Dạng cấu trúc trần thuật rẽ ngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN (Trang 86 - 91)

thuật, ở nhiều thời điểm khác nhau

3.2.2.1. Trong các tác phẩm tự sự hiện đại kiểu cấu trúc truyện lồng trong truyện (một cấp độ) là dạng cấu trúc trần thuật phổ biến. Dạng cấu trúc trần thuật này thường gặp ở các nhà văn như Nam Cao (Đôi mt), Tô Hoài (V chng A Ph), Nguyễn Trung Thành (Rng xà nu) Nguyễn Thi (Nhng đứa con trong gia đình) Nguyễn Minh Châu (Mnh trăng cui rng),… Kim Lân cũng có nhiều truyện ngắn tổ chức trần thuật theo dạng cấu trúc trần thuật này.

Trong 28 truyện của Kim Lân, chúng tôi nhận thấy có 13/28 truyện tổ chức trần thuật theo dạng cấu trúc truyện lồng truyện. Đối với Kim Lân, kiểu tự sự rẽ

ngang truyện lồng truyện không theo một cách thức ổn định nào. Có khi mạch tự

chuyện kia theo kiểm gợi nhớ… Kiểu cấu trúc trần thuật truyện trong truyện có khi tồn tại ở một cấp độ, có khi nhiều cấp độ. Có khi truyện lồng truyện chỉ vắn tắt vài dòng, có khi vài trang và cũng có khi truyện lồng có tính chất độc lập tương đối có thể tách riêng thành một truyện riêng.

3.2.2.2. Trong một số truyện ngắn của Kim Lân, chúng tôi nhận ra có rất nhiều sự kiện liên quan đến cuộc sống riêng của nhà văn. Đây là những biến cố, sự kiện, những ấn tượng mà nhà văn đã trải qua. Ở các truyện ngắn này, dù được tổ chức trần thuật theo phương thức trần thuật chủ quan hay phương thức trần thuật khách quan, người đọc đều có thể tìm thấy nhiều đoạn hồi thuật của tác giả. Mỗi đoạn hồi thuật thường là một câu chuyện xen góp phần bộc lộ rõ hơn chủđề, cảm hứng của tác phẩm:

Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ gả

bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu. Cha anh hơn mẹ anh đến ba mươi tuổi. Mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc đồng. Vốn là người quê mùa nên việc đồng mẹ anh rất thạo. Mẹ già anh rất chiều quý, họ

chiều vậy chẳng qua là muốn chạy việc. Thầy anh mất năm trước, mẹ già anh mất năm sau. Nhà không làm ruộng nữa. Các anh Tư đều đi chợ trên. Tư phải thôi học ở nhà. Hai mẹ con lâm vào cảnh thất nghiệp. Ruộng không có mà làm;

đi buôn - buôn xùng buôn xằng thôi cũng không có vốn. Anh em họ mạc thì thờơ

lạnh nhạt, họ coi hình như không có mẹ con Tư trong gia đình nữa [54, tr.26].

Ở truyện ngắn này, do khoảng thời gian khách quan từ điểm mở đầu trần thuật cho đến kết thúc trần thuật rất ngắn (một buổi chiều) nên tác giả đã kết cấu câu chuyện xen về gia cảnh của nhân vật Tư qua một đoạn hồi thuật. Những sự

kiện trong đoạn hồi thuật là những sự kiện xảy ra trước thời điểm mở đầu trần thuật. Những sự kiện trong đoạn hồi thuật của nhân vật Tư về quá khứ đã góp phần rất lớn vào việc khái quát hiện thực và bộc lộ chủđề tác phẩm.

Trong truyện Đứa con người cô đầu, câu chuyện xen về gia cảnh của nhân vật Thạđược trần thuật theo kiểu trần thuật uỷ thác cho nhân vật:

Im lặng một lúc khá lâu, lại nghe hắn cất tiếng kể tiếp bằng một giọng đều

- Em nói thật đời em. Anh đừng khinh em nhé. Anh ạ, mẹ em là cô đầu chính tông. Ông bà ngoại em sinh được bốn người con gái làm cô đầu cả bốn. Trước khi lấy thầy em, mẹ em đã tằng tịu với một ông Lục sự; đẻ được một người con trai. Được ít lâu ông Lục ấy phải đổi đi xa. Xem chừng ông ta cũng không giàu có gì. Mẹ em bỏ thẳng cánh. Thầy em lấy mẹ em về; nhà có vợ cả. Vốn là người

đanh đá lại cậy thế thầy em chiều chuộng, mẹ em lấn quyền hành hạ các anh con mẹ già em khổ lắm. Đấy là thời kỳ sung sướng nhất trong đời em. Em đi học đến lớp ba thì thầy em mất. Sẵn có ít vốn riêng, mẹ em trở lại nghề cũ; mở nhà hát cô

đầu. Được vài năm cảnh nhà sa sút dần. Em phải thôi học về nhà làm thằng nhỏ. Anh ạ… [55, tr.25].

