Một tồn tại rất phổ biến là nhân viên thường biết rất ít về các nỗ lực thực hiện CSR của chính doanh nghiệp mình. Ví dụ, thường ít ai biết doanh nghiệp đang làm gì để xử lý chất thải hay giảm ô nhiễm tại nơi làm việc. Vì không biết nên họ không quan tâm và cũng không đánh giá đúng những gì doanh nghiệp đang làm. Như vậy doanh nghiệp đã bỏ lỡ cơ hội tốt để làm “tiếp thị nội bộ” với nhân viên, nâng cao giá trị của những CSR đang thực hiện.
Rõ ràng G’brand cần phải tăng cường sử dụng các kênh thông tin nội bộ để giúp nhân viên hiểu và tự hào rằng công ty mình không chỉ biết có mỗi việc tối đa hóa lợi nhuận. Nhưng chỉ thông tin tiếp thị không thì chưa đủ. BHBĐ cần làm cho nhân viên tham gia nhiều hơn vào các chương trình CSR.Tùy từng thời gian mà những chương trình đó có thể rất đơn giản như làm “kế hoạch nhỏ” là không vứt giấy chung với rác để góp phần bảo vệ môi trường; tổ chức cho nhân viên tham gia làm sạch bãi biển trong một kỳ nghỉ hè; dọn dẹp nơi làm việc; đi thăm, phát quà cho các trường học, viện mồ côi…
hàng, mà còn phải xem nội bộ nhân viên như một trọng tâm. Không thể nói một G’brand có “đạo đức tốt” nếu chỉ biết đánh bóng hình ảnh bên ngoài bằng những đợt công tác xã hội, các chương trình từ thiện nhưng bên trong lại có những bê bối với chính nhân viên của mình.
CSR trước hết cần được thực hiện với nhân viên và nên bắt đầu bằng những việc cơ bản như tạo các điều kiện làm việc tốt, giảm bớt nóng bức, đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho nhân viên… Tiến thêm một bước, G’brand cần thực hiện nghiên cứu và phân khúc nhu cầu của nhân viên để đáp ứng tốt hơn. Giống như ta phải làm nghiên cứu và phân khúc thị trường với khách hàng.
Vì cùng một vấn đề CSR như bảo hiểm y tế nhưng nhân viên có thể có những nhu cầu khác nhau, nam khác nữ, già khác trẻ, có gia đình khác với độc thân. Rõ ràng G’brand sẽ tạo được sự khác biệt trên thị trường lao động và giữ được nhân viên chặt hơn nếu biết cách tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu của họ một cách cụ thể và chi tiết.
3.1.2.3 Giao quyền chủ động thực hiện CSR cho nhân viên
Cách tốt nhất để gắn CSR với nhân viên và đáp ứng tốt các phân khúc nhu cầu là nên để cho chính nhân viên tự đề xuất và tổ chức thực hiện những chương trình về CSR. Ví dụ, nhân viên có thể đề nghị nên thực hiện các hoạt động xã hội gì, ở đâu, nên tài trợ cho tổ chức nào, hay tự thương thuyết các hợp đồng bảo hiểm y tế cho phù hợp. Dĩ nhiên các quyền chủ động đó phải nằm trong khuôn khổ điều lệ và ngân quỹ của G’brand.
Nhưng khi có quyền chủ động, nhân viên sẽ thấy mình thật sự là một phần quan trọng của G’brand, sẽ thấy việc của G’brand cũng là của mình. Qua đó nhân viên cũng sẽ thấy tự hào, gắn kết hơn với G’brand và muốn ở lại lâu hơn để cùng nhau thực hiện những điều cần làm.
3.2 Hoàn thiện các công cụ truyền thông cụ thể
3.2.1. Quảng cáo
Trên nguyên lý chung khi vận hành một tổ chức dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả phi chính phủ,phi lợi nhuận thì hoạt động truyền thông quảng cáo tiếp
thị vẫn là một trong những yếu tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển bởi đây là kênh giao tiếp chính thức của tổ chức với đối tượng khán giả ,khách hàng mục tiêu.Không đơn thuần là công cụ quảng cáo quảng bá cho sản phẩm dịch vụ hoặc hoạt động của tổ chức việc tự tin giới thiệu mình với công chúng còn là cách thể hiện cam kết về chất lượng cũng như uy tín và sự minh bạch của tổ chức đó.
Quảng cáo là công cụ mang tính đại chúng rất cao,có sự lựa chọn của khán giả thấp,nhưng có phạm vi hoạt động tương đối rộng,mức độ tác động sâu,có ảnh hưởng lâu dài,cường độ tác động mạnh mẽ.Hiện nay,đây là phương tiện được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm,dịch vụ và công ty mình.Đặc biệt là hình thức quảng cáo trên Tivi,sách báo,đài,tạp chí.
