Mục tiêu cụ thể của ngành

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 56 - 63)

4. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tác động của nó tới sự phát

1.2.2.2 Mục tiêu cụ thể của ngành

Về phát triển ngành công nghiệp-xây dựng:

Khai thác triệt để lợi thế và kết cấu hạ tầng, trình độ khoa học công nghệ, lao động kỹ thuật, điều kiện thị trường, tài nguyên khoáng sản và các cơ sở sản xuất công nghiệp sẵn có để chuyển đổi nhanh cơ cấu sản phẩm công nghệ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa và sức cạnh tranh bền vững của công nghiệp trong quá trình hội nhập sâu kinh tế thế giới. Quan tâm phát triển ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động để tạo việc làm cho lao động nông nghiệp nhàn rỗi.

Tập trung phát triển một số ngành, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, kỹ thuật cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử cơ khí, chế tạo, sinh học, hóa sản phẩm trở thành ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn tiến tới trở thành các ngành công nghiệp chủ lực của vùng sau 2010. Nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong công nghiệp lên tới 30% vào 2010 và 2020.

Củng cố, nâng cao sức cạnh tranh cho công nghiệp của Trung ương và địa phương trên địa bàn, phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ trong nước để giảm nhập khẩu, hạ giá giá thành và nâng dần giá trị nôi địa của sản phẩm. Phấn đấu nâng tỷ lệ

nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp chủ lực đạt trên 90% vào giai đoạn 2015 - 2020

-Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí, hình thành và phát triển các nhà máy, tổ công nghiệp cơ khí chế tạo có trình độ công nghệ tương đương khu vực, đóng vai trò là hạt nhân công nhiệp cơ khí chế tạo một số sản phẩm như thiết bị, phụ tùng, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến, lắp ráp ô tô…Nâng tỷ trọng công nghiệp cơ khí hiện chiếm khoảng 18% lên 20% và 25% GTSX công nghiệp của vùng.

- Phát triển các nhà máy sản xuất thép liên hợp, sản xuất thép cán quy mô công suất trên 200 nghìn tấn/năm ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Từng bước phát triển sản xuất thép chất lượng cao, thép chuyên dụng cung cấp cho công nghiệp cơ khí đóng tàu.

-Phát triển cụm công nghiệp cơ khí đóng tàu và sửa chữa tàu biển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ở Hải Phòng, Quảng Ninh. Nâng cấp, mở rộng quy mô nhà máy đóng tàu.

-Phát triển chiều sâu công nghệ điện tử và công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp của vùng vào năm 2010 và 2020.

Đẩy nhanh phát triển công nghiệp phần mềm, tốc độ tăng trưởng bình quân 30- 35%/năm, doanh thu đạt 0.5tỷ USD, 1-1.5 tỷ USD và 3-4 tỷ USD vào năm 2010, 2015, 2020. Xây dựng các khu công nghiệp công nghệ thông tin sản xuất phần mềm ở Hà Nội, Hải Phòng Bắc Ninh. Phát triển công ghiệp công nghệ thông tin phần cứng, sản xuất linh kiện, lắp ráp tiến đến sản xuất hoàn chính máy tính, điện thoại di động. Phát triển cụm công nghiệp điện- điện tử ở Hải Phòng, cụm công nghiệp điện tử ở Hà Nội, Bắc Ninh, nhanh chóng chuyển dần từ sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp thiết bị điện tử nghe nhìn, thiết bị điện, cáp điện và thiết bị thông tin viễn thông sang sản xuất hàng điện tử nghe nhìn cao cấp.

-Phát triển ngành hóa chất sử dụng công nghệ tiến tiến, công nghệ cao sản xuất các sản phẩm phân bón vi sinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, các loại kích thích tố, chất điều hòa sinh trưởng, chế biến sinh học phòng trừ sinh vật hại, dược phẩm, hóa chất phục vụ công nghiệp , sản xuất điện hóa, sản phẩm nhựa, cao su, sơn cao cấp,

hóa mỹ phẩm. Nâng tỷ trọng của công nghiệp hóa chất từ khoảng 8% hiện nay lên 10% và 14% GTSX công nghiệp của toàn vùng vào 2010 và 2020.

-Phát triển công nghiệp khai khoáng theo hướng tăng cường ứng dụng công nghệ khai thác hiện đại, chế biến tính để nâng cao hệ số thu hồi khoáng sản và hiệu quả sử dụng tổng hợp khoáng sản. Khai thác than theo hướng phát triển bền vững về môi trường.

-Phát triển công nghiệp dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đẩy nhanh phát triển các ngành bổ trợ như sợi, chỉ may, nhuộm, thiết kế mẫu mã để chuyển dần từ gia công sang sản xuất nội địa. Tỷ trọng sản phẩm dệt may - da giày chiếm khoảng 22% và 18% GTSX công nghiệp toàn vùng năm 2010 và 2020.

