II. Thực trạng đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc tỉnh
1. Qui mô đói nghèo tại huyện Vĩnh Lộc Thanh Hóa
1.3 Đánh giá về công tác xóa đói giảm nghèo
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của chính quyền địa phương và các cấp ủy đảng sự tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp và sự cố gắng vươn lên của chính bản thân người nghèo. Trong Giai đoạn vừa qua, toàn huyện trung bình đã giảm được 4.35% hộ nghèo, đạt 130% so với kế hoạch, giảm tỷ lệ đói nghèo từ 32.5 năm 2006 xuống còn 23.8% năm 2008. Đến hết năm 2008 toàn huyện còn 4789 hộ nghèo chiếm 23.8%. Qua phân loại cho thấy, đói nghèo do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do: Thiếu vốn, thiếu kinh nghệm sản xuất, thiếu việc làm, đông con, thiếu sức lao động; ngoài ra còn do yếu tố địa lý, rõ nét nhất là các xã miền núi, cơ sở hạ tầng yếu kém, phương thức sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp đã hạn chế xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao. Những năm qua UBND tỉnh và Huyện đã ban hành nhiều cơ chế chính sách và thực hiện đồng bộ các giải pháp về xoá đói giảm nghèo, các cấp uỷ đảng chính quyền cùng các đoàn thể xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã tham gia tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo vì vậy bình quân hàng năm tỷ lệ đói nghèo gảm 3%. Trên 50% người nghèo có nhu cầu vay vốn đều được vay. Song song với hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất là thực hiện đồng bộ các chính sách y tế giáo dục, miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, 100% người nghèo được mua bảo hiểm khám chữa bệnh miễn phí, hỗ trợ gần 200 hộ nghèo chưa có nhà ở, xoá nhà tạm nhà rột tranh tre nứa lá... Đối với các xã miền núi đã tập trung ưu tiên đầu tư nguồn lực để phát triển kinh tế -xã hội. Nhờ đó nhiều công trình cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, trường học, trạm xá, thuỷ lợi, điện sinh hoạt được đầu tư xây dựng nền kinh tế – xã hội không ngừng phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một cách rõ dệt.
Từ thực tiễn xoá đói giảm nghèo những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình xoá đói giảm nghèo có hiệu quả của Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc với các phong trào: "Ngày tiết
kiệm vì phụ nữ nghèo", "Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình"; "Quỹ tình thương", "Quỹ ngày vì người nghèo", "Phong trào thanh niên lập nghiệp", "Phong trào nông dân sản xuất giỏi". Điển hình như hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân đã thành lập được hàng chục ngàn tổ tiết kiệm vay vốn ở khắp các xã, phường, thôn, bản, huy động được hàng tỉ đồng cho các hội viên vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp họ thoát khỏi đói nghèo, vươn lên trong cuộc sống.
Tuy vậy, chương trình xoá đói giảm nghèo còn những tồn tại và hạn chế sau: tỷ lệ hộ nghèo qua các năm có xu hướng gảm nhưng tỷ lệ giảm còn chậm, số hộ thoát nghèo qua các năm chưa cao, đời sống một số bộ phận người dân còn gặp nhiêu khó khăn. Sự lồng ghép của một số chương trình chưa có tính lồng ghép đặc biệt là một số chương trình như: dân số - Kế hoạch hóa gia đình; chương trình nước sạch vệ sinh môi trường; chương trình sức khỏe cộng đồng; chương trình phổ cập giáo dục; chương trình xóa đói giảm nghèo. một số địa phương chưa chủ động xây dựng kế hoạch, quy hoạch khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế-xã hội. Một bộ phận người nghèo, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao còn nặng tư tưởng ỷ lại trông chờ vào cấp trên, vào Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động tự lực tự cường để vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với bình quân chung toàn tỉnh.