Ảng2: Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. (Trang 26 - 66)

III. Kiến nghị

B ảng2: Tình hình sử dụng đất đai tại các hộ điều tra

Chỉ tiêu Bình quân hộ điều tra Hộ nghèo Số lượng ( sào) cấu (%) Số lượng ( sào) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất 15,02 100,00 16,51 100,00

nông nghiệp - Đất 1 vụ 4,25 28,29 7,19 43,55 - Đất 2 vụ 9,11 60,65 8,23 49,85 - Đất 3 vụ 1,66 11,05 1,09 6,60 - Đất chuyên màu 2,15 14,31 3,16 19,39 - Đất hạng 2 3,11 20,71 4,13 25,02 - Đất hạng 3 4,98 33,16 5,17 31,31 - Đất hạng 4 4,13 27,49 3,06 18,53 - Đất hạng 5 8,49 56,52 9,15 55,42 Diện tích đất N2/1 khẩu (sào/lđ) 3,44 - 3,17 - Diện tích đất N2/1 lđ (sào/lđ) 5,11 - 7,31 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng đối với các hộ nghèo thì tổng diện tích đất nông nghiệp lớn hơn diện tích đất bình quân hộ điều tra vì theo chủ chương chính sách của nhà nước khi chia ruộng sẽ chia theo đầu nhân khẩu mà trong số hộ nghèo thì thường đông nhân khẩu hơn chính vì vậy mà diện tích đất nông nghiệp trong hộ nghèo nhiều hơn số hộ điều tra. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng đối với hộ nghèo họ có nhiều đất hơn nhưng cuộc sống của họ vẫn gặp nhiều khó khăn bởi vì đa số những hộ nghèo lại nằm ở khu vực xa trung tâm nên họ thiếu thông tin, thiếu kiến thức làm ăn, họ đã không biết cách áp dụng những tiến bộ khoa học hay không biết cách áp dụng giống mới ... Có thể vì những lý do đó mà làm cho năng suất cây trồng không cao dẫn đến thu nhập của người nông dân nghèo không có.

Do thu nhập chính của người dân trong huyện là từ nông nghiệp mà đặc điểm địa hình của huyện lại rất phân tán không tập trung đặc biệt là đối với loại đất sản xuất nông nghiệp nên không tránh khỏi tình trạng manh mún. Ở các xã như Vĩnh Khang, Vĩnh Ninh, Vĩnh Thành ... trung bình mỗi ruộng này là rất nhỏ phân tán ở mọi nơi (theo số liệu điều tra thì trung bình mỗi ruộng chỉ 300 m2). Vì thế mà tình trạng này ảnh hưởng rất lớn tới chế độ chăm sóc, thời gian đi lại và việc thu

thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về việc “ đổi điền, dồn thửa” chuyển từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm đầu tư thâm canh, sản xuất hàng hoá, lương thực ( Văn bản số 151/ TB - TU ngày 30/10/2001 Thông báo kết luận của Ban thường vụ phấn đấu sau đổi điền dồng thửa bình quân mỗi hộ không quá 5 thửa ruộng, mỗi thửa có diện tích trên 500 m2 ). Qua đó cho thấy thu nhập của người dân có nhiều thay đổi, việc đi lại thời gian chăm sóc, thu hoạch ... được tiết kiệm rất nhiều để người dân có thể bố trí dành thời gian vào công việc khác tăng thu nhập cho gia đình mình

Có thể nói rằng nguồn lực đất đai vừa là thế mạnh, vừa là điểm hạn chế của huyện. Lý do là diện tích đất chưa sử dụng còn tương đối cao. Bên cạnh đó các hộ chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như cây, con giống ... hoặc có áp dụng nhưng chưa đúng cách dẫn đến năng suất chưa cao. Vì vậy việc bố trí lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với đặc điểm riêng của từng loại đất đai, khí hậu điều này đòi hỏi cần có sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự tư vấn của cán bộ khuyến nông và cũng như là trình độ của chủ hộ.

