TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC 1.Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC (Trang 69 - 89)

của loài người,vì con người không thể tồn tại bên ngoài hai thực thể đó ,trong đó,chúng tôi có cảm nhận rằng,tư duy không gian có phần lấn át hơn,phổ biến hơn,xâm nhập vào mọi hành vi nhận thức thực tại của con ngườịCác khái niệm không gian như : cao-thấp,phải - trái,gần - xa,mở - đóng,tách biệt - nối kết,đứt quãng-liên tục,…được con người sử dụng để nhận thức những phần thế giới hoàn toàn không có tính chất không gian : tốt -xấu,giá trị -phản giá trị, thuộc về mình- thuộc về người khác ,cao quý -thấp hèn,dễ hiểu -khó hiểu… Đây là cơ sở để xuất hiện tư duy không gian có tính chất nghệ thuật trong văn học.Thế giới nghệ thuật có thể được xem như là một không gian hình ảnh khu biệt,phản ánh trong cái hữu hạn của nó một đối tượng vô hạn là thế giới ngoài tác phẩm.Bởi vì,sự trần thuật trong văn chương bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn,diễn ra trong một trường nhìn nhất định.Thông qua quá trình đó,và nhờ vào những thủ pháp nghệ thuật ,thế giới nghệ thuật trong tâm thức nhà văn được định hình và hiện hữụ

1) Không gian nghệ thuật

Để tìm hiểu cái mô hình không gian và thời gian trong ý thức nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, dĩ nhiên, chúng tôi sẽ khảo sát tất cả những văn bản văn xuôi nghệ thuật của nhà văn mà mình có được, tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mình cần xuất phát từ một tác phẩm có vị trí như là cái chìa

khóa để mở ra ổ khóa. Thế giới nghệ thuật của nhà văn nào cũng thế :

phong phú, phức tạp, đa dạng, có khi mâu thuẫn, có khi rời tạc, nhưng đó là nhìn những biểu hiện bề mặt. Đằng sau cái bề mặt muôn hình muôn vẻ ấy là một cấu trúc bề sâu. Nó chính là cái bất biến, cái chung cho mọi tác phẩm của nhà văn. Khi tìm ra cái cấu trúc bất biến ấy, ta sẽ thấy mọi cái đa dạng rời rạc kia đều có sự thống nhất cao độ.

Bình Nguyên Lộc viết đủ thứ đề tài – lao động, đạo đức, tình yêu, nỗi nhớ quê hương, có ma hay không có ma, những con người bất hạnh,

những kẻ viễn vông … Để khám phá bản chất đích thực của thế giới ấy, chúng tôi chọn truyện ngắn “Lửa Tết” trong tập “Cuống rún chưa lìa”

làm kẻ hướng đạọ Điều cần nói trước tiên ở tác phẩm này là kết cấu cảm hứng của nó : sống trong hiện tại, giữa chốn thị thành hoa lệ, những

người thương” của Bình Nguyên Lộc nhớ nhung tha thiết cái quá khứ

thôn dã chưa xa và tìm mọi cách để trở về với ngày xưa, tất nhiên, trở về trong tâm linh…

Họ là một gia đình bốn người : hai vợ chồng, đứa con và một mẹ già (mẹ của người vợ). Rời làng quê chưa lâu, chưa thực sự lột xác để thành người thị dân đúng nghĩa, họ nhớ khôn nguôi cái dĩ vãng xa xưạ Kết cấu của truyện, cũng như hàng loạt truyện ngắn khác của Bình Nguyên Lộc, là một cuộc tranh luận giữa hai tư tưởng, nói kiểu khác, là giữa “hai quan

niệm khác nhau về mô hình thế giới”. Câu chuyện được trần thuật bằng

điểm nhìn của người vợ. Một ngày nọ, sau một buổi cả gia đình đi dã ngoại ở ngoại ô, chị vợ kinh ngạc hết sức, đến mức tưởng chồng mình đã phát điên, khi mà anh bắt chị bỏ cái bếp dầu vẫn thường dùng để nấu cơm, thay bằng hai cái lò đất nung nấu bằng than đước, bởi vì “Than đước một tạ sáu trăm đồng, nấu chỉ có một tháng là hết sạch. Trong cái thời gian ấy thì nếu đốt lò bằng dầu lửa, chỉ phải tốn có trăm sáu thôi” ( 9, 961). Nhưng rồi chị đã hiểu ra…

Mẹ của chị, đồng cảm với người con rể, giải thích :

“(…) Lửa lò dầu nấu xong bữa ăn là nó tắt liền, vì ta phải tắt nó kẻo hao dầụ Lửa củi đâu có như vậỵ Nấu ăn xong thì người ta vùi củi dưới trọ Tro xốp lắm nên âm ỉ cháy tối ngày sáng đêm, bước vô nhà bếp thì nghe ấm liền, ấm thật sự, mà cũng ấm cúng nữạ Nhà bếp ở đây lạnh tanh từ đúng ngọ cho tới năm giờ chiều, nhà nào cũng vậỵ Bước vào các nhà bếp ở đây, nghe ơn ớn nơi xương sống như là vô nhà hoang chết chủ.

