Hành động chờ sự phán xét

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TRONG KỊCH PHI LÝ (Trang 66 - 74)

NHÂN VẬT VÀ HÀNH ĐỘNG KỊCH PHI LÝ

2.4.Hành động chờ sự phán xét

Cũng là hành động chờ đợi nhưng là hành động chờ sự phán xét đã được Ionesco thể hiện rất độc đáo trong vở Nhng chiếc ghế. Tác phẩm ra đời vào thời điểm mà Kịch phi lý đã thu hút được một lượng khán giảđáng kể, dư luận đã chú ý đến loại kịch độc

đáo này không chỉ do nghệ thuật bài trí sân khấu sơ sài, mới lạ mà còn bởi ý nghĩa sâu xa mà tác giả vở kịch muốn nhắn nhủđến nhân loại.

Nhng chiếc ghế thực sự đã làm được điều đó, nó chuyển tải đến con người ở khắp mọi nơi trên Trái đất thông điệp về con người: Con người là ai? Con người tồn tại nhằm mục đích gì?

Khác với hai vở kịch trước, trong vở kịch này Ionesco xây dựng chỉ có hai nhân vật chính là hai vợ chồng già, ông già 95 tuổi và bà vợ 94 tuổi. Vở kịch bắt đầu bằng cuộc trò chuyện tâm sự của hai ông bà già về cuộc sống hiện tại và sự tiếc nuối về những năm tháng qua họđã sống và hành động. Sự hối tiếc như tràn khỏi phạm vi của trang sách, nó bàng bạc trong suy nghĩ của độc giả và khán giả. Có quá nhiều thứđã xảy ra trong cuộc đời một con người, khi ông bà già đạt đến cái tuổi – cái giới hạn của đời người, họđối diện với sự sống và cái chết , họđã kịp nhìn lại quá khứ, nhìn lại những gì được - mất ởđời.

Vở kịch rất đơn giản nhưng chính sự trải nghiệm của nhân vật đã gieo vào lòng khán giả những trăn trở và suy ngẫm. Khi bước vào giai đoạn cuối đời, liệu mỗi chúng ta có còn thời gian để ngoái đầu nhìn lại quá khứ dẫu đó chỉ là khoảnh khắc chớp nhoáng của đời người. Chuỗi ngày hạnh phúc lẫn lộn những đớn đau mà kiếp người trải qua cho ta niềm vui cùng những hối tiếc đã giúp ta có đủ dũng khí đối mặt với trang cuối cuốn sách cuộc đời.

Ông bà già trong vở kịch đã đi hết gần trọn vẹn một vòng đời, họđã đạt đến “độ chín” nhất định ở một con người. Do đó, hơn ai hết, hai ông bà già trong Nhng chiếc ghế đã

nhận thức được cái hữu hạn và vô hạn trong đời. Ông già nghiệm được “thời gian càng trôi đi con người ta càng lún sâu hơn. Vì quảđất cứ quay, quay, quay…”.

Hành động của hai nhân vật ông bà già trong vở kịch chỉ là hành động mang vác những chiếc ghế ra bày kín khán phòng. Hai diễn viên thủ vai ông bà già phải liên tục đi ra

đi vào sắp xếp những chiếc ghế tràn trên sân khấu. Hành động của họ hướng đến mục đích là đón tiếp Diễn giả và chuẩn bị chỗ ngồi cho đủ mọi loại khách đến tham dự buổi diễn thuyết của Diễn giả về thông điệp sống của ông già. Song hành động đó cũng thuộc loại hành động trung tính vì cuối cùng khách chỉ là thế giới người vô hình, Diễn giả là người vừa câm vừa điếc. Đó không phải là thế giới thực của con người, đó là thế giới của trò chơi và trí tưởng tượng phong phú. Thông qua trò chơi xếp ghế ấy, ông bà già đã giải quyết được nhu cầu của bản thân là hoàn thành được tâm nguyện lớn nhất của đời mình dẫu đó chỉ là tưởng tượng. Họ bằng lòng với cuộc sống của mình, bằng lòng với quá khứ, hiện tại và tương lai.

Với cuộc đời riêng, họđã sống trọn vẹn cùng nhau, dẫu đến cuối đời thì bà Sémiramis vẫn xem cuộc đời ông già là nỗi say mê của mình. Trong cuộc đời ấy, Sémiramis đóng vai vừa là vợ, vừa là mẹ (của ông già) để xoa dịu nỗi cô đơn đau thương nơi chồng.