Trong truyện này, do khoảng cách giữa thời điểm mởđầu và thời điểm kết thúc trần thuật ngắn (một buổi tối) nên truyện có một đoạn hồi thuật về các sự

kiện xảy ra trước thời điểm mởđầu trần thuật. Đó là những sự kiện về hoàn cảnh bất hạnh của nhân vật Thạ. Như vậy, ở truyện ngắn này, với dạng cấu trúc trần thuật truyện lồng trong truyện và sự phối hợp giữa hai phương thức trần thuật chủ quan và phương thức trần thuật khách quan, tác giảđã đưa vào truyện nhiều yếu tố tự truyện. Đó là lối cảm, lối nghĩ và các trạng thái tâm lí nếm trải của người trần thuật - nhân vật tôi.

Khảo sát các truyện ngắn tổ chức trần thuật theo dạng cấu trúc trần thuật truyện lồng trong truyện, chúng tôi thấy dung lượng của những truyện xen được bố trí ở nhiều mức độ khác nhau: có khi là một câu chuyện ngắn vài dòng, có khi là cả một đoạn tự sự khá dài.

Trong Người chú dượng, thời gian trần thuật bắt đầu khi nhân vật tôi trở lại trại Han thăm dì Bản. Theo từng bước chân của người trần thuật (tôi), quá khứ về

cái bến Mảng hiện về một cách đầy đủ. Đó là ký ức về những con người mà một thời nhân vật tôi gắn bó thân thiết: cô hàng xén Thuỷ Nguyên có cái cổ trắng ngần, hai bàn tay muôn muốt; hàng thịt chó của ông Phác rỗ răng vàng; cái quán “ThủĐô” của hai chị em cô Thư và cô Hương bán xôi chè và bún chả; cửa hàng của cụ phó may già và vợ chồng chú Khách bán thuốc bắc… Cứ như thế, mạch

gợi nhớ. Chẳng hạn khi nghe tin dì Bản mất, câu chuyện về quá khứ của người dì bất hạnh lại xen vào mạch tự sự:

Dì Bản là em út mẹ tôi. Một người em xấu xí và hẩm hiu nhất. Cuộc đời dì, tôi thấy hình như dì không có được một lần may mắn nào. Tôi cũng không thấy lần nào dì tôi mặc được bộ quần áo mới nữa. Ông bà ngoại tôi chết đi thì dì bỏ

quê lên ở với mẹ tôi. Thật ra dì tôi cũng đi làm thuê, làm mướn lấy miếng mà ăn, chứ dì cũng chẳng phải nhờ vả mẹ tôi. Nhưng dì vẫn cứ phải sống bên mẹ tôi. Ông bà ngoại tôi chết đi, các con thất tán lưu lạc mỗi người một phương, còn lại hai chị em, dì phải sống nương tựa vào sự chỉ dẫn và cái tình máu mủ, ruột thịt của mẹ tôi [54, tr.464 - 465].

Cũng có khi, từ chi tiết “cái hòm chân gỗ dổi” đã “khiến” nhân vật tôi nhớ

ra tất cả những ấn tượng trong quá khứ về lão Mộc gù. Đó là câu chuyện về

“thằng Mộc gù khe đá đỏ”đã từng là mối đe doạ cho tất cả các gia đình nơi tản cư. Theo lời đồn đại của mọi người, hắn có một hình thù gớm ghiếc là mối nguy hiểm của mọi người. Hắn là tay ăn chơi đã từng giết người vượt ngục, từng đâm chết bố con ông bạ Dưỡng, đã từng chém sả vào người vợ trong một lần say rượu, đã từng bị cắt gân vì tội gặt trộm lúa, từng sống một cuộc sống như người rừng cùng một đứa con gái… Với những đoạn rẽ ngang như thế, có lúc người

đọc tưởng như nhà văn đã quên bẵng đi câu chuyện ban đầu. Nhưng khi đọc hết truyện, người đọc mới nhận ra dụng ý của nhà văn. Với những câu chuyện xen như thế nhà văn như cố ý khắc hoạ nhân vật theo miệng lưỡi của người đời để tạo một sức mạnh cần thiết cho cái phản đề: vẻ bề ngoài của con người cứ ghi nhận nhưng đừng vội thành kiến, dư luận có nhiều nhưng đừng vội cả tin. Hãy kiểm chứng lại bằng thực tiễn.

