Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 110 - 116)

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành

Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới thật sự tổ chức bộ máy và đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh của ngành thủy sản.

Cần sớm hoàn thành và thông qua Luật Thuỷ sản nhằm ổn định môi trường kinh doanh, cũng như tạo cơ sở để thực hiện kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh thuỷ sản từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thương mại… từ

đó có những biện pháp xử lý đối với những tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là việc khai thác vừa bãi nguồn tài nguyên môi trường.

Xây dựng cơ chế phối hợp về quản lý và chỉ đạo thống nhất giữa Bộ Thuỷ sản và các địa phương trong việc thực hiện nuôi trồng thuỷ sản theo dung quy hoạch và các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản với chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình khai thác hải sản xa bờ giữa các chương tình với các hoạt động khác của ngành có tầm quan trọng trong kinh tế xã hội và quản lý môi trường nguồn lợi.

Tăng cường công tác quản lý kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nhằm đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh dư lượng kháng sinh và đồng đều về chất lượng ngay từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu mua bảo quản và chế biến xuất khẩu. Tổ chức lại hệ thống cơ quan quản lý an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản từ Trung ương đến địa phương.

Phát huy năng lực các tổ chức xã hôi nghề nghiệp (Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hội Nghề cá Việt Nam) và xây dựng các tổ chức quần chúng, xã hội nghề nghiệp này vững mạnh ở những địa phương trọng điểm có nghề cá phát triển. Tạo mọi điều kiện để các tổ chức này tham gia thực hiện chương trình, đề án phát triển sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Xây dụng các quy chế phối hợp giữa Bộ và hai hội nhằm phát huy cao nhất vai trò của các tổ chức quần chúng trong quản lý và phát triển ngành cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và hội nhập.

Kết luận

Có thể nói quá trình gia nhập vào WTO của Việt Nam nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng là một sự kiện vô cùng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam. Tham gia vào tổ chức thương mại thế giới là cơ hội thuận lợi cho xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam tăng trưởng mạnh. Hiện nay, sản phẩm thuỷ sản nước ta đã có mặt trên 160 quốc gia trên thế giới và Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong Top 10 quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế cũng khiến cho sản phẩm xuất khẩu của ta phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn nữa như các vấn đề về

an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn về kỹ thuật thương mại, về thương hiệu, về giá cả, chất lượng sản phẩm… Chính những khó khăn này đòi hỏi các Doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần nỗ lực hoàn thiện mình hơn nữa bằng việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh, hoàn thiện hơn về chiến lược kinh doanh để có hướng đi đúng đắn gây dựng được thương hiệu sản phẩm, tạo được uy tín đối với người tiêu dung trong và ngoài nước.

Bài viết đã phân tích tác động của gia nhập WTO ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản đồng thời đưa ra một số các giải pháp để tận dụng cơ hội và hạn chế khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Hy vọng các giải pháp đưa ra sẽ tạo được động lực giúp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản nước ta ngày càng phát triển.

Song, khi tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế để có thể đứng vững và phát triển được thì không chỉ dựa vào sự cố gắng của một cá nhân hay một doanh nghiệp mà là sự chung tay góp sức của chính phủ, các ban ngành, các bộ, các hiệp hội …để tạo ra một khối đoàn kết cùng hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau.

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thu thập tài liệu cũng như viết bài nhưng do chưa có nhiều kinh nghiện thực tiễn và thời gian nghiên cứu có hạn, vì vậy, bài viết của em không tránh được những thiếu sót nhất định, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài viết của em đựoc tốt hơn.

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Đặng Thị Lệ Xuân và chú Hoàng Văn Thành (phó trưởng ban Kinh tế Vĩ mô) đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư “ Đánh giá tác động của 5 năm triển khai hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đối với thương mại, đầu tư và cơ cấu kinh tế của Việt Nam”, 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia”

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Tác động hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ”, 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

3. Bộ Tài chính Mỹ - Tổng cục Hải Quan “ Xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, 2002

4. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap II), “Hướng dẫn đàm phán các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau đối với hàng hoá nông sản các quy định của WTO về tương đương và công nhận tiêu chuẩn lẫn nhau”, 2008, Nhà xuất bản lao động – xã hội.

5. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap II), “Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – giải thích các điều kiện gia nhập”, 2008, Nhà xuất bản lao động - xã hội.

6. Nguyễn Vinh Thanh, “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, 2005 7. PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi, “Cơ hội và thách thức của ngành thuỷ sản khi

Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới”

8. Uỷ ban Quôc gia về hợp tác kinh tế Quốc tế “ Các văn kiện gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO của Việt Nam”, 2007

9. Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế “Tổng quan các vấn đề về tự do hoá thương mại dịch vụ”, 2005, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

10. Một số các trang Web: - http://www.fistenet.gov.vn/ - http://www.nea,gov.vn/ - http://www.vasep.com.vn/ - http://www.vcci.com.vn/ - http://www.gso.gov.vn/ - http://www.vienkinhte.hochiminhcity.gov.vn/ - http://www.vietnamnet.vn/ - http://www.vietnamforumcsr.net/default.aspx? portalid=1&tabid=361&itemid=818 - http://www.khuyennongvn.gov.vn/c-hdknkn/b-tthuanluyen/hoi-thao-xay-

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 110 - 116)