Ở đây sao lạ quá, không có mùi gì hết, hay chỉ có hai thứ mùi, mùi nước hoa và mùi ống cống. Mùi hay lắm. Mùi đất xông lên sau đám mưa đầu nè, mùi bông bưởi, bông sao nè, mùi của cây rù rì nè, mùa lúa chín nè, mùi rơm khô nè, mùi phân chuồng nè, mùi rau, đậu tương nè. Nói tới đây sao mà tao bắt nhớ nhà chịu không thấu nữa ! Con Liên, chắc ngày

sau nó đi đâu ở đâu cũng được, vì thành phố không có cái gì làm cho nó nhớ hết” ( 9, 968 ).

Qua những đoạn trích trên,chúng ta thấy rất rõ có hai loại không gian : nông thôn và đô thị.Hai loại không gian này được cụ thể hoá bằng mùi vị.Nói cách khác,trong cả hai thế giới ấy,có một loại không gian là không gian mùi vị .Chúng khác biệt nhau,thậm chí nói đúng hơn là đối lập nhau ở mùi vị. Đô thị có hai thứ mùi : mùi nước hoa và mùi ống cống.Nông thôn được tạo nên bằng một không gian phức hợp của hàng loạt mùi vị khác nhaụChúng ta thấy rất hiển nhiên là ,trong ý thức nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, mùi vị không chỉ là một đối tượng tự nhiên của khứu giác,mà quan trọng hơn,mùi vị tạo ra một không gian văn hoá.Nó phản ánh,hay nói cách khác là gắn liền với một cách thức sinh hoạt, một kiểu quan hệ giữa người với người ,tạo nên một môi trường đặc thù mà trong đó nhân cách của mỗi người được định hình.Mùi nước hoa và mùi ống cống thì không thể tạo nên một cái gì có thể gọi là văn hóa ,không gắn với một cái gì khiến người ta phải nhớ nhung.Mùi nông thôn thì khác,“mùi đó còn dính tới những cái khác nữa ,mà nhiều thứ họp lại mới thành nỗi nhớ được ”( 9, 988 ).Bà ngoại của bé Liên đã giải thích về chất văn hoá của mùi vị nơi thôn dã như sau :

“- … thí dụ như lửa Tết ,lửa đêm ba mươi nấu bánh tét,quanh lò lửa ấy có mặt đông đủ cả nhà,ai đi mần ăn xa ở đâu cũng phải về,đông đủ cả nhà mà đôi khi đông đủ cả họ nữa ,vì có những bà con nghèo,không gia đình,không nhà cửa, họ xin hưởng ké sự ấm cúng của bất kì nhà nào mà có được một bếp lửa

- Còn gì nữa bà ngoại ?

- Còn lu bù thứ .Cả nhà họp mặt đông đủ thì vui,nấu nướng suốt đêm các món ăn ngon, kề cho bà con nghe chuyện mần ăn của mình ở xa,nhắc lại chuyện ăn Tết của ông bà tổ tiên.Đêm cuối năm gió lạnh lắm,mà quây quần bên bếp lửa,ấm ghê địNhà có nhúm lửa,nghe như là sung túc,mà

nhúm những đống lửa lớn,nghe càng sung túc hơn.Đó rồi thì ngày mai lại,lửa cháy trong bếp suốt ba ngày ba đêm.” ( 9, 968 )

Dĩ nhiên là một tâm hồn đô thị sẽ khó có thể cảm được cái mùi vị nông thôn trong tâm hồn bà cụ .Ở nhà phố người ta không thể đốt lửa đùng đùng ,không thể để khói bay nghi ngút mà cảm nhận cái ấm cúng của khói lam chiều bay trên… mái phố .Người con gái của bà cụ thắc mắc.Nhưng bà cụ và chàng con rể của bà có nhiều cách để được hưởng cái mùi lửa Tết mà không làm ảnh hưởng đến văn minh đô thị …

Nhân vật trữ tình là dành riêng cho thơ, nhưng quả thực văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc cũng có những “nhân vật trữ tình” . Môtif

“nhân vật trữ tình” chán nản, lạc lõng với hiện tại nơi đô thị luôn ôm ấp một giấc mơ tìm về quá khứ nơi thôn dã là cảm hứng chủ đạo ở hầu hết truyện ngắn ( và cả một số tiểu thuyết ) của Bình Nguyên Lộc như : Căn bệnh bí mật của nàng, Con Tám cù lần, Chiêu hồn nước, Thèm mùi đất,