Cũng với lối tự sự rẽ ngang, trong truyện Con chó xu xí, tác giảđưa người

đọc đi từ chuyện tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đến chuyện về

một con chó xấu xí, rồi đến chuyện anh chàng Nhược Dự khó hiểu, khôn ngoan với cô vợ hai trẻ măng chuyên việc bếp núc hầu hạ chồng. Tương tự như vậy, trong truyện Bà m Cn, mạch tự sự của tác giả cũng rẽ ngang với nhiều câu chuyện. Có khi là những câu chuyện xen theo kiểu khi nhắc đến nhân vật chính

là có nhiều câu chuyện đi kèm: chuyện về cô giáo Ninh - một cô giáo trẻ người Hà Nội mới sơ tán về cùng sống với bà mẹ Cẩn; chuyện về cậu con trai duy nhất của bà mẹ Cẩn; chuyện về cái giếng nước, cây mít như hai kỷ vật gắn liền với

đứa con thương yêu của bà… Tương tự, trong Thượng tướng Trn Quang Khi - Trng vt, ngoài hai câu chuyện: chuyện tình của cô gái quê tên Tần với Đức Thái Tông Trần Cảnh và chuyện về chàng đô vật Trạng Sặt, tác giả đã nhiều lần rẽ ngang với nhiều câu chuyện (kiểu hai cấp độ). Đó là những câu chuyện về tài nghệ của Trạch Khô - đối thủ của Trạng Sặt, chuyện về hai ông đô Voi, đô Nghê thời Lý… Có thể nói, với lối tự sự này, Kim Lân đã tạo ra dạng cấu trúc trần thuật nhiều tầng bậc ở nhiều thời điểm khác nhau. Dạng cấu trúc trần thuật này thể hiện một vốn hiểu biết phong phú, tài năng và bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Ngoài ra, nó còn giúp nhà văn mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực như ông đã từng quan niệm về truyện ngắn.

3.2.2.3. Chúng tôi nhận thấy: trong một số truyện, cách tổ chức trần thuật có những nét riêng biệt mà người đọc ít gặp ở một số nhà văn khác.

Ở truyện Cu đánh vt, với việc vận dụng phương thức trần thuật khách quan và phương thức trần thuật chủ quan, câu chuyện được kể lại bởi nhân vật tôi và nhân vật đô Cót. Nhân vật tôi với vai trò là người dẫn truyện đã kể lại câu chuyện về hai bố con đô Cót và đô Vựa. Bên cạnh đó, với kiểu trần thuật uỷ thác cho nhân vật, người trần thuật (tôi) uỷ thác câu chuyện cho nhân vật đô Cót kể. Với lối tự sự rẽ ngang như thế, đô Cót đã kể lại ba câu chuyện: chuyện ngôi đất hình nhân bái tướng, chuyện cầu đánh vật và chuyện Ngựa Lồng, Voi Cái. Cả ba câu chuyện này đều có vai trò như nhau, bổ sung cho nhau cùng nhằm biểu hiện truyền thống vật và niềm tự hào về sân vật Cẩm Giang.

Cũng tương tự như thế, trong Thượng tướng Trn Quang Khi - Trng vt, cấu trúc trần thuật có sựđan xen nhiều câu chuyện vào nhau. Phần đầu là câu chuyện tình giữa cô gái quê hiền thục (Tần) với Đức Thái Tông Trần Cảnh. Phần sau là câu chuyện về chàng đô vật Trạng Sặt (Trần Quang Khải). Hai câu chuyện này có tính độc lập tương đối, khi đứng riêng chúng có thể trở thành hai truyện

tiết chiếc khăn vàng trên đầu Trạng Sặt rơi xuống, hai cha con đức vua nhận ra nhau. Có thể nói, với dạng cấu trúc trần thuật này, truyện ngắn Kim Lân đã tồn tại một dạng cấu trúc trần thuật khá độc đáo. Đó là dạng cấu trúc trần thuật truyện bên truyện.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)