2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, nó làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng lao động. Theo báo cáo và số liệu điều tra ta có bình quân nhân khẩu của huyện là 4,37 người, hộ nghèo là 5,21 người trong khi đó lao động trung bình hộ là 2,94 còn hộ nghèo là 2,26 lao động. Như vậy, tính trung bình trên toàn huyện có 1,43 người ăn theo, vì trên thực tế 2.94 lao động (tính trung bình toàn huyện) phải lo cuộc sống cho 4,37. Qua thực tế điều tra hộ nghèo thì có đến 5 hoặc 6 nhân khẩu gồm cả ba thế hệ chung sống trong khi đó chỉ có 2 hoặc 3 lao động; cho nên mức cáng đáng của hộ càng tăng hơn. Vì điều kiện thiếu vốn, thiếu Tư Liệu sản xuất, cho nên lao động của hộ nghèo phải đi làm đổi công cho các hộ khác để đổi lấy sức kéo cho khâu làm đất hoặc phải đi làm thuê để lấy tiền thuê sức kéo, mua vật tư ... Vì vậy, chính bản thân họ lại thiếu thời gian chăm sóc cho sản phẩm của mình, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp.

Trình độ văn hoá chuyên môn cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ, những hộ không nghèo với trình độ văn hoá cao hơn họ dể dàng tiếp cận những cái mới, nhất là vấn đề khoa học kỹ thuật. Qua số liệu điều tra thì số người ngoài độ tuổi lao động thực tế vẫn phải tham gia lao động rất cao ( 4.120 người chiếm hơn 11,54% lao động thực tế trên toàn huyện ).

Mặt khác thì trình độ học vấn của lao động không cao, tỷ lệ mù chữ thấp nhưng chủ yếu các chủ hộ chỉ học hết cấp II, một số còn có trình độ lớp 7 hoặc lớp 10 trong khi đó có tới 80,20% con em các gia đình nếu đi học hết cấp III hoặc đại học không về công tác tại quê hương mà lại ở lại nơi họ đã học, ở thành phố Thanh Hoá, thị trấn Vĩnh Lộc và các huyện lân cận. Làm cho trình độ của các chủ hộ đã thấp lại không được cải thiện dẫn đến chất lượng nguồn lao động không cao

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra có gần 90% số hộ nghèo đang có con em ở độ tuổi đi học, còn một số hộ quá đói phải cho con ở nhà phụ giúp việc gia đình, còn những hộ khác đang cố gắng cho con em mình theo học rất khó khăn cho các khoản đóng góp. Như thực tế điều tra tại gia đình hộ nghèo chị Cao Thị Toàn chồng chết sớm ở thôn Đồng Mực xã Vĩnh Hùng có mong muốn là “ đời tôi không được biết chữ, mong con cái mình vẫn được theo học để biết chữ và có ngành, có nghề”. Gánh nặng chi phí cho giáo dục là rất lớn so với thu nhập của hộ nghèo, họ chỉ phải trả tiền mua đồ dùng học tập, tiền bảo hiểm mà vẫn không đủ khả năng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho con em họ phải bỏ học và cũng chính là nguyên nhân làm cho các hộ có điều kiện có điều kiện sản xuất khó khăn lại càng khó khăn hơn và dẫn tới nghèo đói

2.4 Tình hình vốn

Vốn là toàn bộ giá trị đầu vào như tài sản, vật phẩm, tiêu dùng trong sản xuất kinh doanh. Theo kết quả điều tra ta có nhu câuf về vốn thông qua giá trị của tài sản như trong bảng sau

Bảng3: Tình hình sử dụng vốn tại các hộ điều tra năm 2007

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo

- Tư liệu sản xuất

-Gia súc % 100,00 100,00 + Trâu bò cày kéo - 70,15 45,51 + Hộ nuôi lợn nái - 21,19 24,90 -Công cụ sản xuất - 100,00 100,00 + Máy cày bừa Trung Quốc - 7,29 0,00 + Máy tuốt thủ công - 30,50 40,51 + Máy bơm nước - 39,40 7.34 + Bình phun thuốc sâu - 45,90 40,11 + Xe công nông - 4,11 0,00 + Máy xay xát - 5,71 0,00 + Chuồng trại kiên cố - 30,19 12.04

(Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra)

Như vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Lộc chủ yếu vẫn là lao động thủ công, tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh không lớn, tư liệu sản xuất chủ yếu có giá trị nhỏ như cuốc, cày, dao, liềm... Tài sản có giá trị nhất là trâu bò kéo với 70,15% số hộ sử dụng. Trong một hai năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều hộ trong huyện đã mua máy cày bừa của Trung Quốc (chiếm tới 7,29% ) để phục vụ sản xuất cho gia đình mình và đi cày bừa thuê để kiếm tiền tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho gia đình mình.

