Tắnh cạnh tranh của sản phẩm thấp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 (Trang 44 - 45)

Tắnh cạnh tranh của sản phẩm được cấu tạo bởi 4 yếu tố: chất lượng, mẫu mã, giá cả và dịch vụ sau bán hàng. Mặc dù đã có được nhiều lợi thế để phát triển ngành công nghiệp dệt may thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển một cách vững chắc, song hiện nay, trước những biến động của thị trường thế giới ngày càng phức tạp, nhiều chuyên gia kinh tế cảm thấy lo ngại về năng lực cạnh tranh của sản phẩm bởi lẽ cả 4 yếu tố trên, nếu xem xét một cách cụ thể, đều bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục.

Một là, về chất lượng sản phẩm. Mặc dù đã có sự tiến bộ về cải tiến chất lượng, nhưng hiện nay sản phẩm may vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Sở dĩ như vậy là do chất lượng vải sợi nội địa chưa cao, thể hiện ở: (i) vải sợi nội địa có độ bền thấp hơn vải sợi nhập khẩu; (ii) vải sợi nội địa có cấp độ hoá thấp. Khi khách hàng yêu cầu vải không được chứa một loại hoá chất nhất định các DN dệt Việt Nam nhiều khi không thể loại bỏ chất đó được; (iii) khả năng đáp ứng yêu cầu cấp độ sản phẩm không cao. Vắ dụ, các DN trong nước không thể dệt đựơc những loại vải như Rincofi, một loại vải chống nhăm để may áo sơ mi; (iv) mầu sắc của các loại vải trong nước ắt đa dạng, hoa văn đơn điệu.

Hai là, về mẫu mã sản phẩm. Đây là điểm yếu đáng quan tâm nhất của hàng DMVN và cũng là khắa cạnh mà Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

Ba là, về giá cả sản phẩm. Việt Nam có lợi thế giá lao động rẻ, tuy nhiên, đó chỉ là lợi thế nhất thời, không ổn định trong cạnh tranh, nhất là khi khoa học công nghệ

phát triển hiện đại như ngày nay. Mặt khác, phần lớn nguyên phụ liệu đầu vào của các DN may là nhập khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất do khách hàng đặt gia công cung cấp, cũng có nhiều khách hàng sử dụng vải và phụ liệu của các DN trong nước, nhưng giá cả của các nguyên vật liệu nội địa thường đắt hơn giá nhập khẩu từ 5-7%, mẫu mã lại nghèo nàn, kém hấp dẫn, chất lượng các lô hàng thường không đồng đều, thủ tục mua bán phức tạp, tiến độ giao hàng thường không đảm bảo, chi phắ vận tải, hạn ngạch còn caoẦChắnh vì vậy, các DN may thường nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài, đẩy giá sản xuất và giá bán hàng may lên rất cao. Vắ dụ, mức giá của Vinatex thường cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN từ 10- 15%, cao hơn hàng Trung Quốc 20%. Thêm vào đó, việc các DN thường xuyên thiếu vốn, phải đi vay vốn ngắn hạn với lãi suất cao để đầu tư phát triển và sản xuất kinh doanh cũng làm cho giá cả của sản phẩm tăng lên, khiến cho khả năng cạnh tranh của hàng hoá giảm sút đáng kể.

Bốn là, dịch vụ sau bán hàng. Hiện nay, hoạt động dịch vụ của Việt Nam vẫn còn yếu nếu không muốn nói là chưa được quan tâm đúng mức. Có thể so sánh hoạt động này với các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như Pangrim, Chungnam, Huolon. Theo các chuyên viên trong ngành, lý do quan trọng nhất các DN này bán được nhiều vải cho may xuất khẩu là vì họ có dịch vụ khách hàng tốt. Mỗi lô vải giao cho công ty may, khi có vấn đề trục trặc lập tức đại diện công ty dệt sẽ đến giải quyết ngay trong vòng 24 giờ, với công ty dệt Việt Nam khoảng thời gian này phải mất từ 3 ngày trở lên. Mọi yêu cầu về thời gian giao hàng, chất lượng, mẫu mã đều được các công ty nước ngoài thực hiện rất nghiêm ngặt. Do giá vải chỉ chiếm khoảng 30% giá thành sản phẩm, nên dù giá vải của các công ty nước ngoài có cao hơn trong nước thì vẫn bán được vì đảm bảo cho công ty may có thể sản xuất đúng hạn các hợp đồng xuất khẩu. Thêm vào đó, các DN Việt Nam chưa có nhiều ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng, cụ thể là chưa có những chiết khấu thương mại đáng kể đối với các khách hàng nhập khẩu số lượng lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w