-Mở rộng quy mô công nghiệp chế biến nông – lâm - thủy sản, thực phẩm về nông thôn, khuyến khích đầu tư phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến trang thiết bị hiện đại gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các sản phẩm chất lượng tiệu thụ trong nước và xuất khẩu.

Về ngành dịch vụ:

Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển dịch vụ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cơ cấu lao độn, tăng trưởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng tăng trưởng thông qua phát triển các ngành dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội.

Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế nhất là đầu tư nước ngoài để phát triển các dịch vụ chất lượng cao và vận chuyển, du lịch, tài chính - ngân hàng, viễn thông, đào tạo, y tế trở thành các ngành dịch vụ mũi nhọn, chất lượng sản phẩm ngân hàng khu vực và quốc tế, tiến đến để xuất khẩu dịch vụ tại chỗ và từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

Ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ có thể mạnh như dịch vụ cảng biển, vận chuyển - kho bãi, du lich và cac dịch vụ có thị trường tiếm năng lớn như dịch vụ tài chính- ngân hàng, đào tạo, du lịch…

Tăng cường phát triển các dịch vụ xã hội để phục vụ dân sinh và phát triển nguồn lực con người như giáo dục , đào tạo,…

-Phát triển dịch vụ viễn thông, ứng dụng công nghệ thông tin nhất là các dịch vụ mới, chất lượng cao để dáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa. Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, mở rộng độ phủ về nông thôn đến xã, thôn với thông lượng lớn.

Mở rộng dịch vụ viễn thông đến 2010, mật độ điên thoại 65 - 70 máy/100 lần, mật độ thuê bao internet đạt 25 - 30 thuê bao/100 dân.

-Phát triển dịch vụ tài chính- ngân hàng lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1.5 - 2 lần tốc độ kinh tế chung của vùng để đáp ứng một phần lớn nhu cầu huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu xã hội đồng thời trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn đóng gốp trực tiếp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng có uy tín trong khu vực.

Củng cố lại ngân hàng tài chính, ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa các tổ chức và dịch vụ tài chính, ngân hàng. Đầy nhanh mạnh, và đa dạng các tổ chức tài chính, ngân hàng. Đẩy mạnh và phát triển cấc tín dụng, tài chính làm dịch vụ huy động vốn cho sản xuất kinh daonh như các ngân hàng, quỹ tín dụng , quỹ đầu tư phát triển, công ty tiết kiệm, công ty chứng khoán.

Khuyến khích các ngân hàng mở rộng các hình thức huy động vốn ở trong và ngoài nước, mở rộng các tiện ích kinh doanh và tiện ích ngân hàng đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Phát triển mạnh thị trường chứng khoán cùng với đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường khuôn khổ pháp lý cho các dịch vụ tài chính như kiểm toán, kế toán, bảo hiểm, trung gian tài chính chư công tuy chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, công ty cho thuê tài chính, giao dịch bất động sản.

-Phát triển du lịch, tăng cường xây dựng hạ tầng kết hợp với khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch để phát triển du lcihj trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.

Tập trung xây dựng hoàn chỉnh một số khu du lịch và giải trí có tầm cỡ quốc tế, đủ sức hấp dẫn và ngày thu hút khách du lịch trong cả nước và quốc tế,trở thành một điểm đến quan trọng trong các tuyến du lịch quốc tế ở khu vực Đông Nam Á.

•Mục tiêu phát triển du lịch:

Năm 2010: thu hút được 20 triệu lượt khách trong đó có khoảng 4.5 - 5 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 1.2 - 1.3 tỷ USD.

Năm 2015: Thu hút được 30 triệu lượt khách trong đó có 7 - 8 triệu khách du lịch quốc tê, doanh thu đạt 3 tỷ USD

Năm 2020: thu hút được 31 - 33 triệu lượt khách trong đó có 10 - 11 triệu khách du lịch quốc tế, doanh thu đạt 6 - 7 tỷ USD.

Phát triển các cụm, tuyến du lịch trong vùng:

- Khu vực Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh: Cụm Ba Vì - Suối Hai - Đồng Mô. Đó là khu du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cuối tuần, sân golf, tham quan làng văn hóa các dân tộc Việt Nam; cụm du lịch Tam Đảo - Đại Lải - Đầm Vạc. Đó là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí; cụm du lịch Bắc Ninh, tham quan làng nghề, di tích, chùa chiền, lễ hội và làng nghề

Khu vực ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh: Du lịch an dưỡng, nghỉ mát, du lịch bãi biển, du lịch sinh thái và văn hóa du lịch Hải Phòng, Quảng Ninh như Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long…

•Phát triển thương mại:

Tăng cường đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp với xây dựng một trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, chống hàng giả, hàng lậu để phát triển thương mại đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng sinh hoạt dân cư. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu du lịch xã hội tăng bình quân 18 - 20% trong giai đoạn năm 2010 đến 2020.

Hoàn thiện hệ thống thương mại điện tử và hệ thống, siêu thị các đô thị trong vùng, đối với thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố thị xã, xây dựng trung tâm thương mại cao tầng kinh danh, giao dịch bán buôn, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng.