Được sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng người nghèo và rất nhiều các chương trình, dự án cấp huyện, tỉnh, trung ương cũng như các chương trình được sự tài trợ của tổ chức nước ngoài... đã hỗ trợ về vốn cho các hộ sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp và rất thấp. Trước năm 2000, lãi suất là 0,6% và thời gian vay là 6 tháng. Từ năm 2000 đến nay, phương thức vay vốn đã được hoàn thiện lên rất nhiều với lãi suất 0,5%, 3 tháng trả lãi một lần, thời gian vay là 3 năm, chủ yếu là tín chấp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ nghèo không dám vay vốn sản xuất do không

biết trông cây gì? nuôi con gì ? Qua thực tế điều tra thì nhu cầu vốn cần vay của các hộ trong huyện để sản xuất kinh doanh là rất lớn và được thể hiện trong bảng sau

Bảng4 : Nhu cầu vây vốn

Chỉ tiêu ĐVT Bình quân Hộ nghèo

- Vốn lưu động/ hộ 1.000đ 4.298,75 1.170,90 + Vốn trồng trọt - 137,5 100,47 + Vốn chăn nuôi - 3.121,25 749,28 + Vốn cho ngành nghề khác - 940,00 321,15 - Nhu cầu vốn năm 2007/ hộ - 6.225,4 5.014,70 + Vốn tự có - 1.225,4 14,70 + Vốn cần vay - 5.000,00 5.000,00

(Nguồn: phòng thống kê huyện)

Để hộ nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn, song song với việc cho vay vốn, công tác hướng dẫn người dân làm giàu, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi...đang là vấn đề bức xúc hiện nay tại huyện Vĩnh Lộc, đặc biệt là các xã vùng xa, vùng sâu. Do đó cần phải có những chủ chương chính sách của đảng và nhà nước đối với các vùng này.

1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa

1.1 Giai đoạn 2001 – 2005

Theo căn cứ phân loại hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện qua các năm như sau:

Bảng 5 : Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện qua các năm

Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005

I.Tổng số hộ toàn huyện Hộ 20.27 7 20.38 2 20.45 0 20.50 0 20.60 0

II. Số hộ đói nghèo Hộ 3.581 2.819 2.451 2.210 2.078

- Hộ đói Hộ 930 - - - -

- Hộ nghèo Hộ 2.651 2.819 2.451 2.210 2078

III. Tỷ lệ đói nghèo % 17,66 13,83 11,98 10,78 10,09

- Hộ đói % 4,59 - - -

- Hộ nghèo % 13,07 13,83 11,98 10,78 10,09

(Nguồn phòng LĐ- TB& XH huyện)

Qua bảng trên ta thấy rằng, số hộ nghèo từ năm 2001đến năm 2005 có xu hướng giảm, đây cũng là xu hướng tất yếu của chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo.Ngay như tất cả các nước trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng khi bắt đầu thực hiện chính sách Xoá đói giảm nghèo thì số hộ nghèo qua các năm đều giảm.Nhìn vào bảng số liệu ta có thể phân tích tình hình nghèo đói của huyện qua các năm dựa vào tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo. Năm 2001 tỷ lệ hộ nghèo là 15,6% và liên tục giảm qua các năm, đến năm 2005 là 10.09 và bắt đầu từ năm 2002 không còn hộ

