Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN (Trang 66 - 68)

2.2.2.1. Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật là một kiểu trần thuật trong tuyến trần thuật khách quan. Theo

Đinh Trọng Lạc, ở kiểu trần thuật này “người tường thuật một mặt thì cố gắng tách mình ra khỏi diễn biến của chuyện, nhưng mặt khác, khi cần thiết thì lại hoà mình vào với những nhân vật để phô bày toàn bộ cái thế giới nội

tâm của con người” [40, tr.168]. Như vậy, ngoài điểm giống nhau với kiểu trần thuật lạnh lùng, đặc điểm nổi bật của kiểu trần thuật này là chủ thể kể khi cần thiết sẽ thâm nhập vào thế giới nội tâm của nhân vật để biểu hiện những suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm lý. Sự hoà mình của tác giả - chủ thể kể vào nhân vật thường được biểu hiện ở hình thức lời nói nửa trực tiếp. Lời nói nửa trực tiếp là “lời kể của tác giả - người tường thuật, mà cũng có thể hiểu đó là lời độc thoại nội tâm của nhân vật” [40, tr.169].

2.2.2.2. Trong 28 truyện ngắn của Kim Lân, kiểu trần thuật này chiếm một số lượng khá nhiều. Chúng tôi xin

đề cập đến một số truyện thể hiện rõ nét nhất.

Ở truyện Anh chàng hip sĩ g, chủ thể kể về câu chuyện anh chàng hiệp sĩ gỗ trong cái hòm gỗ của ông lão làm nghề múa rối rong. Ngoài những đoạn với lời văn trung tính của kiểu trần thuật khách quan, Kim Lân đã hoà vào nhân vật để bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật:

Nước mắt người con gái tràn ra chẩy dòng dòng trên má. Anh chàng hiệp sĩ bỗng rùng mình, có một cảm giác

rất lạ. Một cảm giác mà khi là gỗ anh không thấy. Một cảm giác làm anh bồi hồi, lo lắng đang chạy rồn rập trong

lồng ngực anh. Anh trông thấy nước mắt. Lần đầu tiên anh trông thấy nước mắt, mà lại nước mắt của một cô gái

ngây thơ, hiền hậu chẩy ra. Anh thấy hình như yếu đuối, hình như những ý chí chiến đấu trong người bấy lâu bị hụt

đi [54, tr.332 - 333].

Ởđoạn trên, chủ thể kể hoà vào nhân vật, nhìn các sự kiện bằng con mắt của nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của anh chàng hiệp sĩ gỗđể biểu hiện sự phân vân và những cảm giác kỳ lạ khi anh lần đầu tiên

được làm người thật. Sự thâm nhập này làm cho cách kể trở nên sinh động và tạo cho người đọc ấn tượng nhưđang sống cùng đời sống nội tâm của nhân vật.

Để khắc phục sựđơn điệu, nhạt nhẽo của lời văn trung tính của phương thức trần thuật khách quan, khi cần thiết chủ thể kể sẽ hoà vào nhân vật và thế giới riêng của nó. Ở trường hợp này, “người trần thuật bắt đầu nhìn thế

giới theo con mắt của một nhân vật, thâm nhập vào suy nghĩ và ấn tượng của người ấy” [74, tr.290]. Trong đoạn thể

hiện suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật Đoàn (Ông lão hàng xóm) về chị cán bộ làm công tác cải cách ruộng đất, nhà văn viết:

Không hiểu sao, nghe chị cán bộ này quát tháo, đoàn không thấy sợ hãi, bực tức hay bối rối trong lòng. Có lẽ

Đoàn nghe mãi quen rồi, có lẽđối với chị cán bộ này đoàn cũng có ý coi thường, Đoàn đánh giá chị ta chỉ là cốt cán

mới đi công tác độ vài đợt, có đôi điều với chị ta cũng chẳng giải quyết được gì. Xem ra chị ta có quan tâm đến việc

này đâu, quát tháo một hồi ởđây xong, ra ngoài kia nhảy lên cái xe đạp kính coong một hồi là quên hết [54, tr.227].

Kim Lân đã hoà vào thế giới riêng của nhân vật và tác giả như“trao ngòi bút cho nhân vật, để nhân vật tự

viết với giọng điệu riêng của nó” [21, tr.64]. Ở trường hợp này, khoảng cách giữa chủ thể kể và nhân vật dường như

không có và điểm nhìn của chủ thể kể và nhân vật được hoà nhập làm một .

So với kiểu trần thuật lạnh lùng, đặc điểm nổi bật của kiểu trần thuật này là sự hoà mình của tác giả - người kể

vào các nhân vật trong truyện. Sự hoà nhập này đã tạo ra khả năng khai thác triệt để tâm lý nhân vật, và “trong khi người trần thuật ghé vào một nhân vật nào đó thì phải sử dụng nhiều lời nói nửa trực tiếp, làm cho giọng điệu của

người trần thuật và nhân vật chập làm một” [74, tr.29]. Người đọc có thể tìm thấy nhiều đoạn mà trong đó lời của chủ thể kể và lời độc thoại nội tâm của nhân vật hoà vào nhau làm một:

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi, lòng người mẹ nghèo khổấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán

vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con cái là lúc trong nhà ăn nên

làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Con mình thì… Trong kẽ mắt của bà rỉ xuống hai dòng nước

mắt… biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? [54, tr.209 - 210].

Có thể tìm thấy nhiều đoạn tương tự. Ở những trường hợp này, chủ thể trần thuật kể vềđiều xảy ra nhưng

đồng thời cũng là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Trong thực tế, lời độc thoại nội tâm của nhân vật và lời thuyết minh giải thích của tác giả có khi được phân biệt nhưng cũng có khi hoà vào nhau rất khó phân biệt. Trong trường hợp có sự hoà nhập vào nhau giữa lời kể, lời thuyết minh của tác giả với lời độc thoại nội tâm nhân vật, hình thức lời nói nửa trực tiếp được sử dụng. Điều này thường dẫn đến sự pha trộn quan điểm của chủ thể trần thuật và nhân vật trong truyện.

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)