Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 31 - 36)

Nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế, người ta nghiên cứu các bộ phận cấu thành nên ngành kinh tế, tỷ trọng giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế về GDP, cơ cấu lao động, vị trí của các ngành đó. Do đó khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người ta xem sự thay đổi trong tỷ trọng đóng góp trong GDP, sự thay đổi trong cơ cấu lao động của mỗi ngành .

2.1 Xét theo cơ cấu GDP

Theo xu thế chuyển dịch chung của nền kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần. Cụ thể như sau:

Bảng 5: Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế

(%, GDP giá hiện hành) Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 N-L- TS 23,24 23,03 22,54 21,81 21,02 20,40 19,73 18,98 CN- XD 38,00 38,49 39,47 40,21 40,97 41,52 42,11 42,74 Dịch vụ 38,63 38,48 37,99 37,98 38,01 38,08 38,16 38,28 ĐBSH 100 100 100 100 100 100 100 100 N-L-TS 21,79 36,45 19,35 7,44 15,64 14,77 13,75 12,67 CN -XD 34,47 42,89 38,54 39,25 40,25 41,12 42,02 42,88 Dịch vụ 43,74 20,66 42,11 43,31 44,11 44,11 44,23 44,45 ( Nguồn: Do bộ tài chính cấp và tự tính)

Nếu như năm 2001, tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của toàn vùng ĐBSH còn chiếm 21.79% thấp hơn so với cả nước 1.45 diểm phần trăm, thì đến năm 2005 tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế

của vùng chỉ còn 15,64%, thấp hơn bình quân toàn quốc 5.63 điểm phần trăm ( cả nước là 21.02%), năm 2008 thì tỷ trọng này chỉ còn 12.67% thấp hơn so với cả nước(18.98%) là 6.31 điểm phần trăm. Điều này chứng tỏ rằng, quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành của vùng ĐBSH theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng nhanh hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Trong giai đoạn 2001-2008 ngành nông , lâm, ngư nghiệp giảm 9.12 điểm phần trăm

Đối với khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng có xu hướng tăng dần. Cụ thể là: Trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tỷ trọng năm 2001 là 34.47% thì đến năm 2003 tăng lên 38.54% tăng 4.07%, năm 2005 là 40.25% tăng 1.71%, năm 2008 là 42.88% tăng 2.63%. Như vậy trong giai đoạn từ năm 2001-2008 ngành công nghiệp- xây dựng vùng ĐBSH tăng 8.41 điểm phần trăm, trong khi đó ngành công nghiệp- xây dựng cả nước tăng 4.61 điểm phần trăm

Trong ngành dịch vụ, tỷ trọng năm 2001 chiếm 43.74% đến năm 2003 lại có xu thế giảm xuống còn 42.11%, giảm 1.63 điểm phần trăm so với cả nước giảm 0.65 điểm phần trăm. Đến năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng lên là 44.11% và đến 2008 là 44.45%, so với cả nước( 38.01% năm 2005 và 38.28% năm 2008) lượng tăng của vùng cao hơn 0.07 điểm phần trăm.

Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP

Vùng ĐBSH

Cả nước

Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành vùng ĐBSH theo xu hướng chung của cả nước đó là giảm tỷ trọng ngành nông , lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch khác nhau.

Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

ĐBSH Năm 2004 so 2003 2005 so 2004 2006 so 2005 2007 so 2006 2008 so 2007 cosθ 0,99310 0,99942 0,99982 0,99979 0,9978 n 2,36 2,16 1,21 1,36 1,32 ĐBSCL cosθ 0,99981 0,99976 0,99850 0,99771 0,9976 n 1,24 1,39 3,49 4,31 4,41 Cả nước cosθ 0,99985 0,99984 0,99982 0,99996 0,99988 n 1,10 1,14 1,21 0,56 0,99

Nguồn: Tự tính theo công thức tính tốc độ chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ chuyển dich cơ cấu ngành vùng ĐBSH thấp hơn vùng ĐBSL nhưng lại cao hơn so với cả nước. Tốc độ chuyển dịch của vùng

ĐBSH năm 2004 so với 2003 là 2.36 nhưng tốc độ chuyển dịch đã có xu hướng giảm dần, năm 2008 so với 2007 còn 1.32. Như vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH còn chậm.

2.2 Theo cơ cấu lao động

Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung cũng như của vùng ĐBSH nói riêng, cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Bởi ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động do tính chất đơn giản của ngành, ngành công nghiệp và dịch vụ khó thay thế hơn do tính chất phức tạp của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới.

Bảng 7: Lượng lao động (nghìn người) phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH

năm N-L-TS Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ

2000 6533 1195,1 1155,0

2005 5257,3 2052,3 1560,5

2006 5058,6 2128,6 1797,0

2007 4958 2299,9 1798,0

2008 4857,1 2481,4 2178,0

Nguồn: Tư liệu 63 tỉnh thành trong cả nước

Qua bảng số liêu trên, ta thấy lượng lao động làm việc trong ngành nông- lâm- thủy sản nhiều gấp khoảng 5 lần lượng lao động trong ngành công nghiêp- xây dựng và dịch vụ năm 2000, nhưng đến năm 2008 lượng lao động trong ngành nông-lâm- thủy sản giảm đã có xu hướng giảm từ 6533(2000) còn 4857( 2008) và chỉ còn gấp khoảng 2 lần ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ. Tương ứng là tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.

Bàng 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH(%)

Năm N-L-TS Công nghiệp xây dựng Dịch vụ

2000 73,54 13,45 13,00

2005 59,27 23,14 17,59

2006 56,31 23,69 20,00

2007 53,68 24,90 21,42

2008 51,04 26,07 22,89

Nguồn: Tư liệu kinh tế 63 tỉnh thành trong cả nước

Biều đồ 4: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH

Tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH vẫn còn cao chiếm 53.68% (2007), 51.04% ( 2008), giảm 2.64 điểm phần trăm. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24.90%(2007), tăng lên 26.07%(2008), tăng 1.17 điểm phần trăm. Tỷ trọng ngành dịch vụ vùng ĐBSH tăng từ 21.42% lên 22.89% (2008), tăng 1.47 điểm phần trăm. Như vậy, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhưng vẫn ít.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH từ năm 2000 - 2008 chậm.

Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH

năm 2006 so 2005 2007 so 2006 2008 so2007

cosθ 0,998601 0,99894 0,998839

n 3,37 2,93 3,07

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch cao cấu ngành theo GDP.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng (Trang 31 - 36)