nghèo tỉnh Cao Bằng.
1.1.Một số quan điểm chỉ đạo.
Thứ nhất, việc phát triển mạng lưới điện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng nói riêng và ở các khu vực nông thôn nói chung vẫn dựa trên quan điểm chung của Đảng và Nhà nước là “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đây là một quan điểm chủ đạo từ trước tới nay của nước ta đối với phát triển điện ở nông thôn, hiện nay quan điểm này vẫn luôn được thực hiện không chỉ trong việc phát triển điện ở các vùng sâu vùng xa mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. Thứ hai, phát triển mạng lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành Điện lực, mà nó phải bao gồn cả sự tham gia của các cơ quan, hữu quan ban ngành của tỉnh( Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở giao thông vận tải, Sở tài nguyên và môi trường, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn..) cùng thực hiện đi kèm với sự giám sát của chính người dân thì mới đảm bảo cho quá trình xây dựng và thực hiện các dự án phát triển thực sự mang lại hiệu quả cao và đạt đúng tiến độ đề ra.
Thứ ba, việc phát triển mạng lưới điện ở các xã này không chỉ ở các xã chưa có điện mà đồng thời phải phát triển mạng lưới điện ở những khu vực đã có điện nhưng hiện tại đang bị xuống cấp (có thể thay thế, nâng cấp đường
dây trạm điện..) để cho mạng lưới điện ở các xã cũng như toàn tình được phát triển một cách đồng bộ.
Thứ tư, việc đưa điện về các xã được tiến hành xây dựng theo thứ tự ưu tiên thông qua các tiêu chuẩn xét chọn để có thể xác định nơi nào đưa điện về trước, xã nào đưa điện về sau, ở đâu cần phải xây dựng và cải tạo lưới điện là cần thiết. Ví dụ ưu tiên các xã có tiềm năng phát triển nông lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, người dân trong xã sẵn sàng đóng góp một phần vào dự án cung cấp lưới điện… Vì vậy cần phải tạo điều kiện để phát triển các tiềm năng này trước. Thông thường các xã được lựa chọn cần đạt được những yêu cầu sau:
1.Tự nguyện tham gia dự án, chấp nhận các quy định của các nhà tài trợ cũng như của chính phủ, ngành điện trong khi thực hiện dự án.
2.Các xã có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế 3.Các xã có tỷ lệ thu hồi vốn chấp nhận được
4.Sẵn sàng chuyển đổi mô hình quản lý điện thành đơn vị phân phối địa phương hợp pháp để quản lý lưới điện hạ áp.
5.Doanh thu từ việc kinh doanh điện có thể bù đắp được chi phí quản lý , vận hành.
Đối với các xã cần cải tạo:
6.Tổn thất điện năng lớn hơn 20%, lưới điện được xây dựng đang xuống cấp cần phải cải tạo lại.
7.Nhu cầu điện năng đủ lớn( lớn hơn 500 hộ)
8.Nhu cầu sử dụng điện năng cho sản xuất đủ lớn (hơn 20%) 9.Số hộ nối lưới trên 80%
10.Tỷ lệ tiêu thụ điện trung bình của mỗi hộ đủ lớn trung bình 500kw/hộ/năm.
Đối với các xã nối lưới:
6.Số nối lưới trong tỉnh thấp(khoảng 60%)
7.Hộ tiêu thụ có đủ khả năng chi trả chi phí đầu nối sau công tơ và chi trả tiền điện.
8.Các xã có tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần được điện khí hóa để phát triển tiềm năng của mình.
9.Các xã nằm trong danh sách các xã nghèo nhất