Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 104 - 107)

3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sảnViệt Nam

3.3. Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển

tạo lao đọng theo những ngành nghề cần chú trọng. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Đào tạo nghề phải hướng đến tạo lập được một đội ngũ cán bộ quản lý đầu ngành và công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ tiên tiến. Tổ chức các lớp về pháp luật và đào tạo hướng nghiệp.

Đổi mới kỹ thuật công nghệ và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng quốc tế trong các khâu sản xuất thuỷ sản xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản xuất khẩu. Đầu tư cho đổi mới và cải tiến công nghệ trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản hiện có: cải tiến hệ thống thiết bị cấp đông block hiện có nhằm rút ngắn thời gian cấp đông trong chế biến hàng xuất khẩu sang các thị trường tái chế; đầu tư lắp đặt dây chuyền đông rời IQF để chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu cao cấp như Mỹ, EU, Nhật Bản… Xây dựng mới các trung tâm chế biến thủ sản lớn với công nghệ hiện đại, điều kiện sản xuất tiên tiến, gắn với các vùng nguyên liệu tập trung. Từng bước áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo HACCP trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu sang các thị trường lớn

3.3. Xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển thịtrường. trường.

Xây dựng, phát triển thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản:

Trên thị trường quốc tế, các DN Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản... với chất lượng ngày càng được nâng cao không hề thua kém các sản phẩm của các nước xuất khẩu lớn khác. Thế nhưng có một thực tế là 90% hàng Việt

Nam do không thiết lập được thương hiệu độc quyền nên vẫn còn phải vào thị trường thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Do đó, DN bị gánh chịu nhiều thua thiệt lớn và người tiêu dùng nước ngoài vẫn còn chưa có nhiều khái niệm về hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.

Ngoài ra, các DN xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với vấn đề bị các công ty nước ngoài ăn cắp hoặc nhái nhãn hiệu trên thị trường quốc tế. Trong những năm qua, các vụ tranh chấp thương hiệu đã liên tiếp xảy ra giữa các DN Việt Nam và các công ty của nước ngoài. Hàng loạt các thương hiệu lớn của Việt Nam đã lao đao vì bị mất cắp thương hiệu: Trung Nguyên ở thị trường Mỹ, Nhật; Petro Việt Nam, Vifon, Saigon Export, Việt Tiến.... ở thị trường Mỹ; Vinataba ở thị trường 12 nước Châu Á; Sa Giang ở thị trường Pháp, Biti’s ở Trung Quốc ... Cuộc chiến thương hiệu luôn đi kèm với những rắc rối về kiện tụng, mất mát nhiều thời gian và tiền bạc, dù được hay thua cũng đều gây ra những tổn thất rất lớn cho DN

Để giải quyết bài toán thương hiệu một cách hiệu quả, DN cần phải có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu theo mô hình riêng phù hợp với DN mình. Những vấn đề cần làm chủ yếu là:

- Cần có nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu trong toàn thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên trong DN để có thể đề ra và thực thi được một chiến lược thương hiệu trên các mặt: xây dựng, bảo vệ, quảng bá và phát triển thương hiệu. Chiến lược thương hiệu này phải xuất phát từ việc nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó thiết kế và định vị thương hiệu cho sản phẩm trong một chiến lược marketing tổng thể nhằm tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng trong và ngoài nước, tạo dựng một phong cách đặc biệt và vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

- Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước và trên thị trường quốc tế kết hợp với việc quản lý chặt chẽ thương hiệu, đảm bảo uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao.

- Vấn đề cốt lõi trong việc giữ gìn và phát triển thương hiệu bền vững là phải kết hợp hoàn hảo giữa chiến lược thương hiệu với chiến lược sản phẩm và phân phối sản phẩm của DN. Thương hiệu là hình ảnh của sản phẩm và chất lượng của hình ảnh này chính là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm của DN. DN phải xây dựng được uy tín và hình ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng. Đồng thời quảng bá thương hiệu, thông tin sản phẩm, thuyết phục người tiêu dùng một cách có hiệu quả và không ngừng đầu tư vào nghiên cứu phát triển, tạo sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu cũng không chỉ là vấn đề của riêng DN, các chính sách và hỗ trợ của Nhà nước về phát triển thương hiệu cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Chính phủ và các bộ, ngành, hiệp hội, DN, các nhà tư vấn chuyên nghiệp... đẩy mạnh phổ biến kiến thức về thương hiệu trong cộng đồng DN và phát động phong trào xây dựng thương hiệu trong cộng đồng DN cả nước. Nhà nước đang xây dựng các chính sách hỗ trợ DN về phát triển thương hiệu và từng bước tiến hành quảng bá một số thương hiệu quốc gia ra thị trường nước ngoài. DN cần tranh thủ sự trợ giúp từ phía Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách phục vụ cho việc phát triển thương hiệu, các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương hiệu, sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà nước trong việc tăng cường năng lực kinh doanh, năng lực quản lý và xây dựng thương hiệu, tăng cường cơ chế thực thi bảo hộ thương hiệu, các biện pháp chống hàng giả, hàng nhái…

mạnh công tác xúc tiến thương mại và phát triển thị trường, cần tiến hành thực hiện các vấn đề sau:

Xây dựng hệ thống thông tin một cách có hiệu quả từ nhiều kênh khác nhau như: thu thập tại bàn, từ Internet, từ các thương vụ, cử đại diện ra nước ngoài… làm tốt công tác dự báo về cung, cầu, giá cả phục vụ cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường quốc tế. Đa dạng hoá thị trường tránh việc lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường, phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị hướng dẫn tiêu dùng, tích cực tham gia vào các hội chợ quốc tế nhằm quảng bá sản phẩm ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh.

Các doanh nghiệp phải xây dựng bộ phận marketing bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong nghiên cứu tình hình từng thị trường cụ thể trên cơ sở đó hoạch định được chiến lược kinh doanh từ khâu đảm bảo nguyên liệu sản xuất đến đầu tư chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường, của khách hàng.

Đầu tư nghiên cứu tiếp tục mở rộng các thị trường trọng điểm EU, Nhật Bản, Mỹ… khi thuỷ sản của Việt Nam đã có vị trí vững chắc tại các thị trường này thì việc mở rộng và phát triển thương mại thuỷ sản tại các thị trường khác sẽ không quá khó khăn.

Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá, giảm dần tỷ trọng các thị trường trung gian và tăng tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp sản phẩm xuất khảu của Việt Nam, tăng tính chủ động trong phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Khuyến khích thành lập các cơ quan hỗ trợ phát triển thị trường cho các doanh nghiệp thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Tác động gia nhập WTO đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản (Trang 104 - 107)