-
3.2.1. Rèn ý thức và kỹ năng lập ý trong giờ lý thuyết làm văn
Lý thuyết lập ý cho một bài nghị luận xã hội mặc dù chưa được chú trọng nhiều, tuy nhiên cũng đã được đề cập tới ở một vài tài liệu như tác giả luận văn đã trình bày ở phần lịch sử vấn đề. Việc tiến hành ba bước: phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý cũng đã được các sách đề cập. Phân tích đề là để tìm được ý đầy đủ, toàn diện và sâu sắc; đặc biệt là xác định được đúng hướng, đúng vấn đề cần nghị luận. Sau khi tìm được ý rồi thì mới làm dàn ý. Như vậy, tìm ý là khâu trung tâm và điều quan trọng là người viết phải biết dựa vào cơ sở nào để tìm ý. Tất cả các biện pháp như đặt câu hỏi, khai thác khái niệm, những chỉ dẫn về nội dung và phương pháp “truyền thống”, những kiến thức xã hội và văn học mà học sinh đã tiếp thu, đã học hoặc đọc được từ những nguồn đáng tin cậy... đều là những cơ sở quan trọng, những chỉ dẫn đúng dắn để người viết dựa vào đó xây dựng được một dàn ý. Tuy vậy, do bài nghị luận xã hội là loại bài mà nguồn kiến thức vô cùng phong phú và đa dạng, lại dễ khiến học sinh hiểu và sử dụng sai; hơn nữa, các kiểu bài của nghị luận xã hội bên cạnh những đặc điểm và yêu cầu riêng lại có rất nhiều điểm chung với nhau mà nếu viết không khéo, không vững vàng, không nắm được phương pháp học sinh rất dễ sai. Vì thế cần có phương pháp lập ý vừa đáp ứng được yêu cầu của loại bài nghị luận xã hội vừa tôn trọng lý thuyết lập ý nói chung. Nhờ đó mà xác lập được phương pháp và những chỉ dẫn về cách lập ý, đặc biệt là cách tìm ý cụ thể và toàn diện hơn trên cơ sở bám sát các kiểu đề đã phân loại ở trên. Xuất phát từ quan niệm trên, luận văn chủ yếu đi sâu vào việc trình bày cách luyện tập cho học sinh lập ý theo các kiểu đề nghị luận xã hội với các bước, các thao tác, thậm chí các việc cụ thể.
3.2.1.1. Lập ý cho kiểu đề nghị luận về tư tưởng – đạo đức – lối sống
Dạng đề này thường nhân một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá, một lời phát biểu của những nhân vật nổi tiếng, một mẩu truyện, một đoạn trích... nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái độ của mình. Ví dụ:
- Anh/chị suy nghĩ như thế nào về câu nói của nhà văn Pháp Mi-sen Ê-ken đơ Mông-te-nhơ (1533 – 1592): “Nghèo nàn về vật chất dễ chữa, nghèo nàn về tâm hồn rất khó chữa”. [50, Huỳnh Tấn Kim Khánh - Nguyễn Bích Thuận]. - Anh chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “Ôi sống đẹp là thế nào
hỡi bạn” (Một khúc ca). [61, Phan Trọng Luận]. - Bác Hồ khuyên thanh niên:
Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên
Hãy bình luận lời dạy trên. [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng].
Để rèn luyện kỹ năng lập ý cho kiểu bài này trước hết, GV tổ chức, hướng dẫn và cùng với học sinh xây dựng các bước lập ý; giúp học sinh hoàn thiện các bước lập ý đồng thời với việc cung cấp cho HS một qui trình lập ý mẫu, từ qui trình mẫu này, GV chọn bài tập thực hành thật phù hợp để HS có thể hiểu và vận dụng tốt nhất qui trình này trong quá trình thực hiện việc lập ý. Sau đó hướng dẫn HS thực hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích đề bài
Ở bước phân tích đề chúng ta phải thực hiện các thao tác cụ thể sau:
(1)Đọc kỹđề bài
(2)Nhận diện đề bài (Xác định kiểu và dạng đề bài) (3)Xác định vấn đề cần NL (luận đề)
+ Đối với loại/dạng đề bài đóng: Xác định luận đề bằng cách trả lời câu hỏi “Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?” và tìm câu trả lời ngay
trong đề bài.
+ Đối với dạng đề bài mở: Xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:
- Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, những thuật ngữ, những cụm từ ngữđóng vai trò là câu chủđề...) trong đề bài.
- Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được.
- Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề.
(4) Xác định thao tác NL chính (5) Xác định phạm vi, tư liệu NL
Bước 2: Liên hệ và huy động kiến thức để tìm ý
Ở bước tìm ý, chúng ta xác định luận điểm bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:
(1) Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủđề...)
