Mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 67 - 71)

3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần sản xuất bao bì và

1.1. Mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam

Từ năm 2002- 2007, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản phẩm đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Năm 2008, xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch 3 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ xuất khẩu từ nay đến năm 2010 được dự báo là tăng hơn 30% năm

Trong chiến lược xuất khẩu của bộ thương mại đề ra mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2010 là 5,56 tỷ USD và đạt 7 tỷ USSD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

1.2. Phương hướng xuất khẩu sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Để đạt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến năm 2010 là 5,56 tỷ USD như chiến lược xuất khẩu của Bộ Thương mại đề ra, và đạt 7 tỷ USSD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Thương mại đề xuất các biện pháp chủ yếu để phát triển bền vững ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm

gỗ tại Hội nghị "Phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam" do Bộ Thương mại tổ chức (tại Tp.HCM, ngày 8/6)

- Một là, tập trung trồng rừng theo phương thức thâm canh để tự túc nguồn nguyên liệu gỗ vào năm 2020, đồng thời đẩy mạnh công nghệ chế biến ván nhân tạo từ gỗ rừng trồng để giảm 50% nhập khẩu ván nhân tạo vào năm 2010.

Vấn đề búc xúc nhất của ngành gỗ hiện nay là việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì chính phủ có chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020 đặt mục tiêu phát triển 825.000 ha rừng nguyên liệu của ngành gỗ Việt Nam với sự kết hợp giữa các loại cây có chu kỳ kinh doanh ngắn 7-10 năm và chu kỳ kinh doanh dài từ 15 năm trở lên. Sản lượng dự kiến cho khai thác để phục vụ ngành gỗ vào năm 2020 sẽ đạt 20 triệu m3/năm (trong đó có 10 triệu m3 gỗ lớn), mới đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu. Nhưng theo tính toán của hiệp hội gỗ Việt Nam thì các doanh nghiệp gỗ phải chờ ít nhất 10 năm nữa mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước khi các khu rừng trồng gỗ lớn do các doanh nghiệp phát triển bắt đầu cho khai thác. Còn trong tương lai gần, không có cách nào khác là phải tiếp tục nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

Trước mắt để khắc phục việc phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, vừa qua Thủ tướng đã phê duyệt đề án thành lập sàn giao dịch gỗ điện tử với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng, hiện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản đang triển khai các công việc cụ thể. Dự kiến, sàn giao dịch sẽ cung cấp thông tin giá cả thị trường gỗ trong nước và thế giới, các vấn đề về pháp luật khi các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ra nước ngoài... Việc thực hiện các giao dịch qua mạng của các doanh nghiệp ngành gỗ sẽ được kết nối qua cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, việc phát triển các chợ nguyên

khai nhằm giúp cho các daonh nghiệp có nơi mua bán, trao đổi thông tin về giá cả và thị hiếu tiêu dùng trên thế giới.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhập khẩu và cung ứng nguyên liệu gỗ cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ đáp ứng số lượng, chất lượng và thời gian với giá cả cạnh tranh, chính phủ cần ký kết với Chính phủ các nước có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào các thỏa thuận về cung cấp gỗ dài hạn cho Việt Nam...

- Hai là, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng là một định hướng phát triển ngành gỗ xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Hiện nay gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên 120 nước, chiến lược phát triển của ngành gỗ là tập trung vào các thị trường truyền thống như Nhật, Mỹ, Đài Loan… và cũng không ngừng mở rộng vào các thị trường tiềm năng như Canada và các nước Đông Âu. Canada không chỉ là nước có thế mạnh về cung cấp nguyên liệu mà năng lực tiêu thụ gỗ nội thất hàng năm cũng rất lớn. Nếu các doanh nghiệp biết liên kết để làm ăn như các đối tác từ Canada vừa cung cấp nguyên liệu vừa là đầu mối tiêu thụ thành phầm thì việc sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu sẽ thu đựơc rất nhiều lợi nhuận. Nga cũng là thị trường tương tự có cung cấp nguyên liệu nhưng cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rất lớn. Việc đa dạng hoá thị trường không những giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận mà còn giúp các doanh nghiệp tránh được rất nhiều rủi ro.

- Ba là, mặc dù số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam là hơn 300, nhưng trong số đó hầu hết là quy mô vừa và nhỏ.Với quy mô đó, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với một số doanh nghiệp ở các nước xung quanh như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc.Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính khiến cho khá nhiều lô hàng đồ gỗ nội thất của ta bị trả lại từ nhiều nước trong những

năm qua là do khâu tìm hiểu thị trường, đàm phán của các doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp. Song song với việc mở rộng thị trường, tự bản than các doanh nghiệp cũng phải không ngừng đầu tư máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp lớn cũng phải từ chối các đơn hàng do không đáp ứng được các đơn hàng quá lớn. Trước tình hình trên các doanh nghiệp đang có đinh hướng là liên doanh liên kết để không phải bỏ lỡ những hợp đồng lớn do không đủ năng lực sản xuất và cung cấp sản phẩm. Lợi ích của việc liên kết này không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được những đơn hàng lớn từ phía đối tác, mà còn giúp doanh nghiệp có điều kiện sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn.

- Thứ tư là về mặt hàng, chúng ta đang có chiến lược cơ cấu lại ngành chế biến gỗ, tập trung vào phát triển những mặt hàng trọng điểm, mũi nhọn và hàm chứa nhiều giá trị gia tăng. Theo nhận xét của hiệp hội gỗ, trong tương lai nhu cầu ván nhân tạo là rất lớn. Sản xuất các mặt hàng này giúp chúng ta tận dụng được nguồn nguyên liệu rừng trồng, khuyến khích người dân trồng rừng.

- Thứ năm là tập trung mọi nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và các tổ chức khác để xây dựng các trung tâm đào tạo nghề cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu đồ gỗ... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

- Sáu là, tăng cường đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

- Bảy là nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gỗ Việt Nam...

- Tám là, nâng cao vai trò Hiệp hội lâm sản Việt Nam và các Hiệp hội chế biến xuất khẩu đồ gỗ địa phương. Nâng cao tính liên kết giữa các doanh

nghiệp, từng bước thực hiện sự phân công hợp tác lao động giữa các doanh nghiệp theo phương thức chuỗi giá trị gia tăng.

Cuối cùng là, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính đối với ngành chế biến xuất khẩu sản phẩm gỗ. Cụ thể là các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO; chính sách hỗ trợ cước vận tải nội địa và quốc tế...

Một phần của tài liệu Biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Công ty Cổ phần Sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w