Tăng cường xây dựng mạng lưới Trung tâm triển lãm và hội chợ, các chợ đầu mối giao dịch hàng hóa và sản phẩm nông sản, củng cố hệ thống chợ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho khu vực nông thôn. Mỗi tỉnh, thành trong vùng xây dựng có ít nhất 1 - 2 trung tâm triển lãm.

Đẩy mạnh hợp tác xúc tiến thương mại để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm của vùng, xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của các địa phương trong vùng ra nước ngoài.

Khuyến khích sản xuất hàng hóa xuất khẩu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18 - 19% và 16 - 18% trong giai đoạn đến 2010, và 2011 - 2020. Tiến dần đến cân xuất nhập khẩu vào giao đoạn sau 2010 với mức xuất siêu trung bình 3-4 tỷ USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 800 USD và 3600 USD vào 2010 và 2020.

Về nông-lâm- thủy sản:

Chuyển đổi mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật cao và hiện đại đông thồi chuyển dịch nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp từ trông trọt sang chăn nuôi để nâng cao GTSX nông nghiệp /ha đất. Phấn đầu GTGT/ha đất nông nghiệp đạt mức tiêu bình quân 50 triệu đồng/ha, 70 triệu dồng/ha và 100 triệu đồng/ha và 2010 và 2015, 2020.

Tạo đột phá năng suất nông nghiệp băng xây dựng và phát triển mô hình vùng chuyên canh ứng dụng khoa học công nghệ cao, khu nông nghiệp công nghệ cao và các mô hình kinh tế trang trại, HTX chăn nuôi, trồng trọt có mức độ chuyên môn hóa và tham canh cao.

Tăng cường phát triển công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, thủy sản qua chế biến. Nâng tỷ lệ nông sản hàng hóa qua chế biến đạt trên 20% và 70% vào 2010 và 2020.

-Sản xuất lúc để đảm bảo lương thực và làm hàng hóa. Chuyển khoảng 10 - 15% đất lúa hiệu quả thấp sang sản xuất các loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn như nuôi cá, trồng cây ăn quả. Đầu tư thâm canh hai vụ, trồng thêm màu.

-Đẩy mạnh phát triển các vùng trồng rau, quả thực phẩm và hoa, cây cảnh tập trung, các vùng sản xuất rau sạch, rau quả chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong vùng và xuất khẩu. Phát triển các vành đai rau thực phẩm, hoa quả cây cảnh chất lượng cao ở các khu vực ven thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố, thị xã với các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nhà lưới, nhà kinh.

Mở rộng diện tích rau quả đến năm 2010 và 2020 có 130 nghìn ha và 100 nghìn ha trong đó diện ích hoa cây cảnh đến 2010 và 2020 có 7 - 8 nghìn ha và khoảng 15 nghìn ha, tập trung ở Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh phúc.

-Tập trung phát triển cây công nghiệp lâu năm và cậy công nghiệp thực phẩm làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu gồm đậu tương, lạc, chè và một số cây khác.

-Tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dưới các hình thức, quy mô hộ gia đình, trang trại, HTX, xí nghiệp đồng thời tăng cường công tác thú y, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng giống, gia súc, gia cầm xuất chuồng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

- Củng cố phát triển nghề ra khơi đánh cá, đánh bắt xa bờ. Xây dựng hệ thống hậu cần và đội tàu khai thác xa bờ đủ năng lực tham gia Hiệp định hợp tác nghề cá với Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ. Đến năm 2010, số lượng tàu thuyền đánh cá đạt 60 - 65 nghìn tấn trong đó sản lượng khai thác xa bờ chiếm 50%, đến năm 2020 chiếm 70%.

-Phát triển ngành nuôi trổng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt theo hướng phát triển các vùng nuôi trồng tập trung với các mô hình nuôi trồng thâm canh và bán thâm canh có hệ thống thoát nước kênh cống bảo đảm hiệu quả phòng trừ bệnh dịch cho thủy sản nuôi trồng , bảo vệ một trường và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất trũng và đất bãi triều. Năm 2010, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có 97 - 98 nghìn ha trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm 40-43% sản lượng đạt 217 nghìn tấn bao gồm mặn lợ đạt 87 nghìn tấn và nuôi nươc ngọt 130 nghìn tấn. Đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 105 - 110 nghìn ha trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm trên 60%, sản lượng đạt

khoảng 350 nghìn tấn bao gòm nuôi măn, lợ đạt trên 180 nghìn tấn và nuôi nước ngọt 170 nghìn tấn.

-Tập trung khoanh vùng, bảo vệ và tái sinh các khu rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Phát triển rừng đa mục tiêu kết hợp có hiệu quả giữa phòng hộ, đặc dụng với du lịch sinh thái. Đẩy mạnh phát triển rừng cảnh quan sinh thái khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch và rừng kinh tế. Chuyển đổi một bộ phận rừng trồng thành rừng cây lấy gỗ và cây ăn quả để tăng hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w