một lần nữa là: “xét đến cùng”, thì tuỳ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của ông tạ Điều đó cũng có nghĩa là, nếu chỉ có một hệ tư tưởng lớn không thôi thì chưa thể trở thành nhà văn lớn được. Nhà văn có nghĩa là một nghệ sĩ. Cuộc sống với những hình ảnh, âm thanh, màu sắc, xúc cảm, hành vi . . . muôn màu muôn vẻ là đối tượng để rung cảm,suy gẫm và sáng tác của ông tạ Dĩ nhiên, tất cả những đối tượng cảm tính ấy được tổ chức lại trong tư duy thẩm mỹ của ông ta dưới định hướng của một quan niệm nào đó, và ngược lại, quan niệm của một nhà văn, khác với những tư tưởng của một nhà tư tưởng, thường được tổ chức theo các nguyên tắc tư duy trừu tượng, lý tính –luôn luôn tồn tại trong những đối tượng cảm tính, sống
động, cụ theå. Tất cả những cái đó – những đối tượng cảm tính, những
cách tổ chức, sắp xếp chúng, những quan niệm làm cơ sở tồn tại của chúng – đều hiện hữu trong một thể thống nhất. Nhưng luận văn này, chúng tôi bắt buộc phải tách chúng ra từng phần riêng lẻ để nghiên cứụ Không còn cách nào khác, vì đó là con đường duy nhất để đi sâu vào từng thành tố, từng mặt của đối tượng. Do đó, chúng tôi sẽ không quên tổng hợp những gì đã phân tích để có một cái nhìn toàn cảnh, trong một phần riêng.
Nói đến tư tưởng (trong) nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc, chúng tôi khẳng định rằng : tư tưởng có giá trị nhất, đẹp nhất, là đóng góp lớn nhất của ông cho tâm hồn Việt Nam, là tư tưởng yêu nước. Yêu nước, cái đó là đặc điểm chung của mọi tâm hồn Việt Nam, là cái xuyên suốt lịch sử văn học dân tộc, nhưng ở mỗi nhà văn, tư tưởng ấy lại có một đặc trưng riêng. Chúng tôi sẽ khảo sát cái đặc trưng riêng ấy trong văn xuôi nghệ thuật của nhà văn Nam bộ tiêu biểu nàỵ
Hình ảnh đất nước trong tư duy thẩm mỹ của mỗi nhà văn thì khác nhau rất xạ Với Nguyễn Tuân, đó là những sáng tạo văn hoá độc đáo, những sinh hoạt văn hoá hết sức tinh tế của tiền nhân. Với Nguyễn Bính, đó là làng quê Bắc bộ với những hoa cau vườn trầu, giếng nước, gốc đa,
rừng mơ, bến đò . . . nơi có một cô thôn nữ đợi chờ tuyệt vọng một khách giang hồ . . . Với Nguyễn Đình Thi, đó là đất nước tươi đẹp, nên thơ ngay trong nhưng khổ đau, những thử thách nghiệt ngã :“Anh yêu em như anh yêu đất nước. Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần” .Đất nước, trong tâm hồn Bình Nguyên Lộc, mang một vẻ đẹp, một sắc màu riêng và cũng không kém phần độc đáọ Có thể nói, tình yêu quê hương đất nước của ông là kết tinh từ những gì đẹp nhất của vùng văn hoá Nam bộ, của truyền thống dân tộc, và dĩ nhiên, không thể nào khác được, nó cũng là sản phẩm đặc thù của thời đại ông sống, là tiếng vang từ những biến động to lớn của đất nước trong những năm tháng ấy : những năm tháng cả dân tộc quyết tâm giành chiến thắng bằng mọi giá trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đạịTrong bối cảnh ấy, dân tộc phải nhìn lại mình, đánh giá những đức tính, những phẩm chất, những giá trị tinh thần của mình, và khẳng định những gì có thể giúp mình vượt qua thử thách. Tất cả những nhịp đập hối hả ấy của trái tim dân tộc đều rung lên phập phồng trên từng trang văn của nhà văn Nam bộ nàỵ Dĩ nhiên, chúng tôi thấy cần thiết phải chú thích rằng, khi nói văn chương Bình Nguyên Lộc phản ánh nhịp thở của thời đại, thì chúng tôi dùng thuật ngữ “phản ánh” với tư cách là một khái niệm của triết học Mác-Lênin, chứ không dùng như cách hiểu của những người “Mác-xít giáo điều”, hiểu văn học phản ánh hiện thực là văn học miêu tả lại hiện thực. Không, văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc, nói cụ thể hơn là những điểm đặc thù của tư tưởng yêu nước trong tác phẩm của ông,vẫn là sự phản chiếu của thời đại, dù ông chưa bao giờ nói đến một sự kiện nào, dù nhỏ, của tình hình chính trị, xã hội đương thờị
1) Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về lòng yêu nước
Bình Nguyên Lộc quan niệm : yêu nước, đó là một tình cảm, không phải là một lý luận sách vở. Mà một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên tình cảm của một con người là cảm xúc, là rung động tinh tế, cho nên, lòng yêu quê hương đích thực chỉ có thể được minh chứng ở những xúc cảm, những rung động sâu xa từ tận đáy sâu tâm hồn.Đọc Bình Nguyên Lộc, chúng tôi tự hỏi : những kiểu nhân vật nào là những nhân vật mà nhà văn yêu thích nhất, chúng trở đi trở lại thường xuyên trong sáng tác của ông, hết tác phẩm này đến tác phẩm khác, từ
thời còn trẻ cho đến khi ngừng bút, như một ám ảnh khôn nguôị Chúng tôi nhận ra rằng, đó là những con người, dù bị bứng ra khỏi cội rễ của mình một cách tàn nhẫn, vẫn luôn luôn níu giữ trong tâm hồn mình một “cuống rún chia lìa” với quê cha đất tổ .Phẩm chất ấy được nhà văn ca ngợi một cách say mê, ca ngợi bằng một một nhiệt tình cháy bỏng, đến mức, đôi khi, người đọc phải cảm động, không phải trước hình tượng do nhà văn tạo ra, mà trước tình cảm quá đỗi tha thiết, nồng nàn của nhà văn. Oâng không bỏ qua bất kỳ một “cơ hội” nào, một “dịp may” nào trong tác phẩm để khẳng định tư tưởng của mình.
Trong số những tập truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc mà chúng tôi đã được đọc, chúng tôi nhận thấy tập “Cuống rún chưa lìa” gồm 17 truyện là tập thể hiện tập trung nhất tư tưởng yêu nước của nhà văn.
Con người là một thực thể tinh thần hết sức phức tạp, tinh vi, mà mỗi nhà văn, do sở trường hoặc do hứng thú của mình, thường chỉ nắm bắt một cách nhạy bén, sắc sảo nhất một hoặc một số khía cạnh, một số nét cụ thể nào đó. Trong tập truyện nói trên, có một nét tâm lý được lặp đi lặp lại nhiều lần ở hàng loạt nhân vật khác nhau trong những truyện khác nhau : nỗi nhớ quê hương. Có 09 truyện như thế: “Căn bệnh bí mật của nàng”, “Con Tám Cù Lần”, “Chiêu hồn nước”, “Lửa tết”, “Thèm mùi đất”, “Phân nửa con người”, “Chiếc khăn kỷ niệm”, “Về làng cũ”
và “Hương hành kho” ( và thêm một truyện khác trong “Nhốt gió”
truyện “Đất không chết” ).
Nỗi nhớ quê hương của tất cả các nhân vật trong những truyện trên đều có ba đặc điểm giống nhau : một là giống nhau ở những điều, những hiện tượng họ nhớ ; hai là nỗi nhớ ấy có một cường độ mãnh liệt, nó trở thành một ám ảnh, một sự day dứt, đến mức gây ra những cơn khủng hoảng tinh thần ; ba là nỗi nhớ ấy bắt họ phải thực hiện những hành vi mà người ngoài nhìn vào thì không thể hiểu được,cho rằng họ điên khùng,ngu ngốc, chỉ có họ, hoặc những người “cùng hội cùng thuyền” với họ, là hiểu được.
Truyện “Căn bệnh bí mật của nàng” kể về một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Pháp, sống ở Pháp và nhớ quê hương đến mức. . .phát bệnh tâm thần. Các giáo sư phân tâm học nổi tiếng nhất Châu Âu đều bó tay,
vì họ không biết cái ẩn ức gì trong quá khứ đã ám ảnh bà. Cuối cùng, họ mới hiểu, ám ảnh bà không phải là một “ẩn ức tính dục” như quan niệm của Phân tâm học,mà là vì “Miền nam nước Pháp nhiều ve quá, và sở dĩ tôi mang bệnh có lẽ tại nhạc ve của mùa này, nó gợi nhớ không nguôi, xứ sở của ta”,như lời bà nói ( 9,917 ). Căn bệnh của bà được giải toả hoàn toàn khi bà được chồng đưa đi xem cây chuối độc nhất còn lại ở miền Nam nước Pháp, đi hoà vào cái mùi vị Việt Nam “Ngàn năm chưa dễ đã ai quên” của những rau ngò, rau om, rau răm . . . trong cái ao ra muống của bà Phán Như Ngọc ở Toulon-một phụ nữ Việt cũng đồng bệnh như bà.
Truyện “Con Tám Cù Lần” kể về một bé gái tên là Tám, làm đứa ở cho một gia đình nọ ở thành phố. Một ngày nọ, cô bé bỗng đòi bỏ thành phố về quê, chỉ vì cô nhớ ốc gạo ở quê, nhớ mùa nước nổi, nhớ bếp lửa sau mỗi buổi làm đồng, nhớ những nỗi buồn khi đom đóm đậu nghẹt cành cây lúc chạng vạng tốị . . Không ai hiểu nổi vì sao cô bé lại nhớ những thứ “vớ vẩn” ấy, và lại vì những cái “vớ vẩn” ấy mà bỏ thành phố về quê – bỏ nơi sung sướng về nơi nghèo khổ, bỏ nơi yên lành về nơi chiến tranh. Chỉ có cô chủ nhà là hiểu được Tám. Cô hiểu niềm thương nỗi nhớ của Tám cũng giống như niềm thương nỗi nhớ của cô, thưở cô mới rời làng lên phố .Cô buồn vì các con cô sẽ không bao giờ biết đến cái tình nhớ xứ là gì. Cái nỗi sầu xa xứ ấy thiêng liêng lắm, nói như vị giáo sư trong truyện “Căn bệnh bí mật của nàng” : “Có những mối sầu không nguôi, nhưng người ta sống với những nỗi sầu ấy, nói ra thì nghe hơi mâu thuẫn, chớ quả con người có vui được với những nỗi sầu, những niềm đau mà người ta cất kỹ để vuốt ve cho đến trọn đời” ( 9, 917 )
Truyện “Chiêu hồn nước” kể về cuộc gặp gỡ của một thi sĩ tên Hà và một phụ nữ nọ. Chàng gặp bà lang thang trên phố đêm, ngỡ bà là kỹ nữ me Tây, nhưng cuối cùng chàng mới hiểu ra, bà đang đi tìm một chút linh hồn của quê cha đất tổ trước ngày theo chồng ra đi vĩnh viễn. Cũng như những vẻ hường nhan ngày xưa trên gương mặt của bà đang bừng lên rực rỡ lần cuối như nắng chiều đang hấp hối trước màn đêm, tình yêu của bà đối với quê hương cũng bùng cháy, thổn thức, tha thiết, như thể bà muốn chộp lấy, muốn xiết chặt quê hương trên đôi tay, lần
cuối .“Không thể nào mà anh tưởng tượng nổi sự thèm khát quê hương của một kẻ lìa xứ vĩnh viễn không hy vọng trở về như em. Thèm như thêm một món cá nướng chấm mắm nêm, thèm hương bưởi, thèm tiếng chuông chùa ngân nga vào buổi hoàng hôn, thèm cảnh cấy mạ vào đầu mùa lúa, thèm chết đi được là vào lúc gần Tết, tức là khoảng đầu năm dương lịch. Nhớ Tết như nhớ nhà, nhớ nước, bởi vì tết là sum họp gia đình ( 9, 946 ).
Và nhiều truyện khác . . . !
Những tác phẩm kể trên là những tác phẩm có cột truyện cực kỳ đơn giản. Nó có thể mang hình thức một bức thư hoặc chỉ là một cuộc gặp gỡ, vừa đủ tạo nên một nguyên cớ cho nhân vật bộc bạch thế giới tâm hồn của mình, thổ lộ nỗi nhớ nồng nàn của mình. Phụ nữ lấy chồng xa xứ thì nhớ rau muống, rau ngò, rau răm . . .thèm cá nướng chấm mắm nêm, thèm được cấy mạ vào những đầu mùa lúa . . .Trẻ em nghèo phải lên thành thị kiếm sống thì nhớ ốc gạo vào mỗi mùa nước nổi, nhớ bếp lửa, củ khoai, mùi rơm, đom đóm . . .Người thị dân mới rời làng chưa lâu thì ghê sợ cái lạnh tanh của nhà bếp thành thị, nhớ cái ấm cúng của nhà bếp khi xưa, nhớ những ngọn lửa xanh của củi bắp phơi khô, tiếng nổ tanh tách như than Cà Mau của vỏ măng cụt, cái mùi gió bấc của củi nhánh sao chết rụng bên đường . . .Người nông dân thoát ly nông nghiệp thì nhớ mùi của đất, nhất là đất mới xới, “nhớ như đào hát thèm và nhớ sân khấu,
vũ nữ thèm và nhớ đèn màu“ ( 9, 981 ).Dân thương hồ quanh năm sông
