2.1.2.Chất lượng và hiệu suất của hệ thống lưới điện

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 33)

trung bình từ 2-3km trong khi dây dẫn nhỏ, phi kỹ thuật nên tổn thất điện áp lớn, 90-95% số hộ được cấp điện không sử dụng hết nhu cầu thực tế do chất lượng điện không đảm bảo, bên cạnh đó việc quản lý do hợp tác xã hoặc ủy ban nhân dân xã quản lý trên cơ sở giao khoán với giá mua điện đầu vào tại trạm với giá 429đ/kwh và giá bán trên cơ sở điện cung cấp do vậy mà khả năng đầu tư tái tạo nâng cấp và quản lý yếu, giá bán điện cao thường lớn hơn 800đ/kwh có nơi lên đến 2400đ/kwh, trong khi ở thành phố và các doanh nghiệp lớn sẽ do điện lực tỉnh cung cấp với giá thấp hơn nhiều.

Với tình trạng hệ thống lưới điện xuống cấp của các xã như trên cùng với sự thiếu quan tâm của các đơn vị trực thuộc khiến cho các xã nghèo ở tỉnh

Cao Bằng là một trong các xã có tổn thất điện năng lớn trong nước, tỷ lệ tổn thất điện năng luôn ở mức trên 25% có xã lên đến hơn 30%.Trong khi đó tỷ lệ tổn thất điện năng ở thị xã Cao Bằng là 8.48%, trong toàn tỉnh là 9,35% và toàn quốc là 5-7% tốc độ giảm tỷ lệ tổn thất điện năng ở các xã nghèo tương đối lớn nhưng là do tỷ lệ tổn thất điện năng quá cao, tóm lại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng đang được sử dụng chất lượng điện không đảm bảo với một giá thành cao điều này đang dần tạo ra những bất lợi cho sự phát triển của các xã và sự phát triển chung của toàn tỉnh Cao Bằng.

Bảng 2: Tỷ lệ tổn thất điện năng.

Năm 2000 Năm 2005 Tốc độ giảm

Các xã nghèo tỉnh Cao Bằng 32.6 25.7 -16%

Thị xã Cao Bằng 9.36 8.48 -18%

Vùng trung du và miền núi phía

Bắc 11.2 8 -14%

Cả nước 7.32 5.7 -16%

Với tỷ lệ tổn thất điện năng ở mức cao như trên đã làm lãng phí không ít tiền của ngành điện cũng như giảm sút chất lượng điện dành cho các xã nghèo đặc biệt là các xã cuối nguồn, chính vì vậy mà hàng năm ngành điện lực vẫn phải trích ra một khoản tiền không nhỏ để cải tạo lại hệ thống điện giảm tổn thất điện năng hay nói cách khác là mang lại lợi nhuận và uy tín của ngành điện một cách lâu dài.

Nhiều năm gần đây theo sự phát triển của cuộc sống đời sống nhân dân các xã đã có chút thay đổi, số lượng dịch vụ cũng như việc sử dụng nguồn năng lượng điện đã bắt đầu xuất hiện với nhu cầu ngày càng tăng, và thực tế đang chỉ rõ rằng lượng điện được cung cấp cho các xã không đủ đáp ứng với nhu cầu phát triển của các xã được dự báo dưới đây.

Bảng 3: Nhu cầu điện ở một số công trình công nghiệp và dịch vụ ở các xã nghèo Công nghiệp Stt Cơ sở Đơn vị Định mức 2002 2005 2010 1 Xay xát kw/cơ sở 5 5 7 2 Chế biến nông sản nt 5 5 7 3 Cơ khí nt 5 5 10

4 Tiểu công nghiệp nt 5 5 7

Dịch vụ Stt Hạng mục Đơn vị Định mức 2002 2005 2010 1 Trường học kw/phòng 0.1 0.1 0.2 2 Chợ kw/m2 0.02 0.02 0.03 3 Nhà văn hóa kw/m2 0.02 0.028 0.03 4 Trạm xá kw/giường 0.5 0.75 0.8 5 Cơ sở báo chí kw/m2 0.04 0.048 0.05 6 Bưu điện kw/m2 0.08 0.1 0.11

Các cơ sở sử dụng điện theo thời gian lượng điện sử dụng ngày càng tăng cao trong khi đó lượng điện cung cấp của ngành điện cho các xã nơi đây vẫn chỉ dừng lại ở khoảng 2kwh/ ngày không đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ gia đình, hạn chế khả năng phát triển sản xuất của hộ gia đình .

Trong mười năm qua chất lượng dịch vụ điện đã được nâng cao rất nhiều nó được thể hiện ở sự tăng tiến về số hộ, số xã được sử dụng điện hàng năm doanh thu của điện lực Cao Bằng. Doanh thu điện thành phẩm của điện lực tỉnh luôn đạt chỉ tiêu và vượt mức, tăng từ 22.4 tỷ đồng năm 2000 lên 60.374 tỷ năm 2006, dịch vụ cơ bản cung cấp cho các khách hàng đã đáng tin cậy hơn rõ rệt đặc biệt là khách hàng ở thành thị và khu vực xung quanh, còn

