Thế giới khách quan

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC (Trang 55 - 59)

phục.Đó là một việc mà không những ở nước ta mà còn trên thế giới, số người làm được có lẽ không nhiềụTheo chúng tôi,chúng ta có thể hiểu được điều ấy nếu biết nhà văn đã hoàn thành công việc đồ sộ ấy bằng cách nàọ

Chúng tôi mới chỉ khảo sát được 104 truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trong “ Tuyển tập Bình Nguyên Lộc “ , T1-2,NXB Văn Học , 2001 , do Nguyễn Quang Thắng tuyển chọn và giới thiệu ; thì nhận thấy rằng tất cả các truyện ngắn trên ,dù đề tài,nhân vật,tình tiết,bố cục…khác nhau nhưng chúng chỉ là những biểu hiện bên ngoài của từ hai đến ba mô hình nghệ

thuật mà thôị Số lượng mô hình có thể nhiều hơn nhưng có lẽ có những

mình đọc được tất cả các truyện ngắn còn lại thì sẽ tìm thêm được những mô hình mớị Tuy vậy dù sao đi nữa,số lượng mô hình so với số lượng tác phẩm là rất hạn chế.

Chúng tôi đồng ý với nhiều nhà nghiên cứu cho rằng : đối tượng của thi pháp học không phải là yếu tố thuần tuý hình thức , mà là hình thúc trong nội dung và nội dung trong hình thức. Bản thân các mô hình đồng thời là nội dung và hình thức.Chúng tôi xin chứng minh ý này bằng cách so sánh mô hình trên với mô hình dưới đây :

“ Nhân vật rời không gian A đến không gian B rồi trở về A “

Đây là mô hình chung cho nhiều truyện như “Con Tám Cù Lần”

,”Con người phân nửa”, “Về làng cũ”… Truyện “Con Tám Cù Lần” kể về

bé Tám vì nghèo khó mà bỏ quê lên thành phố ,nhưng rồi bé lại bỏ phố vì nhớ quê quá. Truyện “Phân nửa con người” kể về một cụ ông sống với con cái trên ghe thương hồ.Giữa lúc con cái đang “ăn nên làm ra” ,cụ lại quyết định bỏ sông nước về làng sinh sống.Truyện “Về làng cũ” kể về gia đình anh Cam,chị Mít ( có cô con gái tên là … Quýt ) sống ở thành phố. Một ngày nọ,chẳng vì lí do gì “hợp lí” ,họ bỏ thành phố về quê cũ.Biến thể của mô hình này là một mô hình khác , “ Nhân vật tạo ra không gian A bên trong không gian B” . Đây là mô hình chung cho một số truyện như : “Mưa thu nhớ tằm”, “Căn bệnh bí mật của nàng”,” Lửa tết”

,”Thèm mùi đất”… Tất cả những truyện này đều kể về những người nông

dân lên phố và họ phải tạo ra hình ảnh của thôn quê ngay trên không gian mớị Người phụ nữ trong “Căn bệnh bí mật của nàng” thì tìm đến với những cây chuối,ao rau muống, những mùi rau om,rau răm,rau ngò ở trên… đất Pháp.Người đàn ông trong “Mưa thu nhớ tằm” thì trồng thật nhiều dâu trong nhà ở thành phố để đỡ nhớ làng dâu năm xưa ở miền Trung.Người chồng trong ” Lửa tết” thì thay bếp dầu bằng bếp than để nhớ mái bếp ấm cúng năm xưạNhững người nông dân trong ”Thèm mùi đất” thì chỉ chịu yên ổn,vui vẻ với nơi ở mới ,công việc mới tại đô thị khi họ được phép cuốc đất trồng cây… “ Nhân vật tạo ra không gian A bên trong không gian B” là một mô hình nghệ thuật,là cái cấu trúc bề sâu của tác phẩm chứ không phải là kết cấu, vì kết cấu của những tác phẩm trên thì phức tạp hơn nhiều,không tác phẩm nào giống tác phẩm nàọ Kết cấu của một tác phẩm không thể là một công thức ngắn gọn được.

