Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 1 Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

II. Các giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 1 Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa

2. Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước 1 Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

2.1. Về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

- Nghiên cứu việc mở rộng phạm vi chuyển đổi, bao gồm việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và tổ chức quản lý doanh nghiệp sau chuyển đổi do Nhà nước làm

chủ sở hữu nhằm tạo khung pháp lý đồng bộ, chi tiết, cụ thể cho việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước.

- Mở rộng đối tượng áp dụng Nghị định bao gồm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi do Nhà nước làm chủ sở hữu cho phù hợp với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh nêu trên. Trong đó, đối với đối tượng chuyển đổi cũng được mở rộng bao gồm: các doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 95/2006/NĐ-CP; các công ty lâm nghiệp, nông trường quốc doanh; doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm thời chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trước khi chuyển thành công ty cổ phần (để kịp thời hạn chuyển sang Luật Doanh nghiệp trước ngày 1/7/2010). Đồng thời, cho phép các tổ chức sự nghiệp có thể không thuộc diện chuyển thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ được áp dụng những quy định của chuyển đổi.

2.2. Về điều kiện chuyển đổi

- Nghiên cứu việc bỏ quy định điều kiện về mức vốn điều lệ nhằm đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi và giải quyết vướng mắc, phiền hà do phải thêm thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi đối với từng trường hợp doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp công ích ở các địa phương không đạt quy mô vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng của Nghị định 95/2006/NĐ-CP.

- Cân nhắc việc quy định cụ thể điều kiện chuyển đổi phù hợp với đặc điểm của từng loại doanh nghiệp: Loại doanh nghiệp độc lập, công ty mẹ thuộc diện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu; Loại đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty, công ty mẹ thuộc diện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu; Loại doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trước khi chuyển thành công ty cổ phần.

2.3. Về trình tự chuyển đổi và nguyên tắc xử lý tài chính, tài sản và lao độngkhi chuyển đổi và việc xác định vốn điều lệ khi chuyển đổi và việc xác định vốn điều lệ

- Cần quy định chi tiết và cụ thể về trình tự thủ tục chuyển đổi để tránh phải ban hành thông tư hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp chuyển đổi. - Rà soát để sửa đổi, bổ sung những quy định về xử lý tài chính, lao động, đất đai cho phù hợp những quy định mới về cơ chế, chính sách xử lý tài chính, lao động, đất đai và yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Đồng thời, để tạo điều kiện chuyển một số doanh nghiệp (là đối tượng của cổ phần hóa, nhưng không kịp hoàn thành cổ phần hóa trước thời

điểm ngày 01/07/2010 nên tạm thời chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, sau đó sẽ chuyển thành công ty cổ phần) nên cân nhắc việc quy định không thực hiện xử lý tài chính, lao động, đất đai đối với các doanh nghiệp thuộc diện này nhằm giảm bớt công sức, thời gian, chi phí cho việc xử lý khi chuyển đổi và phù hợp với nguyên tắc mỗi doanh nghiệp chuyển đổi, cổ phần hóa chỉ được xử lý lao động dôi dư một lần.

2.4. Về vấn đề chủ sở hữu

- Sửa đổi hoặc ban hành các quy định pháp luật để tách bạch chức năng làm chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và phần vốn nhà nước) ra khỏi các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó: loại bỏ chức năng thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận (tại Điều 82 Luật tổ chức Uỷ ban nhân dân, Hội đồng nhân dân năm 2003) và nghiên cứu “hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty nhà nước quy mô lớn quan trọng, kể cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước” tại Quyết định 1715/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi các tổng công ty, tập đoàn kinh tế sang hoạt động theo các nguyên tắc quy định tại Điều 168 Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu ban hành các văn bản quy định về quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp khác thay thế cho các văn bản pháp lý quy định về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty nhà nước (Nghị định 132/2005/NĐ-CP và Nghị định 86/2006/NĐ- CP).

- Bổ sung quy định cụ thể về việc chỉ những cơ quan, tổ chức được giao chức năng là chủ sở hữu mới được quyền ban hành văn bản với tư cách là chủ sở hữu nhà nước. Đồng thời, ban hành quy định hướng dẫn hình thức văn bản do chủ sở hữu ban hành và loại hình văn bản chỉ áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhà nước với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhằm khắc phục tình trạng hành chính hoá việc ban hành các quyết định và mối quan hệ giữa cơ quan, tổ chức được giao thực hiện chức năng chủ sở hữu với công ty.

- Xoá bỏ tình trạng cơ quan quản lý nhà nước, kể cả cơ quan kiêm nhiệm chức năng chủ sở hữu nhà nước bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

- Quy định rõ trách nhiệm Chủ sở hữu nhà nước phải đầu tư đủ vốn điều lệ đã cam kết; có nguồn lực và chính sách rõ ràng về bổ sung vốn điều lệ cho các doanh nghiệp để tăng thêm năng lực tài chính cho các doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục tái đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w