Chiếc khăn kỷ niệm, Về làng cũ, Hương hành kho… Và quan trọng hơn,

trên bình diện vĩ mô, theo chúng tôi, đó còn là cấu trúc cảm hứng của đại bộ phận sáng tác của nhà văn. Dùng cái nhìn đó, chúng tôi bỗng thấy mọi sự phức tạp, bề bộn trong sáng tác của Bình Nguyên Lộc dường như đi vào một trật tự mớị

Mối quan hệ giữa hai loại không gian nghệ thuật – không gian đô thị và không gian nông thôn – có lẽ không hẳn là một sự tình cờ, ngẫu nhiên lại xuất hiện khá nhiều trong văn chương Việt Nam hiện đạị Đọc văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, chúng tôi lại nghe như đâu đây, những… vần thơ của Nguyễn Bính thời Thơ mới :

Chẳng đợi mà xuân vẫn cứ sang Phồn hoa thôi hết mộng huy hoàng

Sáng nay sực tỉnh sầu đô thị… Tôi lại về đây rất vội vàng”

(Sao chẳng về đây ?)

Giữa chốn phồn hoa, thi nhân vỡ mộng và sực tỉnh, rồi vội vàng trở về thôn dã, cội nguồn của mình. Có thể nói, toàn bộ lịch sử đất nước thế kỷ XX là lịch sử của hiện đại hóa – bắt đầu từ phong trào học tập tri thức

phương Tây để canh tân đất nước của Đông Kinh nghĩa thục năm 1907 cho đến chiến lược “Đổi mới” đất nước hiện nay của Đảng và Nhà nước ; và dành độc lập và bảo vệ tự do, xét đến cùng, cũng là phục vụ cho mục tiêu ấỵ Một quy luật chung : hiện đại hóa là quá trình “đấu tranh” giữa nông thôn và đô thị. Ở thế kỷ 15, 16, có đến 80% dân số ở các nước Tây Âu sống tại nông thôn, nhưng hiện nay con số ấy đảo ngược, dân số chỉ có 20% là nông dân và 80% là thị dân. Cho đến thời điểm này, trong số 80 triệu người Việt Nam, cũng chỉ có khoảng 15 triệu người sống ở các đô thị (TP.Hồ Chí Minh khoảng gần 8 triệu, Hà Nội hơn 5 triệu, còn lại là Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ …). Hiện đại hóa đất nước có thành công hay không là ở chỗ chúng ta có đảo ngược được tỷ lệ đó hay không. Đô thị sẽ lan tỏa và lấn át nông thôn ; nông thôn – hiện thân của sức mạnh truyền thống nhiều nghìn năm – cũng ra sức cưỡng lại đô thị hóạ Trong môi trường văn hóa phương Tây, đô thị luôn luôn là kẻ giành chiến thắng một cách nhanh chóng. Ngay từ thời cổ đại ,nếu nông thôn Châu Âu chỉ là “cái bao tải khoai tây” rời rạc, thì đô thị đã là một tổ chức tự trị vững mạnh. Còn ở Việt Nam, ngược lại, làng xã nông nghiệp là một tổ chức tự trị vững mạnh – ở cả ba miền Trung Nam Bắc, ở miền Nam có yếu hơn, nhưng tinh thần “bám đất bám làng” cũng vô cùng mạnh mẽ – còn đô thị thì yếu ớt, lệ thuộc vào chính trị. Trong thế kỷ XX, tất cả các lý thuyết về tổ chức nền kinh tế theo lãnh thổ của châu Âu đều khẳng định không có một vùng nông thôn nào lại không chịu sự tác động của một thành phố như một cực hút. Sau thế chiến thứ II, có một dòng di cư ồ ạt từ nông thôn vào đô thị, mang theo tất cả những lề lối làm việc và sinh hoạt của nông thôn. Với cái nhìn lấy đô thị làm trung tâm, các nhà xã hội học Châu Âu gọi đó là “một cuộc xâm lăng của nông thôn vào đô thị”, vì những cuộc di cư đó làm giảm tính hiện đại của đô thị. Các nghệ sĩ Châu Âu luôn luôn mang mặc cảm cô đơn là vì thế : với đặc điểm về tổ chức xã hội và kinh tế như thế, nền văn hóa Châu Âu là nền văn hóa đô thị, nông thôn không có một ý nghĩa lớn trong tâm thức nghệ sĩ Châu Aâu ( ngoại trừ một phần ở thơ ca lãng mạn Pháp ).Thế nhưng, đô thị giải phóng cá nhân, đem lại cho anh ta ý thức về cái tôi, đồng thời ném anh ta vào một cõi bơ vơ không điểm tựa tinh thần, vì đô thị, đúng như Bình Nguyên Lộc nói, nó không phải là cái để người ta lưu luyến, nhớ thương,