Mô hình nghệ thuật trên đây phản ánh một quan niệm nghệ thuật về con người hết sức sâu sắc của Bình Nguyên Lộc.Nó triết lí về mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan ở bên ngoài con người .Khi con người lao động,xử thế là con người tác động,cải tạo cái thế giới khách quan theo cái mô hình ở trong óc anh ta .Anh ta sống một lúc với hai thế giới : thế giới thực tế và thế giới biểu tượng trong ý thức. Cái thế giới biểu tượng trong ý thức một con người tạo nên nền tảng văn hoá của người đó .Nó được hình thành do một quá trình giáo dục lâu dài – có thể do tự phát ( do cộng đồng đảm nhiệm ) , có thể do tự giác ( cá nhân được hưởng một nền giáo dục chủ động ).Và,một khi cái mô hình thế giới trong óc con người đã hình thành thì nó sẽ quy định cách ứng xử của anh ta trước những nẻo đường khác nhau của cuộc sống,nói cách khác là tạo nên cách phản ứng của anh ta trước cái thế giới khách quan mà anh ta phải đối diện.Một dân tộc chỉ tồn tại khi nó xác lập được cho mỗi cá nhân thành viên của nó một mô hình thế giới mang bản sắc của nó. Để làm được điều đó, theo Bình Nguyên Lộc,nó phải là một không gian văn hoá – hay nói như nhà văn – là cái “chân trời quen thuộc” mà trong ấy mỗi cá nhân sinh sống,trăn trở, lao động ,suy tư ,vui buồn… tựa như nước đối với cá, bầu trời đối với cánh chim.Điều đó có nghĩa là con người chỉ có thể sống được trong cái mô hình văn hoá của riêng anh tạNếu bị bứng ra khỏi “chân trời quen thuộc” , bị ném vào một chân trời mới, lập tức cái mô hình về thế giới trong ý thức anh ta ( phản ánh cái “chân trời quen

thuộc” của anh ta )sẽ xung đột với không gian mớịNgười ta vẫn thường

gọi đó là những cú “shock văn hoá” .Để thoát khỏi “shock” , người ta có ba cách giải quyết : một là, lãng quên cái mô hình cũ, nạp vào mô hình mớị( Dĩ nhiên, phương pháp này không thể tiến hành một sớm một chiềụHơn nữa,nhà văn gọi những kẻ theo phương án này là những …kẻ vô loài ! ) ; hai là , tạo ra cái không gian cũ trong không gian mới để tự an ủi mình ; ba là, trở về với không gian cũ của mình .Phương án thứ hai và thứ ba là phổ biến nhất ,và nhà văn cũng chỉ thương những người nào theo hai phương án đó thôị Trên thực tế ,chúng ta bắt gặp rất nhiều

“không gian văn hoá Việt Nam” tại Pháp,Mĩ, Nga,Đông Aâu… do “những

đứa con thương của đất mẹ” mang đị Đọc “Chiến tranh và Hoà bình” của L.Tônxtôi, ta gặp những nhân vật có thể thích ứng với mọi không

gian,tiêu biểu là Nikolai Rostov : chàng thể hiện mình ở trung đoàn không như ở nhà ,ở nông thôn không như ở Moskva ,khi chàng ở nơi khiêu vũ hay ở chiến trường,hành vi của chàng không chỉ được tính cách của chàng quyết định mà còn bị những tiêu chuẩn ứng xử chung của những không gian ấy cụ thể ấy chi phối ( 14, 292 ).Ở các nhân vật của Bình Nguyên Lộc thì khác,những nhân vật mà ông yêu quý chỉ và chỉ