Từng lời của ông già cứ như dao cứa vào lòng ta khi ông vẫn xót xa cho thân phận côi cút của mình và khao khát có mẹ, một người mẹ đích thực mà phàm mỗi người sinh ra đời

đều có và hi hữu lắm thì quyền được có mẹ của một ai đó mới bị mất đi. Ông đã cam phận với sự lựa chọn của mình ở địa vị một quan trông nhà, là người gác cổng mặc cho người vợ

vẫn kỳ vọng ở ông nhiều hơn thế. Bởi với ông, dẫu “ông có thể là chánh tổng thống, chánh vua, ngay cả chánh bác sĩ, chánh thống chế” thì cái đó có ích gì, ông “cũng sống sung sướng gì hơn”. Lời của một con người ở tuổi chín mươi không chỉ mang một nghĩa thực trên bề mặt con chữ mà đó là cả một mạch ngầm tư tưởng. Ông già không tranh cãi với vợ

sự sung sướng hay vất vả về vật chất mà ông muốn nói đến đời sống tinh thần, cái bản chất tồn tại của một con người.

Ông già: Cái này đã cứu sống tôi: cuộc sống nội tâm, một nội tâm yên tĩnh, sự khổ hạnh, công cuộc nghiên cứu khoa học của tôi, nghiên cứu triết học, thông điệp của tôi…

Dẫu ông có làm một người quyền cao chức trọng, địa vị cao sang hay chỉ bình dị là một người gác cổng thì cuối cùng ai cũng đi hết một chu kỳ thời gian của kiếp người, cũng bước đến ranh giới Sinh – Tử.

Ông già đã phải đấu tranh với bản thân để quyết định nên hay không nên nói lên những suy nghĩ của bản thân về cuộc đời :

Ông già: Ôi, thật là khó nói ra những gì mình muốn …Tôi phải nói hết.

Bà già: Đó là một nghĩa vụ thiêng liêng. Ông không có quyền giấu giếm thông điệp của ông, ông phải thông báo nó ra cho mọi người biết, mọi người đang mong đợi nó. Thế giới chỉ còn đợi có ông.

Nhìn lại dĩ vãng, họ nhận thức được bước chân của thời gian. Dẫu có hối tiếc và ảo mộng thì thời gian cũng đã khống chế và họ thực sự bước qua chu kỳ sống của mình. Con người càng nhạy cảm bao nhiêu thì đau đời bấy nhiêu. Họ biết quá nhiều, họ thấy tận cùng bản chất của sự vật, hiện tượng. Chính vì vậy, Sémiramis đã khuyên chồng: Trong cuộc đời, ông không nên nhạy cảm như thế.

Nhưng nhạy cảm đến tinh tế như ông già thì quả thật trong đời không phải ai cũng dễ

dàng đạt được. Hi sinh một đời phồn hoa, sống giản dịđể đến cuối đời với “tuổi già là gánh nặng” thì ông già mới rút ra cho mình và cho người triết lý sinh tử. Triết lý ấy ông muốn gửi

đến nhân loại bằng thông điệp sống của mình nhưng giới hạn của tuổi tác không cho ông cơ

hội thực hiện mà phải nhờ đến diễn giả. Từđây, tác giả vở kịch giăng ra trước mắt khán giả

sợi dây để lần theo diễn biến vở kịch: diễn giả sẽ nói gì? Khán giả tò mò muốn biết nội dung của thông điệp hay là nhân loại luôn khao khát tích hợp những tinh túy trong đời một con người. Nhân loại kiếm tìm chân lý của cuộc sống nhân sinh.

Ngoài hai con người thực là vợ chồng ông bà già, Ionesco đã xây dựng một thế giới nhân vật vô hình dày đặc trong vở kịch. Ởđó, có mĩ lệ phu nhân của người thợ khắc ảnh, có nhà báo, có đại tá thất trận, có diễn giả, có cả giáo hoàng, các nhà giáo dục, các giáo sĩ và thêm những người khác. Tất cả họ được triệu tập đến để nghe thông điệp của ông già. Phải chăng Ionesco cố ý tạo ra những nhân vật vô hình để chứng minh hai mặt của cuộc đời: thực và hư? Xuyên suốt trong hai phần ba cuối vở kịch là việc ông bà Sémiramis tiếp những người khách vô hình. Họ thay phiên nhau lấy ghế mời khách, chào hỏi và sắp xếp chỗ ngồi cho khách.

Không khí vở kịch càng lúc càng ngột ngạt khi lượng khách mỗi lúc một đông hơn, sân khấu tràn ngập ghế nhưng ông già vẫn hốt hoảng kêu lên “không đủ ghế”. Hai ông bà già mệt nhoài và không còn nhìn thấy nhau, họ cũng không thể nhận ra những người khách của họ là ai.

