2.1.1.3.Lưới điện hạ áp

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng (Trang 26 - 28)

Bằng

2.1.1.3.Lưới điện hạ áp

mạng lưới điện cuối cùng để kéo điện từ nguồn lưới điện đến các xã, các thôn bản và các hộ gia đình nông thôn. Chính vì vậy mà phát triển lưới điện này cũng là việc phát triển mạng lưới điện đưa toàn bộ người dân được tiếp cận với dịch vụ điện hay nói cách khác phát triển hệ thống lưới điện ở các xã nghèo tỉnh Cao Bằng thì phải tập trung vào mạng lưới điện hạ áp. Bên cạnh đó đây cũng là mạng lưới đã gây ra nhiều tổn thất về điện năng nhất cũng như sự cố đường dây và nhiều khó khăn trong quản lý.

Đến cuối năm 2005 tổng đường dây hạ thế ở các xã nghèo là 50.8km và hơn nghìn công tơ điện chủ yếu được dẫn từ trung tâm các xã đến các hộ xung quanh khu vực đó còn các hộ gia đình ở xa trung tâm xã thì vẫn chưa có đường dây điện kéo tới đó cũng là lý do khiến cho chỉ có 10% số hộ trong tổng số hộ ở các xã nghèo của tỉnh Cao Bằng được tiếp cận với dịch vụ điện.

Bên cạnh đó mạng lưới điện hạ áp hiện tại của các xã đã bị xuống cấp nghiêm trọng, sau một khoảng thời gian dài sử dụng và không được sửa chữa nhiều đường dây đã không thể sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn, bên cạnh đó việc lắp đặt hệ thống đường dây điện mới ở trong tỉnh vài năm gần đây có sự thay đổi do vậy mà hệ thống đường dây hiện tại của các xã đã cũ lại không đồng bộ, phù hợp với những thay đổi của tỉnh trong thời gian tới, chất lượng đường dây cũng như thiết kế đường dây hạ áp không phù hợp với tình hình mới, điều đó càng khiến cho việc truyền tải điện ở các xã không được thực hiện. Bên cạnh đó do sự phát triển của dân cư mà nhiều tuyến thiết kế cũ đường dây nhiều lần vượt ra khỏi đường bộ vượt qua ao hồ, vườn của người dân gây khó khăn cho nhân dân khi sống và làm việc, ngoài ra một số đường dây sử dụng loại dây trần kiểu cũ không bọc cách điện cũng không đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống nơi đây.

Đường dây hạ áp tại các xã được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau chủ yếu là do dân tự đóng góp do đó không đảm bảo kỹ thuật trong quá trình vận hành, nhiều tuyến đường đã cũ nát. Dây dẫn trần loại AC-50, AC- 35, AC-25, AC-10 được sử dụng chủ yếu ở các xã đa số đều đã tã, đứt các sợi. Mức độ an toàn của hệ thống và thiết bị sử dụng bị ảnh hưởng nhiều do lưới điện quá cũ nát nên không đảm bảo tính chất cũng như yêu cầu của nhiệm vụ của đường dây. Các trục 3 pha AC-50, AC – 35 có chiều dài rất ngắn, còn lại dây dẫn hạ thế do dân tự đầu tư gồm cột tre gỗ dày không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dễ bị hư hỏng thời gian sử dụng ngắn.

Còn cần phải nói thêm ở trung tâm các xã tuy đã có điện nhưng đang phải sử dụng hệ thống công tơ điện không đồng bộ thiếu chính xác đang rất cần được thay thế, để có thể đáp ứng được nhu cầu và xóa bỏ những khúc mắc của một số người dân trong thời gian qua.

Các xã nghèo có địa bàn rộng, dân cư phân bố không tập trung do vậy mà ở các xã có đường dây dẫn điện tới thì chiều dài của đường dây này là quá sức đối với cấp quản lý điện lực của xã, thường các xã thành lập các tổ sửa chữa điện gồm một vài thành viên nên không thể đảm đương hết toàn bộ số đường dây qua xã, mặt khác sự thiếu năng lực của các cơ sở này cũng là một phần khiến cho hệ thống đường dây truyền tải điện ở các xã này xuống dốc trầm trọng, hầu hết các cột điện đều lâu ngày không được cải tạo nâng cấp, các trạm biến áp đã xuống cấp, không có người quản lý dẫn tới tình trạng nhiều nơi có đường dây điện tới xã nhưng không có điện hoặc điện quá yếu không đủ để thắp sáng.

Mặt khác ở các xã này hàng năm xảy ra nhiều thiên tai bão lũ nên đường dây điện hàng năm dễ bị hỏng, bị phá hủy, đặc biệt vào mùa mưa. Cứ sau mỗi trận mưa lớn là hàng loạt các công trình đường dây điện lại cần sửa chữa, chi phí sửa chữa thì không ít mà các xã thì không thể tìm đâu ra kinh phí cho các hoạt động này nên đành bỏ đấy.

2.1.2.Chất lượng và hiệu suất của hệ thống lưới điện

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hệ thống lưới điện đến các xã nghèo tỉnh Cao Bằng (Trang 26 - 28)