được mô hình thế giới trong ý thức của chúng chi phối, do đó chúng chỉ tìm được cõi bình an trong tinh thần khi sống trong không gian của riêng mình.Như chúng tôi đã trình bày ở chương trước,trong tư tuởng nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc, đô thị là một không gian văn hóa phi bản sắc nên cái mô hình thế giới mà nó tạc vào ý thức người thị dân là một mô hình có tính chất quốc tế .Do đó,con người của nó có thể rong ruổi ở tất cả các đô thị trên thế giới mà không bao giờ bị shock văn hoá.Nhưng những kẻ ấy lại không chịu đựng được khi được trở về không gian thôn dã của dân tộc,tựa như chàng Tập trong truyện “Hương hành kho” ,sinh trưởng tại Paris, quen với mùi đô thị,cũng mở miệng nói về “lòng yêu nước” nhưng khi nhìn thấy một làn khói trắng,một mùi hương hành kho thì lại dị ứng.Nhưng con người như thế,khi trở về đất mẹ sẽ lại thương nhớ một cách ngược đời quê hương của người khác .Thái độ của Bình Nguyên Lộc là hết sức dứt khoát : những kẻ như thế “thực ra là một thằng Pháp-Lăng- Sa”( 9,1005).Đứng một thực tế là tuy người ta không thể lựa chọn cha mẹ,dân tộc,nhưng người ta có thể thay đổi không gian văn hoá của mình,thì với nhà văn, con người Việt Nam đẹp nhất là con người biết níu giữ một “cuống rún chưa lìa” với quê cha đất tổ bằng mọi giá. Nếu như “con người yêu nước”trong văn Nguyễn Quang Sáng (“Chiếc lược ngà”) , trong văn Đoàn Giỏi ( “Đất rừng phương Nam” ) là con người biết đứng lên cầm vũ khí, thì “con người yêu nước” trong văn Bình Nguyên Lộc là con người biết gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc trong tâm hồn mình một cách tự giác và bằng cả tấm lòng.Đoạn văn sau đây,nếu không chú ý,ta sẽ có cảm tưởng nhà văn ái ngại cho những ngừơi nông dân ,nhưng thực ra thái độ của ông là khẳng định :

“Luôn luôn dân quê ra chợ phải lạc hướng trọn đời của họ và chỉ có

nhoáng như loài tắc kè vậy đâụ( Lối so ánh này là một minh chứng cho thái độ đồng tình của nhà văn với lòng trung thành của người thôn dã ). Dân quê ra chợ là những kẻ tự hi sinh mình ( Ở đây nhà văn dùng từ “hi

sinh” nhưng không hề có ý ngợi cạ Điều ông đồng tình là người nông

dân trở về với làng cũ như hành động của vợ chồng anh Mít sau đó ) ,trong cái kiếp của mình ,cái kiếp nhớ khôn nguôi chân trời cũ ,cái kiếp chịu đựng hoàn cảnh mới mà họ theo không được.” ( 9,1039 )

Đến đây chúng tôi thấy có thể rút ra kết luận là : Bình Nguyên Lộc có một quan niệm nghệ thuật cho rằng con người cần phải biết biến cảm xúc thành trí tuệ , để khi rời xa làng quê con người vẫn biết cách lưu giữ trong tâm hồn mình những cảm xúc bất chợt và dịu dàng về miền quê ấy sao cho chúng cứ ngân lên, vang mãi, sao cho “ cuống rún “ dẫu đã đứt nhưng vẫn “chưa lìa “ khỏi cơ thể bà mẹ Dân tộc.Cái quan niệm này chỉ có thể gắn với mô hình “ Nhân vật rời không gian A đến không gian B rồi trở về A “ hoặc “ Nhân vật tạo ra không gian A bên trong không gian B” . Nó không thể gắn với một mô hình khác ,chẳng hạn như : “ Nhân vật A làm việc B tại C vì D mà E “ .Điều ấy chứng tỏ mỗi mô hình có nội dung riêng của nó.

3) Quan niệm nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc về con người nhận thức

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)