Tình hình nhân khẩu, lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. (Trang 28 - 29)

I. Đặc điểm chung của huyện vĩnh lộc Thanh Hóa

1, Điều kiện tự nhiên

2.3. Tình hình nhân khẩu, lao động

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp mang tính chất thời vụ, nó làm phức tạp thêm vấn đề sử dụng lao động. Theo báo cáo và số liệu điều tra ta có bình quân nhân khẩu của huyện là 4,37 người, hộ nghèo là 5,21 người trong khi đó lao động trung bình hộ là 2,94 còn hộ nghèo là 2,26 lao động. Như vậy, tính trung bình trên toàn huyện có 1,43 người ăn theo, vì trên thực tế 2.94 lao động (tính trung bình toàn huyện) phải lo cuộc sống cho 4,37. Qua thực tế điều tra hộ nghèo thì có đến 5 hoặc 6 nhân khẩu gồm cả ba thế hệ chung sống trong khi đó chỉ có 2 hoặc 3 lao động; cho nên mức cáng đáng của hộ càng tăng hơn. Vì điều kiện thiếu vốn, thiếu Tư Liệu sản xuất, cho nên lao động của hộ nghèo phải đi làm đổi công cho các hộ khác để đổi lấy sức kéo cho khâu làm đất hoặc phải đi làm thuê để lấy tiền thuê sức kéo, mua vật tư ... Vì vậy, chính bản thân họ lại thiếu thời gian chăm sóc cho sản phẩm của mình, dẫn đến năng suất cây trồng vật nuôi thấp.

Trình độ văn hoá chuyên môn cũng ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng như thu nhập của hộ, những hộ không nghèo với trình độ văn hoá cao hơn họ dể dàng tiếp cận những cái mới, nhất là vấn đề khoa học kỹ thuật. Qua số liệu điều tra thì số người ngoài độ tuổi lao động thực tế vẫn phải tham gia lao động rất cao ( 4.120 người chiếm hơn 11,54% lao động thực tế trên toàn huyện ).

Mặt khác thì trình độ học vấn của lao động không cao, tỷ lệ mù chữ thấp nhưng chủ yếu các chủ hộ chỉ học hết cấp II, một số còn có trình độ lớp 7 hoặc lớp 10 trong khi đó có tới 80,20% con em các gia đình nếu đi học hết cấp III hoặc đại học không về công tác tại quê hương mà lại ở lại nơi họ đã học, ở thành phố Thanh Hoá, thị trấn Vĩnh Lộc và các huyện lân cận. Làm cho trình độ của các chủ hộ đã thấp lại không được cải thiện dẫn đến chất lượng nguồn lao động không cao

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra có gần 90% số hộ nghèo đang có con em ở độ tuổi đi học, còn một số hộ quá đói phải cho con ở nhà phụ giúp việc gia đình, còn những hộ khác đang cố gắng cho con em mình theo học rất khó khăn cho các khoản đóng góp. Như thực tế điều tra tại gia đình hộ nghèo chị Cao Thị Toàn chồng chết sớm ở thôn Đồng Mực xã Vĩnh Hùng có mong muốn là “ đời tôi không được biết chữ, mong con cái mình vẫn được theo học để biết chữ và có ngành, có nghề”. Gánh nặng chi phí cho giáo dục là rất lớn so với thu nhập của hộ nghèo, họ chỉ phải trả tiền mua đồ dùng học tập, tiền bảo hiểm mà vẫn không đủ khả năng. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho con em họ phải bỏ học và cũng chính là nguyên nhân làm cho các hộ có điều kiện có điều kiện sản xuất khó khăn lại càng khó khăn hơn và dẫn tới nghèo đói

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp Xoá đói giảm nghèo ở huyện Vĩnh Lộc - Thanh Hoá. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w