Các bước của việc lập ý

Một phần của tài liệu RÈN KỸNĂNG LẬP Ý ỞLOẠI BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 43)

-

2.2.2.Các bước của việc lập ý

Hiện nay các tài liệu làm văn của ta vẫn chưa có sự thống nhất và phân biệt rõ vấn đề này. Có người cho lập ý là tìm ý [Sách Làm văn/trang 148 của tác giả Lê A], có người nhập luôn lập ý vào lập dàn ý [Sách Làm văn 10/trang 20 của tác giả Trần Thanh Đạm], [Sách Tập làm văn/trang 179 của tác giả Nguyễn Công Lý], [Sách Làm văn nghị luận từ lý thuyết đến thực hành/trang 21 của tác giả Hà Thúc Hoan], có người cho lập ý là một quá trình bao gồm các bước tìm hiểu đề (phân tích đề)-tìm ý-lập dàn ý [Sách Làm văn/trang 168 của tác giảĐỗ Ngọc Thống], có người lại quan niệm lập ý là lập dàn ý với một quá trình bao gồm cả bước tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý [58, Phan Trọng Luận]... Mỗi cách dùng, mỗi quan niệm đều có một ý nghĩa nhất định, tuy vậy tác giả luận văn thấy vẫn cần có một quan niệm thống nhất.

Nên quan niệm vấn đề ấy như thế nào? Tác giả cho rằng, cần phải căn cứ vào bản chất và mục đích của từng thao tác tạo nên khái niệm ấy.

Bản chất và mục đích của lập ý là định ra những nội dung cơ bản, những ý cơ bản (ý chính) và cách thức triển khai những nội dung cơ bản, những ý cơ bản ấy vào bố cục 3 phần của bài viết nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận của bài viết.

Bản chất và mục đích của tìm hiểu đề (phân tích đề) là để hiểu đề, để tìm ra các chỉ dẫn cần thiết cho việc tìm ý. Tìm hiểu đề như một điều kiện, một căn cứ để tìm ý cho bài viết.

Bản chất và mục đích của tìm ý là chỉ ra, nêu ra được tất cả các ý chính liên quan tới nội dung mà bài viết cần làm sáng tỏ. Ở bước tìm ý có thể chưa cần một sự

sắp xếp có thứ tự chặt chẽ vì trong thực tế nhiều khi các ý xuất hiện một cách ồ ạt, người viết chỉ có thể sắp xếp các ý sau khi quá trình này đã kết thúc (hoặc nếu dừng lại để sắp xếp, các ý đặc biệt là những ý hay sẽ bị mất đi).

Bản chất và mục đích của lập dàn ý là sắp xếp các ý đã tìm được ở bước tìm ý để có một bố cục (dàn ý) hợp lý, làm sáng tỏ và nổi bật được vấn đề cần nghị luận (chính là cái đích của bài viết).

Từ đây, có thể nhận thấy mỗi bước (thao tác) trên có một mục đích, một nhiệm vụ cụ thể không thể đánh đồng chúng với nhau, càng không thể đánh đồng lập ý với phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý. Và lập ý có thể coi là một quá trình bao gồm ba bước: phân tích đề (tìm hiểu đề), tìm ý và lập dàn ý. Trong nghiên cứu nội dung và việc viết bài nghị luận nói riêng dàn ý đích thực của bài văn chỉ có thể thực sự hình thành khi đề tài (đề bài) đã được giải quyết trọn vẹn, nghĩa là khi bài văn đã hoàn thành về cơ bản. Cho nên mọi dàn ý lập ra trước khi viết thành bài văn chỉ là những đề cương dựđoán, tạm phác thảo ra để viết có phương hướng và có kế họach mà thôi. Có thể gọi đó là dàn ý để làm việc. Trong quá trình viết, một mặt người viết bám sát dàn ý đã phác thảo, mặt khác tiếp tục suy nghĩ, điều chỉnh và phát triển tiếp một số ý mới và phù hợp. Như vậy, dàn ý đích thực của bài viết chỉ có khi nào bài viết được hoàn thành. Từ dàn ý ban đầu (đề cương phác thảo) đến dàn ý đích thực (dàn ý cuối cùng) là một khoảng cách lớn; là cả một con đường dài dặc, đầy gian khổ, nhiều vấp váp và nhầm lẫn. Dạy học lập ý trong nhà trường, chủ yếu là dạy cách làm loại dàn ý ban đầu (dàn ý để làm việc).

