3. Một số biện pháp thúc hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty
3.10. Tăng cường hợp tác và tận dụng sự hỗ trợ của hiệp hội gỗ
Trong quá trình hội nhập, cộng đồng doanh nghiệp vừa là đối tượng hưởng lợi từ khung pháp lý đang trở nên minh bạch hơn, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn, từ những cam kết cắt giảm thuế, được quyền tiếp cận thị trường của các thành viên WTO nhưng một thách thức lớn mà các doanh nghiệp phải đối mặt là các doanh nghiệp sẽ không được hưởng sự bảo
hộ của Nhà nước. Để duy trì và bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp thì bản
Hiệp hội có thể hỗ trợ doanh nghiệp tích cực trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, củng cố và mở rộng thị trường nội địa, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên; xác định được phương hướng liên kết, liên doanh và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tự nguyện của các hội viên; bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống bán phá giá; phản ánh trung thực ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển sản xuất kinh doanh lên các cơ quan liên quan; hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng Việt Nam với các tổ chức hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị thế và uy tín của các ngành hàng trong cộng đồng quốc tế; tăng cường hơn sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các hiệp hội trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong việc thực hiện các cam kết của Việt Nam đối với WTO.
Từ những phân tích trên đây cho thấy doanh nghiệp cần tăng cường hợp tác với hiệp hội gỗ để có thêm thông tin về thị trường, mẫu mã kiểu dáng, và được sự giúp đỡ của hiệp hội khi tranh chấp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi công ty đang có chiến lược xuất khẩu mặt hàng gỗ sang thị trường các nước phát triển như Mỹ, các nước EU…