Ông già: Các vị đều không biết nhau … Các vị đều gặp nhau lần đầu … Các vịđã biết quý danh của nhau…

Bà già: Những người kia là ai thế? Tôi xin giới thiệu, xin phép các vị tôi giới thiệu … nhưng họ là ai chư?

Ông già: Xin giới thiệu với quý vị … xin giới thiệu với quý vị … xin giới thiệu … Ông … Bà … Cô …Ông … Bà … Bà … Bà … Ông…

Mặc cho chủ nhà lên tiếng đề nghị quý khách yên vị và xin lỗi “xin quý bà, quý ông thứ lỗi cho, không còn chỗ ngồi nữa …” nhưng những người khách vô hình vẫn đến mỗi lúc một đông. Ông già phải rên lên “xin lỗi, ngàn lần xin lỗi” khi ông bị xô đẩy ngã xiêu ngã vẹo phải bám vào ai đó để giữ thăng bằng. Còn bà già thì hốt hoảng thật sự kêu cứu nơi ông chồng: Tất cả những người này là ai, mình ơi? Họđến đây làm gì?

Vở kịch càng về sau càng căng thẳng theo tiếng kêu cứu của bà Sémiramis:

Bà già: Ông ơi … Tôi không thấy ông nữa … Ông ở đâu? Họ là những ai thế

này? Tất cả bọn họ muốn gì Người kia là ai thế?

Ông già: Bà nó đâu? Bà nó đâu, Sémiramis?

Bà già: Ông ơi , ông ởđâu?

Ông già: Đây, gần cửa sổ … có nghe thấy tôi không?

Bà già: Có nghe thấy tiếng ông! … Nhiều tiếng nói lắm, nhưng tôi phân biệt được tiếng ông…

Ông già: Còn bà, bà ở đâu?

Bà già: Tôi cũng vậy, ở bên cửa sổ! … Ông ơi tôi sợ nhiều người quá .. ta thì cách xa nhau quá, ở tuổi ta, ta phải thận trọng … ta có thể lạc nhau … phải đứng gần nhau mới được, chẳng biết thế nào đâu ông, ông ơi, ông ơi …

Trong thế giới những người vô hình ấy, hai ông bà già đều lần lượt bị những người khách lấn át đến mức không còn nhìn thấy nhau và nỗi sợ hãi đến với họ càng lúc càng lớn hơn. Khó khăn lắm, ông bà Sémiramis mới tìm được nhau và đứng cạnh nhau. Họ cùng trò chuyện với khách về vấn đề người bóc lột người, nhân phẩm con người và sự chối từ logic thuần túy.

Ông già: Tôi đã nói mãi rồi… cái logic thuần túy không có đâu … đó chỉ là sự bắt chước.

Ông già: Tôi đã triệu tập các vị đến đây … để các vị hiểu rằng … cá nhân và con người , chỉ là một người duy nhất.

Ông già: Tôi cũng không phải là tôi. Tôi là một người khác. Tôi là cái này trong cái kia.

Cũng giống nhưTrong khi ch Godot các nhân vật ở Nhng chiếc ghếchuyện trò chỉ để giết thời gian. Nếu như Trong khi ch Godot mọi người chờ Godot thì ở đây cả khán phòng chật ních người đang chờ Diễn giả. Họ cũng nôn nóng, hồi hộp và mệt mỏi không kém gì nhân vật của S.Beckett.

Ông già: Chính Diễn giả, người mà chúng ta đang chờđợi, chính người đó sẽ nói, sẽ trả lời thay tôi, sẽ trình bày những gì chúng ta đang bận tâm … Ông ta giải thích tất cả … Khi nào? … Khi thời điểm đến … Ông ta đến ngay bây giờđây.

Chính những lúc chờ đợi gây cấn ấy thì con người lại bàn về kinh nghiệm - kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Ông già chia sẻ với những vị khách vô hình :

Hãy nghe tôi. Tôi có một kinh nghiệm phong phú. Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, của tư duy …Tôi không phải là một kẻ ích kỷ: nhân loại phải lợi dụng cái kinh nghiệm này.

Nhưng chính ông già cũng không thoát khỏi sự chi phối của kinh nghiệm ấy, ông già

đã đau khổ rất nhiều khi Diễn giả vẫn chưa đến.

Ông già: Tôi đã hoàn chỉnh cả một hệ thống (nói riêng). Lẽ ra Diễn giả phải đến rồi chứ?(nói to). Tôi đã đau khổ rất nhiều.

Bà già: Chúng tôi đã đau khổ nhiều (nói riêng). Lẽ ra Diễn giả phải đến rồi chứ? Đến giờ rồi còn gì?