2.2.3. Qui trình lập ý bài văn NLXH

Với quan niệm lập ý là toàn bộ những việc, những thao tác được thực hiện trước khi bắt tay vào viết thành bài văn hoàn chỉnh, căn cứ vào thực tế giảng dạy của bản thân và thực tế học tập của học sinh tại trường THPT cũng như khả năng ứng dụng của loại dàn ý chi tiết (dàn ý bao gồm luận đề, luận điểm và luận cứ) và loại dàn ý đại cương (dàn ý chỉ bao gồm luận đề, luận điểm), chúng tôi đưa ra qui trình lập ý cho loại dàn ý đại cương gồm những bước sau:

Bước 1: Phân tích đề (1) Đọc kỹđề bài (2) Xác định kiểu và dạng đề bài (3) Xác định vấn đề cần NL (luận đề) (4) Xác định thao tác NL chính (5) Xác định phạm vi, tư liệu NL Bước 2: Tìm ý Đối với kiu đề ngh lun v mt vn đề tư tưởng – đạo đức – li sng, xác định luận điểm chính bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:

(1) Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủđề...)

(2) Nêu và phân tích các khía cạnh biểu hiện

(3) Nhận định vấn đề đúng - sai hay vừa có khía cạnh đúng vừa có khía cạnh sai và giải thích tại sao lại như vậy? (có thể bằng cách nêu tác dụng – tác hại – đưa dẫn chứng – dùng lý lẽ)

(4) Nêu và phân tích nguyên nhân (đối với những vấn đề xấu)

(5) Nêu nhận thức, thái độ, hành động của bản thân và bài học được rút ra.

* Lưu ý: Tuỳ từng đề bài cụ thể mà ta quyết định có thực hiện tuần tự và thực hiện hết tất cả những bước nêu trên hay không.

Đối với kiu đề ngh lun v mt s vic – hin tượng trong đời sng, xác định luận điểm chính bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:

(1) Mô tả, kể lại sự việc, hiện tượng một cách khái quát, ngắn gọn.

(2) Giải thích (từ ngữ, hình ảnh, thuật ngữ, chi tiết, khái niệm, câu trích dẫn, câu chủđề...)

(3) Nêu các biểu hiện hoặc các mặt đúng, sai của vấn đề cần nghị luận (4) Nêu và phân tích tác dụng, tác hại

(5) Nêu và phân tích nguyên nhân tư tưởng và nguyên nhân xã hội sâu xa của sự việc, hiện tượng

(6) Bày tỏ quan điểm, thái độ khen, chê đối với sự việc, hiện tượng và phương hướng hành động của bản thân.

* Lưu ý: Tuỳ từng đề bài cụ thể mà ta quyết định có thực hiện tuần tự và thực hiện hết tất cả những bước nêu trên hay không.

Bước 3: Lập dàn ý

(1) Mở bài: Xác định kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp...) (2) Thân bài: - Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một trình tự hợp lý. - Xác định mức độ triển khai các luận điểm, luận cứ (3) Kết bài: Xác định kiểu kết bài (mở, đóng…) 2.2.3.1. Phân tích đề Phân tích đề (tìm hiểu đề) là tiếp xúc trực tiếp với đề, đọc và nghiền ngẫm đềđể nhận thức đúng và đủ các ý nghĩa và yêu cầu của đề bài.

Ở bước phân tích đề chúng ta phải thực hiện các thao tác cụ thể sau:

(1)Đọc kỹđề bài

Đây là thao tác trước tiên cần thực hiện. Cần đọc một cách chăm chú, có suy nghĩ xem đề bài nói về vấn đề gì, chú ý không bỏ sót một chi tiết nào để tránh những sai sót không đáng có. Sau khi đọc kỹđề bài, bước đầu cần hình thành một ấn tượng chung, một ý niệm đại thể, một nhận thức sơ bộ về vấn đềđặt ra.

