3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành
3.2 Khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản
ĐBSH là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp Bắc Bộ và của cả nước. Trong thời gian gần đây tốc độ tăng GDP công nghiêp- xây dựng hàng năm của vùng
Năm Cả nước ĐBSH 2000 10,1 18,5 2001 10,4 12,7 2002 9,5 15,3 2003 10,5 17,3 2004 10,2 15,1 2005 10,6 16,6 2006 10,4 12,6 2007 10,2 18,3 2008 6,1 12,1
Nguồn: Niên giám thông kê năm 2008
Biểu đồ 6: Tốc độ tăng VA CN - XD theo khu vực
Theo như số liệu, ta thấy tốc độ tăng ngàng công nghiệp vùng ĐBSH cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước. Năm 2000, tốc độ tăng ngành công nghiệp của cả nước là 10.1% trong khi đó vùng ĐBSH là 18.5%, cao hơn so với cả nước 8.4 điểm phần trăm. Tuy nhiên tốc độ tăng ngành công nghiệp của vùng có xu hướng giảm dần. Năm 2008 chỉ còn 12.1% giảm 6.4 điểm phần trăm, nhưng vẫn cao hơn so với cả nước(6.1%). Có sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, giá trị sản xuất của các ngành tăng lên nhưng với lượng nhỏ, do đó tốc độ tăng trưởng giảm.
Trong nội bộ ngành công nghiệp- xây dựng: Ngành công nghiệp đang trên đà phát triển đã góp phần đáng kể cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Một số dự án, công trình lớn đã và đang triển khai tạo đà chuyển biến cho ngành công nghiệp của vùng ĐBSH một cách đáng kể. Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến có
xu hướng tăng mà chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí chế tạo. Ngành cơ khí đã phục vụ đắc lực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp nông thôn trong vùng, Các doanh nghiệp cơ khí thuộc bộ công nghiệp tập trung vào các hoạt động tăng cường đầu tư sản xuất máy móc thiết bị thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, thay thế thiết bị nhập khẩu, hình thành các trung tâm thương mại, phục vụ canh tác và chế biến nông sản, thủy hải sản. Ngành dệt may của vùng ngày càng đóng góp tỷ rọng lớn trong giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Do ĐBSH là vùng có dân số đông, mà dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động, vì thế giải quyết được việc làm cho người lao động. Măt khác, hiện nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của vùng tăng dần, đóng góp và giá trị xuát khẩu của vùng. Tỷ trọng sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước có xu hướng giảm. Trong ngành công nghiệp khai thác mỏ thì ngành than của vùng ĐBSH đang được quan tâm. Do bể than vùng ĐBSH trải rộng trên diện tích 3500 km2 thuộc các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng. Trữ lượng 210 tỷ tấn gấp 20 lần bể than Quảng Ninh. Để phát triển bể than này, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ 11 dự án quan trọng về khảo sát thăm dò địa chất, xây dựng hạ tầng dịch vụ, nghiên cứu triển khai công nghệ. Như vậy, ngành khai thác than của vùng ĐBSH đang được quan tâm và phát triển.