Do sự ồ ạt của các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đã dẫn đến hiện tượng tràn ứ quảng cáo.Vì vậy phải xây dựng một chương trình quảng cáo tạo được sự khác biệt,tránh dập khuôn dễ tạo sự nhàm chán khi công chúng tiếp xúc với chương trình quảng cáo của công ty.
3.2.1.1 Kế hoạch truyền thông nội bộ
a. Đối tượng mục tiêu
+Ban lãnh đạo +Các phòng ban
+Nhân viên kinh doanh
b. Mục tiêu của chương trình
+Giúp toàn thể cán bộ nhân viên của G’brand hiểu được ý nghĩa của Thương hiệu,Triết lý,các giá trị nền tảng,sứ mệnh,tầm nhìn những giá trị cốt lõi,,văn hóa thương hiệu…
+Giúp toàn thể cán bộ,nhân viên hiểu được hình ảnh doanh nghiệp thông qua - Logo
- Màu sắc logo - Ý nghĩa biểu tượng
- Ý nghĩa phông chữ,kiểu chữ
+Giúp toàn thể nhân viên hiểu được danh mục các sản phẩm công ty cung cấp,đặc biệt là các sản phẩm chủ chốt để nhân viên kinh doanh có thêm kỹ năng bán hàng.
+Thông qua cán bộ,nhân viên ,G’brand sẽ truyền tải được các thông điệp về thương hiệu của mình,về các sản phẩm của công ty tới khách hàng,đối tác,công chúng một cách hiệu quả nhất,chính xác nhất và cụ thể nhất.
-Cẩm nang truyền thông nội bộ -Power Point
-Đĩa CD cho các phòng ban
-File tài liệu được làm thành dạng pdf post lên mạng -Văn bản thông báo
-Sale kits d. Địa điểm:
-Trụ sở chính của G’brand
3.2.1.2 Kế hoạch ATL
A. Các kênh /loại hình truyền thông ATL
+ Quảng cáo truyền hình(TVC) + Quảng cáo qua sóng phát thanh: + Quảng cáo in ấn:
-Quảng cáo báo(báo,tạp chí,sách…) -Poster/Banner/Banrol
-Website&Quảng cáo banner trên Internet
Để truyền thông một thương hiệu cần có một ngân sách rất lớn choATL,đặc biệt là quảng cáo truyền hình (TVC).Vì ngân sách hạn chế ,cần lựa chọn kỹ càng các phương tiện truyền thông hiệu quả:
- Quảng cáo trên TV thì trước mắt sẽ không thực hiện vì chi phí quá cao
- Quảng cáo trên báo in,tạp chí và trên sóng phát thanh sẽ là lựa chọn hàng đầu trong việc truyền thông thương hiệu
- Để tối đa hóa hiệu quả và hỗ trợ phương thức quảng cáo trên báo in,nên dùng PR
Công ty nên cân nhắc sử dụng phương tiện truyền thông BTL để đem lại hiệu quả truyền thông mạnh mẽ và có tác động tốt trong dài hạn.
A. Công chúng/khách hàng mục tiêu:rất đa dạng và phong phú,bao gồm cả những doanh nghiệp lớn,trung bình và nhỏ;cả ở những thành phố lớn và các tỉnh lẻ
B. Thông điệp: G’brand “suy nghĩ đơn giản để tạo nên những điều khác biệt” C. Lý do lựa chọn:
- Độ phủ rất rộng
- Sức lôi kéo công chúng và có ảnh hưởng lớn - Ít bị giới hạn địa lý giữa các vùng trong cả nước 2. Quảng cáo trên đài phát thanh
Quảng cáo trên sóng truyền thanh là phương tiện để doanh nghiệp thực hiện việc truyền bá thông tin về sản phẩm,thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng qua sóng phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam.
Với lợi thế chi phí sản xuất thấp,phạm vi quảng cáo toàn quốc,quảng cáo sóng phát thanh là một sự lựa chọn phù hợp,đặc biệt là dành cho quảng cáo các sản phẩm,thương hiệu mới.Việc quan trọng là phải lựa chọn được giọng nói chuẩn và phù hợp với quảng cáo.Loại hình quảng cáo này cho phép chúng ta dành thời gian mô tả về sản phẩm,dịch vụ một cách cụ thể trong một thời gian dài,tần suất xuất hiện cao.
A.Công chúng/khách hàng mục tiêu
Giống như bất kỳ hình thức quảng cáo nào,với mỗi sản phẩm /dịch vụ cần quảng cáo ,chúng ta cần phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
Lên danh sách các đài phát thanh trong phạm vi thị trường của doanh nghiệp. Lắng nghe chương trình của từng đài phát thanh để xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.Những người nghe nào đang thưởng thức chương trình phát sóng và liệu họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng cho sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng ta hay không?