yêu quý. Đô thị là cái có tính chất quốc tế, ở nước nào nó cũng giống nhau, cho nên nó là thứ vô bản sắc. Ở Việt Nam tình hình có khác, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn… tuy không còn là đô thị cổ truyền nữa, nhưng đến cả thời điểm này, sức mạnh kinh tế, văn hóa, lối sống của chúng chưa chi phối nổi nông thôn. Nông thôn vẫn luôn luôn là vòng tay mẹ hiền ôm ấp và che chở cho những đứa con lạc loài từ đô thị trở về. Trong tâm thức người Việt, đô thị là cái “dan díu” với ngoại bang, và nông thôn cổ truyền bao giờ cũng trùng khít với dân tộc. Trong nhiều bài thơ mới 1932-1945 ở miền Bắc, cái xa xưa hiện hình ở nông thôn. Những thi nhân lãng mạn ấy tìm thấy dân tộc nơi những “Bức tranh quê” : một chiếc “Cổng làng” như ở Bàng Bá Lân, một “Đám cưới” như ở Đoàn Văn Cừ, một “Bến đò ngày mưa” như ở Anh Thơ…Sau Cách mạng Tháng Tám, cảm hứng của văn học Việt Nam chuyển hướng, thay cho cuộc chạy trốn cái cô đơn bằng cách tìm về dân tộc dưới hình thức nông thôn trong dĩ vãng, nó hăm hở “lột xác” để hòa mình vào cơ thể dân tộc trong cuộc kháng chiến bảo vệ tự dọ Nhưng, “lịch sử được lặp lại” ở miền Nam sau 1954. Rơi vào vòng kiểm soát của Mỹ, đô thị miền Nam bị biến thành cửa ngõ cho những đoàn quân xâm lăng mới, ác hiểm hơn, cả trong chính trị, quân sự, lẫn văn hóa. Trong dòng văn học yêu nước, cách mạng công khai tại Sài Gòn thời ấy, - như khẳng định của nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá ,đã bùng cháy một “sức mạnh không nén nổi của yêu cầu tìm về dân tộc” ( 24, 70 ),và một lần nữa, dân tộc lại được trùng khít với nông thôn. Văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc cũng thể hiện rất rõ tư tưởng ấỵ

Nằm trong dòng tư tưởng chung ấy, trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, đô thị và nông thôn được xây dựng trở thành hai loại không gian nghệ thuật đặc thù, là hai thành tố chủ đạo vẽ nên cái mô hình về thế giới trong ý thức nghệ thuật của nhà văn.

Trong ý thức nghệ thuật Bình Nguyên Lộc nông thôn và đô thị là hai không gian văn hóa riêng biệt. Giữa chúng là một đường biên giới ngăn cách đầy phũ phàng. Chúng là hai cấu trúc khác nhau và không dễ gì xuyên thấm qua được, tựa như trong những câu chuyện cổ tích : “nhà”

“rừng” là hai thế giới đối lập.Những kẻ ở “rừng” và những người ở “nhà”

chỉ có thể sống trong môi trường của mình, không thể có được yên ổn khi xâm nhập vào thế giới bên kiạ Với những người ở trong “nhà”, “rừng”

nơi chứa đựng những hiểm nguy, những điều khủng khiếp và kỳ lạ. Tóm lại, người ta bị cột chặt vào một không gian cố định.

Thế giới, đi vào trong tâm hồn Bình Nguyên Lộc, trứơc tiên và hiển nhiên, qua những giác quan. Đọc văn ông, người đọc như được tham dự một đại yến tiệc với một thế giới bạt ngàn của thanh sắc. Thị giác, khứu giác, thính giác là ba giác quan hoạt động say sưa nhất. Có thể nói rằng, thế giới trong tâm thức Bình Nguyên Lộc là thế giới của ba loại giác quan đó.

Trước hết, nông thôn của Bình Nguyên Lộc được định hình bằng mùi vị. Trong văn ông,bên cạnh những mùi vị khác nhau của củi bắp, củi măng, củi nhánh sao … ,bên cạnh những thú mùi “ngàn năm chưa dễ đã ai quên” của rau ngò, rau răm,rau om,thì mùi đất là một loại mùi luôn đeo bám theo con người như một ám ảnh. Nó quyện chặt lấy con người, tạo thành tình yêu quê hương xứ sở, và khi con người phải tha hương cầu thực nơi đô hội phồn hoa, thì nó trở thành nỗi nhớ.Mùi đất, trong văn của ông,

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC (Trang 69 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)