khu vực nông thôn có biến chuyển nhưng chưa thật nhiều. Hiện thiếu hẳn một sự giám sát có hệ thống sử dụng phương pháp thống kê về cắt điện và mức sụt điện áp theo vùng phục vụ và mức điện áp đạt được. Phải nói rằng mặc dù đã có những cải thiện tổng thể về chất lượng dịch vụ trong vài năm gần đây nhưng vẫn cần tiếp tục quá trình hoàn thiện. Trong điều tra gần đây của World Bank về môi trường đầu tư ở Việt Nam nói chung và các tỉnh nói riêng cho thấy 19% các công ty sản xuất được khảo sát, mặc dù đã nối lưới điện nhưng vẫn cho rằng cung cấp điện là một trong những trở ngại lớn đối với việc kinh doanh của hộ. Họ phàn nàn về giá điện, tuy nhiên gần một nửa các công ty khác đánh giá cung cấp điện là một trở ngại thì lý do chính là chất lượng điện cung cấp từ lươi điện không đảm bảo. Các công ty được khảo sát cho biết rằng trung bình hàng năm có khoảng 12 lần mất điện hoặc tăng đột ngột, đối Đối với vùng nông thôn thì chất lượng điện còn ở mức tồi tệ hơn, trong năm tình trạng cắt điện đột ngột yếu điện vẫn thường xảy ra, nhiều tháng trong năm các xã thuộc những khu vực này thay nhau cắt điện luân phiên . Điều này cho thấy sự cần thiết phải có những nỗ lực lớn và mang tính hệ thống cho giám sát chất lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng điện năng cung cấp đảm bảo để mọi người dân kể cả thành thị và nông thôn đặc biệt là các xã nghèo được tiếp cận và sử dụng dịch vụ điện tốt và công bằng.

Một loạt các tác động chủ quan lẫn khách quan đang đặt ra sự cấp thiết cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ tích cực và có hiệu quả của nhà nước để đồng bào nơi đây có cơ hội tiếp cận với điện một trong những năng lượng cơ bản và không thể thiếu trong sự phát triển của con người.

2.1.3.Tình hình sử dụng điện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng.

Đến cuối năm 2005 toàn quốc đạt 94.6% xã được sử dụng điện tổng số hộ được sử dụng lên tới 88%, toàn tỉnh Cao Bằng cũng đã cố gắng và đạt được thành tích đáng khen 168/177 xã có điện về đến trung tâm chiếm 94.9%

số xã trong toàn tỉnh, tổng số hộ có điện cũng lên tới 80% tuy nhiên những con số này của tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất thấp so với cả nước cũng như là với các tỉnh thành khác, cùng thời điểm này các tỉnh thuộc đồng bằng sông cửu long số hộ dân được sử dụng điện trung bình lên tới 94% trong đó số hộ dân ở vùng nông thôn được sử dụng điện lên tới 83.39%, điều này cho thấy tốc độ điện khí hóa nông thôn ở tỉnh Cao Bằng còn chậm và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng mà cụ thể là những người dân nơi đây. Hiện tại các xã nghèo tỉnh Cao Bằng hầu như không có điện để sử dụng, một số xã có điện thì số hộ dân được sử dụng điện đạt dưới 60% số hộ trong xã, thực tế cho thấy các xã nghèo tỉnh Cao Bằng đang phải sống gần như cô lập với cuộc sống bên ngoài, những cơ sở vật chất chủ yếu như điện cho phát triển nông nghiệp cũng như tiểu thủ công nghiệp gần như chưa được quan tâm đúng mức, với hiện trạng dưới số hộ có điện chỉ chiếm khoảng 5% số hộ trong các xã nghèo như hiện nay thì khó mà tránh khỏi sự xuống cấp của hệ thống điện nơi đây.

Ở các xã nghèo hiện nay lượng điện mà các hộ sử dụng khá khiêm tốn trung bình dưới mức 500kwh/hộ/năm điều này có nghĩa mỗi ngày các hộ sử dụng không quá 2kwh, lượng điện chủ yếu dùng để thắp sáng và chạy quạt, lượng điện sử dụng cho các đồ dùng tiện ích khác trong nhà gần như không có tuy rằng tại các xã này có tới 8% số hộ có tivi, nhìn chung tại các xã phụ tải dành cho tiêu dùng và sinh hoạt trong gia đình chiếm phần lớn trong khi phụ tải dành cho sản xuất công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ nhỏ(<10%). Điều này khiến cho các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và xây dựng ở đây khó phát triển, trong khi mức độ điện khí hóa ở nơi đây còn chưa cao thì chất lượng điện lại có phần bị giảm sút càng làm cho cuộc sống của nhân dân nơi đây vẫn chưa thực sự thoát khỏi cái nghèo cái tối tăm.

Cũng phải nói rằng tình trạng trên diễn ra với chiều hướng xấu như vậy là do chất lượng điện còn thấp, với tỷ lệ tổn thất điện năng lên tới hơn 25% ở các xã nghèo như hiện nay thì các hộ sử dụng điện ở cuối nguồn có mức tiêu thụ điện năng thấp, năng lượng điện không đủ để phục vụ cho những nhu cầu cơ bản của người dân là điều tất yếu. Quá trình sản xuất bị đình trệ, cuộc sống bị xáo trộn khiến cho nhiều gia đình tuy có lưới điện đến tận nhà nhưng vẫn phải sử dụng máy phát điện hay sử dụng năng lượng mặt trời để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và sản xuất.

2.2.Đánh giá thực trạng hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng (Trang 28 - 33)