(2) Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện
(3) Nhận định vấn đề đúng - sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? (có thể bằng cách nêu tác dụng – tác hại – đưa dẫn chứng – dùng lý lẽ…)
(4) Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu)
(5) Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra.
* Lưu ý: Tuỳ từng đề bài cụ thể mà ta quyết định có thực hiện tuần tự và thực hiện hết tất cả những bước nêu trên hay không.
- Xác định luận cứ (lý lẽ, dẫn chứng): Tuỳ vào từng đề bài cụ thể và phải dựa vào từng luận điểm cụ thểđể thể xác định.
Bước 3: Chọn, sắp xếp các luận điểm đã tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh và xác định luận điểm nào phải triển khai nhiều nhất khi làm bài.
Lưu ý: GV cần phải vận dụng các bước này thật linh họat hài hoà, tuỳ vào nội dung bài giảng và trình độ của HS.
3.2.1.2. Lập ý cho kiểu đề nghị luận về một sự việc – hiện tượng trong đời sống
Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính thời sự, được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tếđang quan tâm. Ví dụ:
- Phải chăng chỉở các thành phố lớn môi trường mới bị ô nhiễm nặng nề? - Hãy thể hiện quan điểm của bản thân với cuộc vận động “Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
- Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay.
Rèn luyện kỹ năng lập ý cho kiểu đề này về các bước và các thao tác, công việc cơ bản là giống với kiểu đề bài nghị luận xã hội về tư tưởng – đạo đức – lối sống, chỉ khác nhau ở phần tìm ý (tìm luận điểm). Thế nhưng việc tìm luận điểm lại là công việc quyết định trọng đại cho sự thành bại của khâu lập ý cũng như bài làm, vì thế chúng ta cũng cần xây dựng và giảng dạy thật bài bản, đồng thời cũng là để củng cố thêm cho cách lập ý của kiểu bài nghị luận xã hội về tư tưởng – đạo đức – lối sống. Để rèn luyện kỹ năng lập ý cho kiểu bài này trước hết, GV tổ chức, hướng dẫn và cùng với học sinh xây dựng các bước lập ý; giúp học sinh hoàn thiện các bước lập ý đồng thời với việc cung cấp cho HS một qui trình lập ý mẫu, từ qui trình mẫu này, GV chọn bài tập thực hành thật phù hợp để HS có thể hiểu và vận dụng tốt nhất qui trình này trong quá trình thực hiện việc lập ý. Sau đó hướng dẫn HS thực hành theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích đề bài
Ở bước phân tích đề chúng ta phải thực hiện các thao tác cụ thể sau:
(1) Đọc kỹđề bài
(2) Nhận diện đề bài (Xác định kiểu và dạng đề bài) (3) Xác định vấn đề cần NL (luận đề)
+ Đối với loại/dạng đề bài đóng: Xác định luận đề bằng cách trả lời câu hỏi “Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?” và tìm câu trả lời ngay
trong đề bài.
+ Đối với dạng đề bài mở: Xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:
- Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, những thuật ngữ, những cụm từ ngữđóng vai trò là câu chủđề...) trong đề bài.
- Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được.
- Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề.
(4) Xác định thao tác NL chính (5) Xác định phạm vi, tư liệu NL
Bước 2: Liên hệ và huy động kiến thức để tìm ý
Ở bước tìm ý, chúng ta xác định luận điểm bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:
(1) Mô tả, kể lại sự việc, hiện tượng một cách khái quát, ngắn gọn.
(2) Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủđề...)
(3) Nêu các biểu hiện hoặc các mặt đúng, sai của vấn đề cần nghị luận (4) Nêu và phân tích tác dụng, tác hại
(5) Nêu và phân tích nguyên nhân tư tưởng và nguyên nhân xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng
(6) Bày tỏ quan điểm, thái độ khen, chê đối với sự việc, hiện tượng và giải pháp của bản thân.
* Lưu ý: Tuỳ từng đề bài cụ thể mà ta quyết định có thực hiện tuần tự và thực hiện hết tất cả những bước nêu trên hay không. Xác định luận cứ (lý lẽ, dẫn chứng): Tuỳ vào từng đề bài cụ thể và phải dựa vào từng luận điểm cụ thểđể thể xác định.
Bước 3: Chọn, sắp xếp các luận điểm đã tìm được thành một dàn ý hoàn chỉnh và xác định luận điểm nào phải triển khai nhiều nhất khi làm bài.
Lưu ý: GV cần phải vận dụng các bước này thật linh họat hài hoà, tuỳ vào nội dung bài giảng và trình độ của HS.