B.Mục tiêu của chương trình:
- Giới thiệu về các dịch vụ,sản phẩm mới,làm mới các sản phẩm cũ - Quảng bá các chương trình khuyến mãi,hỗ trợ khách hàng đặc biệt C.Mức độ thường xuyên của quảng cáo
Một quảng cáo trên Radio cần thời lượng phát sóng nhất định trước khi có thể để lại dấu ấn trong tâm trí người nghe.Một clip quảng cáo radio cần kéo dài ít nhất 1 tháng.
Mức độ xuất hiện thường xuyên trên sóng radio là số lần chạy quảng cáo trong một thời gian ngắn nhất định.Một quảng cáo lên sóng đài nhiều lần trong một ngày sẽ mang tới cơ hội tốt hơn để tiếp cận với thính giả.
3.1 Quảng cáo in ấn-Posters/Banners/Banrols
A. Công chúng/khách hàng mục tiêu:Posters/Banners/Banrols, cũng thu hút lượng công chúng/khách hàng mục tiêu rất đa dạng và phong phú,đặc biệt là tại những vị trí trung tâm,trục giao thông chính,huyết mạch…
B .Thông điệp:Như thông điệp đối với quảng cáo trên TV C. Lý do lựa chọn:
- Dễ thu hút sự chú ý của công chúng - Gây hiệu ứng truyền miệng tốt - Chi phí trung bình
D. Vị trí đặt Posters/Banners/Banrols:Các con đường trung tâm,huyết mạch,có đông người qua lại,các tòa nhà trung tâm thương mại,các khu đô thị nơi tập trung những người giàu có và thường là những chủ doanh nghiệp sinh sống,các khu văn phòng cao ốc nơi có trụ sở của những công ty lớn…Công ty nên tăng cường đặt các Posters tại những khu trung tâm của các thành phố lớn,các trung tâm thành phố tỉnh lỵ nhằm gây sự chú ý của công chúng nhận tin.Những Posters không nên có quá nhiều chữ,truyền tải thông tin quá nhiều cùng lúc,chỉ nên quảng cáo cho thương hiệu của công ty.Ngoài ra công ty có thể kết hợp với quảng cáo Pano trên các tuyến xe công cộng như:xe bus,xe taxi…để tăng hiệu quả lớn hơn cho việc quảng cáo.
3.2 Quảng cáo in ấn-Trên báo/tạp chí:
A. Công chúng/khách hàng mục tiêu:Đa dạng và phong phú,tùy thuộc vào từng đầu báo /tạp chí/bản tin…
B. Thông điệp:Như đối với quảng cáo trên TV và tùy vào từng chiến dịch quảng cáo
C. Lý do lựa chọn:
- Dễ nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp và từng nhóm sản phẩm
- Gây hiệu ứng truyền miệng cao trong công chúng - Chi phí không quá cao
D. Các loại báo,tạp chí nên sử dụng:Tạp chí Marketing Việt Nam,Doanh nhân,Thời báo kinh tế Việt Nam…
3.3 Quảng cáo trên Internet
A. Công chúng/khách hàng mục tiêu:Đa dạng và phong phú,đặc biệt là những khách hàng mới.
B.Thông điệp:Như đối với quảng cáo TV và tùy từng chiến dịch C. Lý do lựa chọn:
- Tốc độ truyền thông nhanh
- Ảnh hưởng trực tiếp tới nhóm đưa ra quyết định - Chi phí trung bình
D. Các website sử dụng để quảng cáo: - Website công ty
- Website của hiệp hội marketing Việt Nam - Website của hiệp hội quảng cáo Việt Nam
- Website của các công ty trong ngành như Lantabrand,Interbarand… - Các website xã hội khác như dân trí,vietnamnet,đọc báo…
Công ty nên tập trung hơn nữa tạo dựng sự biết đến hình ảnh công ty cho khách hàng mục tiêu.Nên có một bài phóng sự về công ty,tăng cường quảng cáo trên các Website.Đối với Website của công ty,nên có sự cải thiện về hình thức cũng như nội dung,cập nhật thông tin một cách kịp thời và đầy đủ hơn nữa.Áp dụng giải pháp Website thương mại điện tử.Sau đây là một số lợi ích có được từ giải pháp Website thương mại điện tử:
Giải pháp Website thương mại điện tử là giải pháp nhằm xây dựng website thương mại điện tử trên nền công nghệ Portal.Giải pháp sẽ giúp áp dụng tốt nhất Thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại,quảng bá thương hiệu,tăng doanh số…
Sơ đồ 3.2: Giải pháp “Thương mại điện tử”
Lợi ích giải pháp “Website thương mại điện tử”mang lại
+Khuyêch trương thương hiệu
-Trang web có độ hấp dẫn cao,thiết kế đẹp mắt,thu hút khách vào thăm,từ đó nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu
-Tối ưu hóa tìm kiếm:Tăng mức xuất hiện của trang web trong các search engine.