(2) Xác định kiểu và dạng đề bài

Căn cứ vào tiêu chí nội dung, NLXH được chia thành 2 kiểu bài cơ bản: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý; Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống, xã hội. Ở hai kiểu bài cơ bản này, dựa vào nội dung và hình thức cấu tạo đề, ta có thể quy vào hai dạng chính: Dạng đề nổi (đềđóng) và dạng đề chìm (đề mở). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dạng đề nổi là dạng đề mà yêu cầu về nội dung (luận đề) (có thể bao gồm cả thao tác nghị luận chính, phạm vi và tài liệu nghị luận) được nêu ra trực tiếp và rõ ràng ngay trong đề bài. Ví dụ một sốđề bài sau:

- Tục ngữ có câu “Có chí thì nên”. Vận dụng tư liệu từ lịch sử, từ đời sống thực tế và từ văn học nghệ thuật, hãy bình luận về vai trò, ý chí, nghị lực

trong cuộc sống?

- Nói về vai trò và tác dụng của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. [58, Phan Trọng Luận]

Dạng đề chìm là dạng đề mà yêu cầu về nội dung (luận đề) (có thể bao gồm cả thao tác nghị luận chính, phạm vi và tài liệu nghị luận) không được nêu ra trực tiếp và rõ ràng ngay trong đề bài. Ví dụ một sốđề bài sau:

- Suy nghĩ của anh chị về lời phát biểu của một nhạc sỹ: Năm 20 tuổi, tôi nói: “Tôi và Mô-da”. Năm 30 tuổi, tôi nói “Mô-da và tôi”. Năm 40 tuổi, tôi nói: “Chỉ có Mô-da”. [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]

- Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Anh chị nghĩ gì về lời dạy trên? [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng] Phải chăng bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi? [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]

Mỗi kiểu đề bài và dạng đề bài sẽ có những đặc trưng khác nhau, yêu cầu khác nhau và cách làm khác nhau. Vì thế, xác định kiểu đề bài và dạng đề bài là một trong những việc quan trọng giúp chúng ta xác định luận đề và tìm luận điểm nhanh chóng, chính xác.

(3) Xác định vấn đề cần NL (luận đề)

Có thể nói luận đề là cái đích nội dung cụ thể, trực tiếp mà toàn bài phải hướng tới làm sáng tỏ. Đây cũng chính là chủ đề, là ý tổng quát chung cho cả bài văn, là lời phát biểu chính xác và cô đọng về toàn bộ nội dung bài viết. Xác định luận đề không chỉ là việc quan trọng nhất mà nó còn là việc khó nhất của phần phân tích đề. Vì thế phải dành nhiều thời gian để làm tốt công việc hệ trọng này. Chưa biết đi vềđâu mà đã vội vàng cất bước là đi lang thang. Chưa xác định đúng luận đề mà đã bắt tay vào viết thì sự lầm lạc sẽ gia tăng gấp bội. Khi đã xác định đúng luận đề rồi thì việc tìm ý, viết nhập đề phải bắt đầu từ ý chính ấy, thân bài phải bàn rộng ý chính ấy và kết luận cũng không được rời xa ý chính ấy. Luận đề của đề NLXH rất phong phú và phức tạp, tùy từng kiểu và dạng đề cụ thể mà chúng ta có cách giải quyết khác nhau.

Đối với dạng đề bài đóng: Xác định luận đề bằng cách trả lời câu hỏi: “Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì?” và tìm câu trả lời ngay trong đề bài.

- Ví dụ với đề bài: Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Vận dụng tư liệu từ lịch sử, từ đời sống thực tế và từ văn học nghệ thuật, anh(chị) hãy chứng minh vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người. [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng] Luận đề của đề bài này là: Vai trò của lí tưởng trong cuộc sống của con người.

- Ví dụ với đề bài: Tục ngữ có câu “Có chí thì nên”. Vận dụng tư liệu từ lịch sử, từđời sống thực tế và từ văn học nghệ thuật, hãy bình luận về vai trò, ý chí, nghị lực trong cuộc sống? Luận đề của đề bài này là: Vai trò, ý chí, nghị lực trong cuộc sống.

Đối với dạng đề bài mở: Xác định luận đề bằng cách thực hiện tuần tự những việc sau:

(1) Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt (là những từ ngữ, chi tiết lặp đi lặp lại, gợi hình tượng, những thuật ngữ, những cụm từ ngữđóng vai trò là câu chủđề...) trong đề bài.

(2) Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được. (3) Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề

bài và khái quát thành luận đề.

