Qui trình chung khi làm bài văn NLXH

Một phần của tài liệu RÈN KỸNĂNG LẬP Ý ỞLOẠI BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 61 - 64)

-

2.3.2.Qui trình chung khi làm bài văn NLXH

(1) Tổ chức văn bản * Phân tích đề * Tìm ý * Lập dàn ý (2) Thực hiện văn bản * Viết nháp phần mở bài và kết bài * Chép lại phần mở bài đã viết nháp

* Dựa vào dàn ý đã phác thảo để triển khai bài làm và viết các đoạn thân bài, các đoạn nối

Chương 3:

BIN PHÁP RÈN K NĂNG LP Ý TRONG VĂN NLXH VÀ NHNG TH NGHIM BƯỚC ĐẦU

3.1. Biện pháp rèn kỹ năng lập ý qua việc tích hợp với giờđọc văn

Giờ đọc văn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chương trình của bộ môn Ngữ văn ở nhà trường THPT. Trong giờđọc văn, học sinh chủ yếu được tiếp xúc, phân tích, tìm hiểu 2 loại văn bản đó là các văn bản nghệ thuật (bao gồm các tác phẩm văn xuôi và thơ) và các văn bản nhật dụng. Cái hay, cái đẹp của một văn bản nghệ thuật là cách sử dụng hình tượng, cách sử dụng câu chữ, cảm xúc chủ quan chủ tác giả gửi gắm trong văn bản... Chính vì thế, trong giờ đọc các văn bản nghệ thuật, chúng ta phải xem trọng và giúp học sinh thấy được giá trị thẩm mỹ, giá trị nhân văn, vẻđẹp của câu chữ, hình tượng trong tác phẩm từđó giáo dục tư tưởng và bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn cho học sinh. Hơn nữa, thông qua các giờ đọc văn bản nghệ thuật chúng ta còn phải giúp học sinh biết cách phân tích, tìm hiểu các văn bản đặc biệt là các văn bản trong nhà trường; nắm được hệ thống ý, cách lập luận... của văn bản; biết hình thành những luận điểm, luận cứ cho một bài làm văn. Và chính việc làm này sẽ góp phần vào việc rèn cho học sinh kỹ năng lập ý trong giờ đọc văn bản nghệ thuật. Còn ở các văn bản nhật dụng, cái hay, cái đẹp của nó là ở cách lập luận, cách trình bày và triển khai các ý, thông điệp và ý nghĩa của văn bản đối với cuộc sống... Cho nên dạy văn bản nhật dụng phải đặc biệt chú ý đến việc giúp học sinh thấy và nắm được cái tài hoa, sắc sảo của tác giả trong cách lập luận, cách dẫn dắt vấn đề, cách sử dụng và trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ của tác giả. Song song với nó là ý thức ghi bảng, cách thức trình bày các luận điểm, luận cứ của văn bản trong quá trình giảng dạy để sau một giờ học văn, trên bảng phải có được một khung dàn ý cơ bản và trong vở của học sinh cũng phải hình thành được khung dàn ý ấy ở mức độ chi tiết hơn. Bởi vì, rõ ràng sau một giờ học văn học sinh phải nắm được chủđề của văn bản là gì? Để làm sáng tỏ

chủ đề ấy, thầy cô giáo đã phân tích những ý lớn nào? Những ý lớn ấy đã được chứng minh bằng các chi tiết, hình ảnh, nhân vật, cốt truyện, và các phương tiện nghệ thuật nào của văn bản?... Từđó, chúng ta cũng thấy rằng, trong giờ dạy văn bản nghệ thuật và văn bản nhật dụng, giáo viên và học sinh đều có thể rèn được kỹ năng lập ý. Tuy nhiên ở giờ dạy-học các văn bản nhật dụng sẽ có điều kiện để rèn kỹ năng lập ý hơn so với giờ dạy-học văn bản nghệ thuật.

Để góp phần giúp HS rèn luyện tốt kỹ năng lập ý cho loại bài NLXH theo tinh thần trên, chúng tôi cho rằng giáo viên trong giờ học văn, đặc biệt là trong giờ học các văn bản nhật dụng ở họat động đọc – hiểu (còn gọi là tìm hiểu hoặc phân tích) văn bản nên tiến hành giờ dạy-học theo qui trình sau:

Bước 1: Hướng dẫn và cùng học sinh xác định chủđề (luận đề) văn bản bằng các loại câu hỏi chuyên biệt (ví dụ: chủ đề bao trùm toàn bộ tác phẩm này là gì?)

Bước 2: Hướng dẫn HS xác định các ý chính (luận điểm) của văn bản bằng các loại câu hỏi chuyên biệt (ví dụ: Tác giảđã làm nổi bật chủđề ấy trên những phương diện nào? Bằng các hình thức nghệ thuật nào? Bằng những ý nào?...)

Ở đây, thường nội dung chủ đề đã gợi ra các ý lớn cần tìm hiểu, phân tích. Công việc chính và khó khăn còn lại là tìm ra những tín hiệu nghệ thuật, những luận cứ... mà tác giả sử dụng để thể hiện tốt nội dung trên.

Bước 3: Ghi luận đề, luận điểm lên phần bảng phụđể học sinh dễ theo dõi

Bước 4: Sử dụng những luận điểm vừa tìm được làm hệ thống đề mục cho cho phần ghi bảng và hướng dẫn học sinh tìm ra hệ thống các ý phụ (các luận cứ) trực tiếp làm sáng tỏ cho nội dung được nêu ở từng đề mục (luận điểm) bằng hệ thống các câu hỏi dẫn dắt

Bước 5: Trình bày các luận điểm, luận cứ vừa tìm được thành một hệ thống hoàn chỉnh trên bảng và yêu cầu HS ghi vào vở của mình

Bước 6: GV tổng kết và dựa vào dàn ý trên bảng giúp HS thấy được hệ thống luận đề, luận điểm, luận cứ của văn bản và qua đó hiểu thấu đáo văn bản.

Lưu ý: GV cần phải vận dụng các bước này thật linh họat hài hoà, tuỳ vào nội dung, phương pháp bài giảng và trình độ của HS.

Một phần của tài liệu RÈN KỸNĂNG LẬP Ý ỞLOẠI BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 61 - 64)