đói. Như vậy nếu so sánh tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn này so với cả nước và khu 4 cũ thì tỷ lệ nghèo này là ở dưới mức trung bình. Theo điều tra của Tổng cục thống kê Tỷ lệ nghèo trong giai đoạn này của cả nước là 14.5% ,khu 4 củ là 18.9% và tỉnh Thanh hoá là 21,7% ( nguồn từ tổng cục thống kê và cục thống kê Thanh Hoá)Từ thực tế đó có thể khẳng định hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo trong những năm qua.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo vẫn chưa giảm một cách đáng kể vì vậy số hộ thoát nghèo qua các năm vẫn chưa tăng rõ rệt. Nguyên nhân

là trong giai đoạn này đối với các hộ nghèo số nhân khẩu đông mà thu nhập chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, nhiều nhà muốn chuyển hướng làm ăn kinh doanh đề tăng nguồn thu thì lại gặp khó khăn về vốn vì đối với người nghèo thì việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng là rất khó. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới...mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia, khả năng tiếp cận với nguồn vốn đã tăng lên rất nhiều, song vẫn còn nhiều người nghèo đặc biệt là người rất nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng. Mặt khác, do không có tài sản thế chấp những người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ hiệu quả thấp đẫ làm giảm khả năng hoàn ttrả vốn. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hay sử dụng các khoản vay không đúng mục đích. Do vậy họ khó có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm cho họ càng nghèo thêm. Hơn nưa đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào như: điện, nước, giống cây trồng vật nuôi, phân bón... đã làm tăng chi phí giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. hơn nữa đối vơí những người nghèo thì thường gắn liền với trình độ dân trí thấp do đó không thể tiếp cận được với thông tin hay tiếp thu kiến thức để làm ăn... từ những lý do đó mà nó đã tạo ra vòng luẩn quẩn “nghèo lại vẫn hoàn ngèo”. Có thể đối với huyện Vĩnh lộc là một huyện mới được chia tách từ Huyện Vĩnh Thạch ra do đó mà cơ sở hạ tầng thiết yếu vẫn đang

còn yếu kém chưa đáp ứng được sự giao thương giữa các vùng với nhau nhân dân trong huyện gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận, có những nơi hàng hoá nông sản làm ra vẫn không bán được do điều kiện giao thông đi lại gặp khó khăn. Từ những lý do đó mà trong giai đoạn này tỷ lệ hội nghèo vẫn còn cao và số hộ thoát nghèo vẫn chưa tăng rõ rệt. Không thể phủ nhận nỗ lực của toàn thể nhân dân cũng như các cấp chính quyền trong huyện. Song có thể nói vẫn có nhiều khe hở trong cách thức thực hiện Chương trình quốc gia Xoá đói giảm nghèo. Nếu những vấn trên được khắc phục thì hiệu quả của công tác Xoá đói giảm nghèo còn thể hiện rõ nét hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó thì sự phân bố về qui mô đói nghèo vẫn còn khá chênh lệnh giữa các vùng điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6 : Số hộ nghèo chia theo các xã ST T Tên xã, thị trấn 31/12/2001 31/12/2005 Số hộ % Số hộ % Toàn huyện 3162 15.6 2.078 10,09 1 Vĩnh Quang 121 11,96 103 10,05 2 Vĩnh Yên 132 8,52 122 7,84 3 Vĩnh Long 217 11,28 209 11,08 4 Vĩnh Tiến 99 13,37 93 7,59 5 Vĩnh Hưng 157 9,08 148 13,07 6 Vĩnh Phúc 70 5,83 86 7,10 7 Vĩnh Thành 149 10,64 143 10,17 8 Thị trấn 23 3,62 18 2,79 9 Vĩnh Ninh 159 9,97 165 10,80 10 Vĩnh Khang 135 6,89 123 10,45 11 Vĩnh Hoà 170 11,63 167 10,20 12 Vĩnh Hùng 159 9,81 172 13.45 13 Vĩng Tân 94 11,66 72 8,70 14 Vĩnh Minh 81 6,92 75 6,30 15 Vĩnh Thịnh 280 14,74 267 13,95 16 Vĩnh An 121 14,72 115 13,60

(Nguồn số liệu tổng hợp báo cáo các xã)

Toàn huyện vẫn còn có một số xã còn đặc biệt khó khăn như xã Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thịnh, nguyên nhân chính là do mức sống không đảm bảo, trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. (Trang 26 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w