- Ví dụ: Nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Quan niệm của anh (chị) về ý kiến trên. [58, Phan Trọng Luận]

(1) Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt: Sách, mở rộng những chân trời mới

(2) Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được: Mở rộng những chân trời mới là mở rộng thêm nhiều điều, nhiều kiến thức mới.

(3) Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề: Sách giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức mới về

mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hoặc có thểđưa ra một luận đề khái quát hơn: Vai trò và tác dụng của sách trong đời sống của mỗi người.

- Ví dụ: Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dạy trên? [47, Lê Huy-Ngô Thanh Tùng]

(1) Xác định các từ ngữ, chi tiết then chốt: Giọt nước, hòa, biển cả, không cạn.

(2) Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vừa tìm được: Giọt nước đặt trong mối quan hệ với biển cả là muốn nói đến cá nhân. Và ngược lại Biển cả là muốn nói đến tập thể. Hòa: trộn lẫn vào nhau, gắn kết với nhau thành một khối không thể tách rời. Không cạn: Không mất đi, tồn tại mãi mãi.

(3) Đặt ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết then chốt vào trong chỉnh thể của đề bài và khái quát thành luận đề: Cá nhân và tập thể gắn kết với nhau thành một khối không thể tách rời thì sẽ giúp cho nhau tồn tại và bền vững mãi mãi. Hoặc có thể đưa ra một luận đề khái quát hơn: Vai trò, mối quan hệ của cá nhân và tập thể trong cuộc sống.

(4) Xác định thao tác NL chính

Thao tác nghị luận chính là thao tác mà người viết bài nghị luận phải sử dụng thường xuyên và chủ đạo nhất trong quá trình làm bài của mình. Thông thường khi viết một bài văn nghị luận chúng ta phải sử dụng rất nhiều thao tác, tuy nhiên trong các thao tác chúng ta sử dụng sẽ có một thao tác chính. Nếu không chú ý đến vấn đề này, chúng ta rất dễ bị lạc về thể loại mà bài viết yêu cầu. Thực tế làm bài của học sinh đã có rất nhiều trường hợp như vậy xảy ra.

- Ví dụ với đề bài: “Ai chiến thắng mà không hề thất bại – Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”(Tố Hữu – Dậy mà đi). Viết bài văn bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống. [50, Huỳnh Tấn Kim Khánh-Nguyễn Bích Thuận]. Thao tác nghị luận chính là: Bình luận.

Ví dụ: Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời dạy trên? [47, Lê Huy-Ngô Thanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùng]. Thao tác nghị luận chính là: Bình luận.

(5) Xác định phạm vi, tư liệu NL

Khi đã xác định được phạm vi nghị và tư liệu nghị luận, người viết sẽ tránh được tình trạng lan man – đề cập đến những nội dung đề bài không yêu cầu, cũng như tình trạng chưa thực hiện hết những khía cạnh mà đề bài yêu cầu. Đồng thời biết tìm và sử dụng hợp lý nguồn tư liệu trong đời sống xã hội, trong văn học … để phục vụ có hiệu quả và đúng với yêu cầu mà bài làm đề ra. Đối với nghị luận xã hội thì tư liệu hầu như không giới hạn, chỉ có điều người viết lưu ý sử dụng các tư liệu thuộc về xã hội phải nhiều hơn các tư liệu thuộc về văn học, nghệ thuật trong một bài văn mà thôi.

- Ví dụ: Nhà văn M. Go-rơ-ki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. [58, Phan Trọng Luận]. Hãy nêu quan niệm của em về ý kiến trên. Phạm vi nghị luận: Vai trò và tác dụng của sách trong đời sống của con người (nếu có đề cập đến tác hại của những loại sách xấu, hoặc vai trò và tác dụng của sách không phải trong đời sống của con người thì phải hạn chế và có chừng mực nhất định). Tư liệu nghị luận: mọi tư liệu (nhưng sử dụng nhiều tư liệu từ thực tế xã hội hơn những tư liệu từ văn học nghệ thuật)

2.2.3.2. Tìm ý

Tìm ý là chỉ ra, nêu ra tất cả các ý chính liên quan tới nội dung mà bài viết cần làm sáng tỏ dựa vào luận đề. Có thể hiẻu một cách nôm na rằng, tìm ý là việc

Một phần của tài liệu RÈN KỸNĂNG LẬP Ý ỞLOẠI BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 43)