Sự xuất hiện đột ngột của Hoàng đế vô hình đã làm cho khán phòng nóng lên, mọi người đã chuyển hướng quan tâm sang Hoàng đế.

Thoạt tiên, ông già vô cùng xúc động và mừng rỡ khi Hoàng đế chịu đến căn nhà của ông. Nhưng về sau, ông già lại tỏ ra thất bại bởi xung quanh Hoàng đế vĩ đại ấy có biết bao triều thần đang bao lấy. Một Quan trông nhà như ông già làm sao có thể tiếp cận được Hoàng đế - người đại diện của quyền lực. Ông già lầm tưởng Hoàng đế là vị cứu tinh sẽ

đem lại sự phán quyết công bằng cho ông.

Ông già: - Bệ hạ hãy tha thứ cho thần! Vậy là bệ hạ đã đến … thần đã tưởng không còn hi vọng gì Bệ hạđến … Ôi thưa vị cứu tinh của đời thần, trong đời thần, thần đã bị sỉ nhục nhiều.

- Thần đã đau khổ nhiều trong đời thần … Thần có thể làm nên ông này ông nọ nếu thần tin chắc là nương tựa vào Bệ hạ… Bệ hạ là niềm hi vọng cứu cùng của thần.

- Tất cả kẻ thù của thần đều được trọng thưởng và các bạn thần đã phản bội thần…

- Chính lòng thương người của thần đã làm thần thất bại…

- Người ta cướp chỗ của thần, ăn cắp của thần, giết hại thần … Thần là kẻ thu thập những tai họa, là cột thu lôi của những thảm họa.

- Mặt khác chẳng bao giờ họ vị nể thần, chẳng bao giờ họ gửi giấy mời đến cho thần. Thế mà thần, tâu Bệ hạ, bệ hạ hãy chiếu cố nghe cho, thần xin nói với Bệ hạ thần là người duy nhất có thể cứu được nhân loại hiện đang bệnh hoạn. Bệ hạ cũng nhận thấy như thần … hay ít ra, thần có thể tránh cho nhân loại những nỗi đau khổ mà nhân loại đã từng chịu đựng trong phần tư thế kỷ vừa đây, nếu thần có dịp truyền đạt được thông điệp của thần; thần không nản chí cứu vớt nhân loại, vẫn còn đủ thời giờ, thần có kế hoạch… nhưng than ôi, thần diễn đạt ý kiến của thần khó quá …

- Nhưng nếu Bệ hạđã chiếu cố tới thăm căn nhà khốn khổ của thần thì chính là vì Bệ hạ chiếu cố soi xét thân phận khốn khổ của thần.

Mặc cho ông già tha thiết giải bày, cầu xin thì Bệ hạ vô hình vẫn không hề phản ứng? Hoàng đế là biểu tượng cho quyền lực nhưng trong tình huống ấy Hoàng đế cũng không làm

gì khác được. Hoàng đế cũng chẳng khác gì vô số những người khách vô hình đang ngồi. Họ ngồi đó và chờ đợi mặc cho hai ông bà già mệt mỏi vì không biết bao giờ Diễn giải đến.

May thay, không phải treo cổ vì chờ mãi Godot không đến như Estragon và Vladimir

đã làm Trong khi ch Godot, cuối cùng Diễn giả cũng đã đến bằng xương bằng thịt của một con người thực. Diễn giả thu hút sự chú ý đặc biệt của khán giả không chỉ vì Diễn giả làm nhiệm vụ truyền tải điệp của ông già mà họ còn hi vọng Diễn giả sẽ phán xét giúp ông già những gì Hoàng đế không lên tiếng được.

Nhưng trái với suy đoán của các vị khách, Diễn giả xuất hiện chỉ giống như một cái máy, nó đứng nghiêm dửng dưng nhìn tới phía trước và lặp đi lặp lại thao tác là “kí và phân phát rất nhiều chữ kí”. Diễn giả hoàn toàn không thực hiện được sứ mệnh ông già đã ký thác nơi y.

Ông già: Tâu Bệ hạ, vợ thần và chính bản thân thần không còn có gì đòi hỏi ở đời này nữa. Cuộc sống của chúng thần có thể kết thúc trong sự hiển thánh này … Cảm ơn Thượng đế đã ban cho chúng thần những năm tháng dài lâu và bình yên như vậy … Cuộc đời của thần đã sống đầy đủ. Sứ mệnh của thần đã hoàn thành. Thần đã không sống vô ích vì thông điệp của thần sẽ được tiết lộ cho loài người (cử chỉ về phía Diễn giải). Cho loài người hoặc đúng hơn, cho những gì còn lại của loài người! (khoát tay rộng về

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT TRONG KỊCH PHI LÝ (Trang 66 - 74)