cho người ta cảm giác, trong lĩnh vực sân khấu, nó đã nói lên được những chân lý lớn lao nhất về con người và cuộc đời.

Tuy vậy, con đường hình thành và phát triển của Kịch phi lý trải qua những thăng trầm nhất định. Ban đầu, chỉ có một vài đạo diễn dàn dựng Kịch phi lý với mong muốn thử

nghiệm là chính nên nó xuất hiện ở các rạp nhỏ, nằm rải rác ở tả ngạn sông Seine (Paris).

Đạo diễn N. Bataille là người khởi xướng, ông dựng vở N ca sĩ hói đầu của Ionesco năm 1950. Kếđến là Jean Vilar dựng vởXâm lược (L’Invasion)của Arthur Adamov và mãi đến khi đạo diễn nổi tiếng chuyên săn lùng những kịch bản “lạ” R. Blin dựng vởTrong khi ch Godot của Beckett (1953) thì dư luận xã hội mới xôn xao về hiện tượng kịch độc đáo này. Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ dần các quy tắc của kịch truyền thống. Giới báo chí và phê bình sân khấu có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng họ đều cảm thấy có một sức hút mạnh mẽ rất khó lí giải ở loại kịch này. Và kể từ đây, công chúng phương Tây thực sự

quan tâm đến Kịch phi lý.

Vì những lý do khác nhau, các tác gia Kịch phi lý không tiếp tục phát triển loại kịch này. Đến những năm 60 của thế kỷ trước, cả Beckett và E. Ionesco

đã cảm thấy “hết hơi” theo chữ dùng của E.C.Jacca. Ông dẫn lời E. Buchet trong cuốn Các tác gi ca đời tôi kể lại tâm sự của Ionesco năm 1962: Ông than phiền là không thể viết gì hơn nữa, ông cảm thấy cạn kiệt, không sao tựđổi mới được… điều kì diệu của N ca sĩ hói đầu sẽ không tái diễn. Beckett cũng có tâm trạng tương tự: Tôi cảm thấy rằng tôi cứ lặp đi lặp lại mãi một chuyện. Đối với một số nhà văn, viết lách trở nên càng ngày càng dễ; đối với tôi, phạm vi các khả năng càng ngày thu hẹp lại [67, tr.817].

Tuy Kịch phi lý chỉ tồn tại trong vòng 10 năm (1950 - 1960) nhưng nó thực sự gây

được tiếng vang lớn ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Vào những thập niên cuối của thế kỷ

XX và đầu thế kỷ XXI, thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị - xã hội, văn hóa - tư tưởng, người ta bắt đầu đặt lại những phản đề cho những vấn đề tưởng chừng đã cũ. Trong cuộc tìm về đó, Kịch phi lý vẫn còn nguyên vẹn tính mới mẽ và sức hút đối với người nghiên cứu.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TRONG KỊCH PHI LÝ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)