2. Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản
2.1.4. Tác động đến chất lượng hàng thuỷ sảnViệt Nam
Tham gia vào sân chơi chung WTO, hàng xuất khẩu Việt Nam phải tuân theo các quy định và cam kết liên quan đến chất lượng sản phẩm, quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), các quy đinh về hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), quy định về nhãn mắc sản phẩm... Những quy định và cam kết đó buộc các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam phải nâng cao về mặt chất lượng và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường để tồn tại và cạnh tranh được với các nước xuất khẩu khác. Chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu trong thời gian qua đã tiến bộ rất lớn. Việt Nam hiện nay không còn bị EU áp dụng biện pháp kiểm tra 100% các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá tốt về giá cả và chất lượng. Các thị trường xuất khẩu mặt hàng thủy sản như Mỹ, EU, Nhật… đều đòi hỏi các cơ sở chế biến của ta phải có chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP. Nhận thức được điều đó Bộ Thủy sản đã phối hợp với Vương quốc Đan Mạch thực hiện dự án cải thiện chất lượng và xuất khẩu thủy sản (Dự án SEAQIP), với nhiều chương trình huấn luyện đào tạo về HACCP cho các doanh nghiệp trong
cả nước. Kết quả là Việt Nam hiện nay được xếp vào nhóm I trong danh sách các nước được phép xuất khẩu hàng thủy sản vào EU (các nước thuộc nhóm II phải chịu sự kiểm soát chất lượng của chặt chẽ theo những quy định của các nước thành viên, ngoài quy định chung của cộng đồng). Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của thị trường là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản.