Bổ sung công cụ phân tích hòa vốn vào phân tích hiệu quả dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án tại EVN (Trang 62 - 64)

II. HOÀN THIỆN CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

2. Bổ sung công cụ phân tích hòa vốn vào phân tích hiệu quả dự án.

Công cụ phân tích hòa vốn thật sự có ý nghĩa khi mà sản lượng bán ra và sản lượng sản xuất là bằng nhau tức là không có sự tồn kho. Do vậy, công cụ này rất

phù hợp với sản phẩm của ngành điện bởi vì là “điện năng” là hàng hóa đặc biệt – cung sản xuất ra bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu, không có dự trữ.

™Sản lượng điện năng hoà vốn.

v p FC BEPq − = , Trong đó:

BEPq – Sản lượng điện năng hoà vốn, hiện vật.

FC – Tổng định phí hàng năm của dự án, giá trị (là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi) bao gồm Chi phí khấu hao, chi vận hành, chi phí quản lý, …

p – Giá bán điện /1KWh, giá trị.

v – Biến phí cho một đơn vị sản phẩm, giá trị. Áp dụng tính toán dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La

BEPq = 2,5 tỷ kWh. Tức là nếu cung cấp từ 2,5 tỷ kWh trở lên hàng năm thì dự án thủy điện Sơn la sẽ có lãi.

™ Công suất hay mức hoạt động hoà vốn.

QBEP BEP

BEPp = q , Trong đó:

BEPp – Công suất hay mức hoạt động hoà vốn của dự án, tính bằng % công suất thiết kế (100%).

BEPq = 26%. Tức là chỉ cần công suất vận hành của nhà máy đat từ 26% trở lên thì dự án thủy điện Sơn la sẽ có lãi.

Thông qua, sử dụng hai công cụ trên vào phân tích hiệu quả dự án, nó giúp cho EVN biết được độ an toàn của dự án, biết được mức hoạt động công suất như thế nào trở lên thì dự án có lãi từ đó có sự chuẩn bị nguồn lực, con người để vận hành.

Theo quyết định số 26/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực Việt Nam, qua đó thị trường điện lực Việt Nam sẽ hình thành và phát triển qua 3 cấp độ: trong đó cấp 1 (2005-2014) sẽ hình thành thị trường phát điện cạnh tranh. Trong giai đoạn này các đơn vị phát điện tức là các nhà máy điện độc lập tách khỏi EVN sẽ tự do cạnh tranh trong khâu phát điện và sẽ bán điện cho

EVN, tức là khi đó sẽ có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường phát điện, không còn duy nhất các nhà máy điện trực thuộc EVN cung cấp điện, cơ chế độc quyền trong phát điện bị xóa bỏ.

Trước thách thức trên, nếu EVN sử dụng công cụ phân tích hòa vốn nó sẽ giúp cho EVN nắm bắt được khả năng sinh lới tiềm năng từng dự án, phân tích cơ cấu chi phí từng dự án, từ đó có kế hoạch cắt giảm chi phí nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Ngược lại, nếu không sử dụng công cụ phân tích hòa vốn thì chủ đầu tư sẽ không thể biết được phải hoạt động ở mức công suất nào là tối ưu nhất, không biết cần phải cắt giảm các khoản mục chi phí nào để giá thành sản xuất là thấp nhất…

Ngoài ra, chúng ta biết rằng, khi tự do cạnh tranh trong phát điện thì rất có thể có doanh nghiệp, tập đoàn năng lượng nước ngoài tham gia thị trường, mà họ thì đã rất có kinh nghiệm trong quản lý tài chính, quản lý chi phí. Do vậy việc vận công các công cụ tài chính hiện đại vào phân tích hiệu quả tài chính dự án là yêu cầu khách quan phải thực hiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án tại EVN (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)