-Website cung cấp công cụ để tạo các bản tin với nội dung phong phú,nhờ đó thu hút được nhiều hơn nữa người vào thăm trang website.
+Bán hàng trực tuyến
-Giúp doanh nghiệp có thể bán hàng qua mạng.
-Giỏ hàng giúp khách hàng có thể đặt hàng thuận tiện.
-One-stop-shopping:Chỉ cần truy cập vào một địa chỉ web duy nhất,người sử dụng có thể khai thác được mọi dịch vụ,sản phẩm,tin tức mà công ty cung cấp.
-Các sản phẩm và dịch vụ có thể được trình bày một cách linh hoạt và đẹp mắt.
+Tối ưu quảng cáo
-Đem lại thu nhập cho công ty bằng cách cho đặt quảng cáo tạo website
-Hỗ trợ các công cụ quản lý,đánh giá hiệu quả của quảng cáo đối với những banner quảng cáo được đặt ở các website khác.
+Quản lý thuận tiện
-Có thể cập nhật website bằng những thao tác đơn giản mà không nhờ đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật viên.
-Hệ thống báo cáo,phân tích giúp công ty đánh giá được tình hình hoạt động của website.
-Cơ chế phân nhóm,phân quyền linh động.
-Trang web đạt độ an toàn và bảo mật cao,đảm bảo thông tin an toàn.
Công nghệ Portal
-Giao diện thân thiện:Website cho phép người quản lý tùy biến và linh hoạt trong việc quản lý các thành phần giao diện.
-Các chức năng trình bày văn bản thân thiện,tương tự như Microsoft Word,giúp trình bày nội dung các bài viết trên website một cách dễ dàng
-Đa ngôn ngữ:Được phát triển trên nền tảng công nghệ Microsoft.NET,Portal sử dụng Unicode và XML nên hỗ trợ được mọi ngôn ngữ trên thế giới.
-Dễ mở rộng:Tất cả các thành phần của Website tuân theo một quy tắc thống nhất có tính mở cao.
-Chi phí xây dựng ban đầu không cao,chi phí nâng cấp và phát triển không cao,chi phí vận hành thấp
-Quản trị hệ thống dễ dàng,sao lưu,khôi phục hệ thống nhanh chóng.
3.2.1.3 Kế hoạch BTL
A. Các kênh/loại hình truyền thông BTL
1. Quảng cáo Out-of-home * Quảng cáo Transit
* Billboard/Signboard * Street Furniture
* Hệ thống LCD Out-of-home
* Hệ thống Frame tại các cầu thang máy,garage ô tô,chung cư,điểm trông giữ ô tô,bán xe ô tô…
2. Sự kiện:
* Sự kiện giới thiệu thương hiệu G’brand
* Họp báo(các sản phẩm,dịch vụ mới,các hoạt động xã hội) 3. Các ấn phẩm xuất bản
* Hồ sơ công ty * Sale kits /Brochures
* Broadcast faxing * Voicemail Marketing * Couponing
* Direct response television marketing 5. Marketing kỹ thuật số
6. Bán hàng cá nhân 7. Khuyến mại bán hàng 8. Truyền miệng
B. Mô tả:
Vì ngân sách hạn chế & sức ép doanh số, cần chọn lựa kỹ càng các phương tiện truyền thông hiệu quả. Các loại hình truyền thông BTL sẽ phát huy hiệu quả tốt trong dài hạn nếu công ty tập trung vào đúng kênh, đúng thời điểm. Công ty nên chú trọng hơn đến các ấn phẩm truyền thông như: Hồ sơ Công ty, Sale kits, các Brochure giới thiệu sản phẩm, vật dụng trưng bày tại các chi nhánh và bưu cục, bộ ấn phẩm cuối năm (lịch+sổ tay+bưu thiếp). Các ấn phẩm này hỗ trợ đội ngũ bán hàng rất đắc lực!
* Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của dự án chính là nhân viên bán hàng. Đội ngũ bán hàng cần được đào tạo & huấn luyện thường xuyên để tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Cung cấp đầy đủ các phương tiện, tài liệu bán hàng cho nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định doanh số bán.
* Công ty nên tổ chức nhiều hơn các sự kiện và hiệu ứng “lan tỏa” trong