2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của công ty cổ phần
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
Việt Nam
+ Sau khi gia nhập vào WTO, các doanh nghiệp của Việt Nam được giảm thuế xuất khẩu sản phẩm hàng hoá vào thị trường các nước và giảm thuế nhập khẩu gỗ nguyên liệu. Đây là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường.
+ Mỹ hiện nay đang đánh thuế chống bán phá giá rất cao đối với mặt hàng gỗ của Trung Quốc- đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Đây là điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến đồ gỗ nước ta tăng cường xuất khẩu vào Mỹ.
+ Trong khi đó, thị trường EU với đồ gỗ Việt Nam ngày càng mở rộng, các quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng tạo điểu kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam
+ Hiện nay công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, 60 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hút 170.000 lao động trên cả nước với nhiều nghệ nhân có trình độ tay nghề cao. Một số trung tâm như thành phố Hồ Chí Minh , Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai đã hình thành các khu liên hợp chế biến đồ gỗ tầm cỡ.
+ Thị phần đồ gỗ Việt Nam trong danh mục thị phần đồ gỗ nhập khẩu của các nước còn quá nhỏ, chỉ chiếm 7,5% trong kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Nhật, 0,92% của Mỹ, và 0,25% của EU. Việt Nam có đội ngũ thợ nghề cần cù sáng tạo và tài hoa, nhưng nhìn chung giá nhân công rẻ, chưa thoả đáng, nên chưa phát huy được tiềm năng con người trong quá trình sản xuất một cách tốt nhất.
+ Thực tế nguyên liệu gỗ ở Việt Nam không đủ đáp ứng cho nhu cầu chế biến gỗ xuất khẩu.Từ nguồn tài nguyên gỗ bị cạn kiện do khai thác bừa bãi mà ta phải nhập tới 80% gỗ nguyên liệu. Hiện nay nguyên liệu gỗ đang tăng do nạn cháy rừng, lũ lụt, môi trường suy thoái … Nhiều nước như Lào, Myama, Inđonexia - vốn là bạn hàng cung cấp gỗ nguyên liệu chủ yếu cho Việt Nam – nay đã ra lệnh cấm xuất khẩu gỗ thô, nên ta phải nhập gỗ qua sơ chế, giá thành đắt.
+ Đội ngũ công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của xuất khẩu cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay chúng ta chỉ có 3 đến 4 trường đào tạo công nhân mỗi năm cho ra trường vài trăm công nhân, không đáp ứng được nhu cầu lao động của các doanh nghiệp. Tình trạng thiếu đội ngũ công nhân lành nghề dẫn đến năng suất thấp.