nước thì nhớ làng, nhớ xóm . . . và đau xót cho con cháu mình qua tuổi ấu thơ mà không biết bắt dế thì như . . . mất đi phân nửa con ngườị Những người dân phải lang bạt khắp nơi vì làng tiêu thổ trong kháng chiến thì thương yêu đến cả những con người xa lạ nhất với mình ở nơi làng cũ. Những cô gái vì thời cuộc xô đẩy phải đi là me Tây me Mỹ, thì ăn bánh xèo với nước mắm chanh ớt để trả thù thịt đóng hộp, mở radio hét thật to để trả thù những âm thanh thì thầm của nhạc đài, ở với Mỹ mà không sao chịu nổi nhạc Jazz và tiếng Anh thì chỉ thuộc có 4 từ : yes, no, dollar và ok . . . Trong tư tưởng nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc, nỗi nhớ ấy không đơn giản là một biểu hiện tâm lý thường tình, ngược lại, nó có một ý nghĩa lớn lao : hiện thân cho giá trị con người. Truyện “Hương hành kho” (tập
Tập, người Việt, nhưng sinh trưởng, lớn lên và học tập tại Ba Lê ( Paris ) và chàng Côn, người Xiêm, nhưng sinh ra và lớn lên tại Việt Nam - với cô Thuý, ái nữ của ông bà Vĩnh Xương. Cuối cùng, chàng Côn, một người dị tộc lại là người chiến thắng. Chỉ vì, chàng Tập tuy là người Việt nhưng là kẻ đã bị bứng ra khỏi cội nguồn, nhìn thấy cái mái cong của một ngôi chùa, chàng thấy nó “cong quớt một cách kỳ dị”. Còn chàng Tập, tuy là người Xiêm nhưng chàng lại thấm đẫm tâm hồn Việt Nam :
“Những sợi khói trắng mỏng, tiếng chuông chùa và nhứt là mùi hành kho, ba thứ ấy xuất hiện cùng một lúc gợi cho cháu nhớ thời thơ ấu của cháu quá. Thời ấy, sau nhà dưỡng phụ của cháu cũng là một xóm nghèo, ở dưới trũng, với ngôi chùa danh tiếng là chùa Hội Khanh …” ( 9, 1002 )
Thế là, ông Vĩnh Xương kết luận : “chính cái thằng Xiêm ấy mới là Việt Nam”. Anh ấy “có một quê hương nhỏ để mà thương mà nhớ “ và anh sẽ thuơng yêu cái quê hương lớn bao bọc quê hương nhỏ thân yêu của mình. Còn anh Tập, anh chỉ có thể yêu nước Việt Nam như sách vở nói, chứ anh không thể yêu bằng tấm lòng.
Không phải ngẫu nhiên mà tư tưởng ấy được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong các truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc, mà không chỉ là truyện ngắn, và không chỉ ở những tác phẩm ông thổ lộ trực tiếp những suy tư về đất nước, văn hoá, về mối quan hệ giữa con người và dân tộc,
nó xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, ở cả trong những tác phẩm viết về đề tài tình yêu đôi lứa . . . Dường như, khi đứng trước một con người, ông luôn tự hỏi : con người ấy có hay không một “cuống rún chưa lìa” với quê cha đất tổ. Ông thương nhân vật nào, nhân vật ấy chìm trong ca dao, đồng nội, mái tranh, mùi đất… ; ông không thương nhân vật nào, nhân vật ấy… sinh ra tại Paris, lớn lên tại Mỹ và chỉ rung cảm khi nghe nhạc Jazz.
Dĩ nhiên, ông vẫn tôn trọng những người Châu Âu biết rung cảm khi nghe nhạc Sôpanh, khi đọc Ily át và Ôđi xê ; nhưng nếu anh ta là người Việt Nam, anh ta xúc động trước văn hoá Châu Âu, tốt thôi, nhưng đồng thời nếu anh ta hoàn toàn dửng dưng khi nghe ai ngâm :
“Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách
anh ta sẽ chỉ là một đứa con hoang, một kẻ “vô loài” .( 9, 1051 )
Cho nên,chúng tội xin nhắc lại,với Bình Nguyên Lộc,nỗi nhớ ấy không chỉ đơn giản là nỗi nhớ,nó là nhân cách ,là giá trị,là ý nghĩa tối thượng của đời ngườịNói như Đỗ Trung Quân, “Quê hương nếu ai không
nhớ.Sẽ không lớn nổi thành người” ( Quê hương ).Không những thế,nỗi
nhớ ấy còn là… tương lai của dân tộc Việt Nam.Nói như một cụ ông trong truyện “Phân nửa con người” thì “ Đất nước chỉ tồn tại nhờ những kẻ nhớ thương nó,bám níu vào nó mà thôi ” ( 9, 998 ) .Trong truyện “Căn bệnh bí